Bí thư Thăng thực sự muốn nói gì?
·
27 tháng 8 2016. BBC.
Quan điểm này được ông Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị phát biểu khi ông tới thăm và làm việc ở Khu chế xuất Tân Thuận hôm 23/8/2016, trong đó ông đượctruyền thông Việt Nam trích thuật nói:
Image copyrightTHANHNIEN.VNImage caption
Các cuộc đình công đều có thủ lĩnh. Vì sao công nhân lại coi những
người công nhân không phải là cán bộ công đoàn là những thủ lĩnh các cuộc đình
công mà không coi cán bộ công đoàn là thủ lĩnh? Chúng ta phải suy nghĩ về việc
nàyBí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng
Bình
luận về quan điểm này của Bí thư Thăng, hôm thứ Bảy, một nhà quan sát từ Sài Gòn
nói với BBC:
"Trên
mạng xã hội người ta bàn tán về câu đó, có người thậm chí khá là lạc quan cho
rằng ông Đinh La Thăng muốn đổi mới hay là ông Đinh La Thăng muốn chấp nhận
công đoàn độc lập. Nhưng tôi cho rằng đó là một cái nhìn khá lạc quan, quá hy vọng
vào ông Đinh La Thăng.
"Có
lẽ ông Đinh La Thăng chỉ trách tổ chức công đoàn của nhà nước như hiện nay
không làm được nhiều việc.
"Và
điều đó chỉ có nghĩa ông muốn công đoàn đứng ra làm được nhiều việc hơn để cho
công nhân không phải tự đình công và không phải nhờ đến những tổ chức mà hiện
nay nhà nước không công nhận, nhưng có những tổ chức xã hội làm những việc giúp
công nhân," nhà quan sát không muốn tiết lộ danh tính nói với BBC hôm
27/8.
Vẫn
theo truyền thông Việt Nam, ông Đinh La Thăng còn đề cập đến vấn đề ai đang là
'thủ lĩnh' của công nhân liên quan tới vai trò của công đoàn, ông được trích
thuật nói:
"Các
cuộc đình công đều có thủ lĩnh. Vì sao công nhân lại coi những người công nhân
không phải là cán bộ công đoàn là những thủ lĩnh các cuộc đình công mà không
coi cán bộ công đoàn là thủ lĩnh? Chúng ta phải suy nghĩ về việc này."
Đảng và giai cấp công nhân
Image copyrightREUTERSImage caption
Hôm
thứ Bảy, từ Canada, luật sư Vũ Đức Khanh, một nhà hoạt động và quan sát chính
trị, xã hội Việt Nam đưa ra bình luận về các phát biểu của Bí thư Thành ủy Đinh
La Thăng, ông nói:
"Dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thì Đảng Cộng sản Việt Nam là nhà nước
và đảng bảo vệ cho giai cấp công nhân, thì nó có một sự rất phức tạp trong vấn
đề này.
Tôi không thấy là đảng bảo vệ cho giai cấp công nhân gì hết, mà ba
mươi năm qua với tiến trình đổi mới, thì quyền lợi của giai cấp công nhân và
quyền lợi của chính quyền cộng với quyền lợi của giới chủ, trong và ngoài nước,
tức là giới tư bản, giới chủ, có những xung đột, bất đồng rất nhiềuLuật sư Vũ
Đức Khanh
"Tôi
không thấy là đảng bảo vệ cho giai cấp công nhân gì hết, mà ba mươi năm qua với
tiến trình đổi mới, thì quyền lợi của giai cấp công nhân và quyền lợi của chính
quyền cộng với quyền lợi của giới chủ, trong và ngoài nước, tức là giới tư bản,
giới chủ, có những xung đột, bất đồng rất nhiều."
Cũng
hôm 27/8, khi được hỏi về tương lai của các tổ chức công đoàn độc lập Việt Nam
và phản ứng của giới công đoàn hiện chưa được nhà nước Việt Nam chấp nhận này
trước phát biểu của ông Đinh La Thăng, nhà quan sát từ Sài Gòn nêu quan điểm:
"Tôi
nghĩ rằng TPP (Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương) sẽ là cơ hội cho công
đoàn độc lập, tuy nhiên hiện nay mọi người cũng nghĩ rằng TPP không phải là dễ
dàng và vì thế nếu không có TPP thì công đoàn độc lập vẫn là ngừng.
"Tức
là trong tình hình hiện nay, tất cả các quyền vẫn nằm trong tay Đảng Cộng sản
và tôi không thấy có dấu hiệu là Đảng Cộng sản có ý định nhường bất cứ lãnh vực
gì cho người ngoài đảng. Cho nên không có TPP thì đừng nói chuyện công đoàn độc
lập.
"Trong
một thời gian mà tôi mường tượng được, xa vài chục năm thì tôi không biết,
nhưng trong vòng 5 năm thì tôi không nghĩ (là có công đoàn độc lập).
"Còn
nếu có TPP, đó là một điều kiện, thì công đoàn độc lập sẽ có thể ra đời được,
tuy nhiên ngay cả công đoàn độc lập đó nó có thực sự 'độc lập' hay không cũng
là một dấu hỏi," nhà quan sát từ Sài Gòn nói thêm với BBC.