Trang

Thứ Ba, 16 tháng 8, 2016

2009. TÒA ÁN CỘNG SẢN... HẾT NÓI.

9600. TƯỜNG THUẬT MỘT NGÀY LÀM VIỆC TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN – THEO YÊU CẦU CỦA MỘT SỐ BẠN BÈ TRONG CỘNG ĐỒNG FACEBOOK

Posted by adminbasam on 16/08/2016
Các bạn thân mến!
Trong hơn 2 chục năm hành nghề, tham gia tranh tụng ngoài pháp đình hàng trăm vụ án rất nóng với nhiều cảnh sát cơ động trang bị áo chống đạn hay chó bec giê, chưa bao giờ tôi phải trực tiếp can thiệp cho người dân vào dự phiên tòa và thấy bất bình với việc vi phạm luật tố tụng hình sự, vi phạm hiến pháp, vi phạm công ước quốc tế về quyền con người diễn ra một cách trắng trợn tại trụ sở TAND tỉnh Nghệ An vào ngày hôm qua.


LS Nguyễn Thị Minh Châu. Nguồn: FB của tác giả.
LS Nguyễn Thị Minh Châu. Nguồn: FB của tác giả.
Tình tiết vụ án truy tố Đặng Thị Thuấn, phạm tội “Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” như thế nào thì các bạn đọc status của tôi đăng ngày 13/8/2016 đã có sơ lược rồi. Nhưng cũng cần phải nói thêm để mọi người hiểu nguyên nhân sâu xa của dẫn đến sự kiện vì sao toà ánh tính Nghệ An có hành động kỳ quặc là khóa cổng toà không cho nhân dân vào tham dự phiên tòa.
Trong vụ án, tôi tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền lợi cho phía bị hại – nạn nhân Phan Văn Tuấn, anh Tuấn đã chết, vợ anh là chị Hồ Thị Huyền là người đại diện, bà Nguyễn Thị Bình – mẹ anh Tuấn cùng 4 đứa trẻ mồ côi từ 1-10 tuổi là người có quyền lợi liên quan trong vụ án.
Sáng 15/8/2016 tôi đến tòa thấy cổng bị khóa, rất nhiều công an đứng chắn trước cồng, bên ngoài bà con nhân dân đi xe máy đến rất đông nhưng không ai được vào. Họ có nhờ tôi nói với cảnh sát cho họ vào xem xét xử. Tôi có gặp chỉ huy để phản ánh ý kiến bà con thì anh này nói:
– Dì ơi! Có lệnh của Tòa không cho ai vào hết chúng con phải tuân lệnh thôi! Dì thông cảm.
Tôi nghiêm mặt nói:
– Lệnh nào của chánh án? Anh đưa tôi coi? Nếu có lệnh bằng giấy thì đưa đây để tôi xử lý, còn lệnh bằng mồm thì để tôi lên gặp phản ảnh chánh án! Làm thế là vi phạm pháp luật.
Rồi anh ta cười giả lả nói:
– Là con nói vậy, chứ để ổn định trật tự phiên tòa thì trước tiên ai có giấy tòa án thì anh em giải quyết cho vào điểm danh đã, khi nào tòa bắt đầu thì anh em sẽ mở cổng để bà con vào, không ai ngăn cản đâu.
Tin lời anh ta tôi vào tòa làm việc, trước khi vào tôi quay ra dặn kỹ người dân: ai muốn vào dự phiên tòa phải đủ 16 tuổi trở lên, ăn mặc chỉnh tề, mang chứng minh nhân dân để xuất trình. Không được mang theo vũ khí, thái độ ôn hòa. Những người này có quyền vào không ai được cản trở.
Lúc khai mạc phiên tòa, nhìn xuống phòng xử tôi thấy có một khoảng lớn chỗ ngồi là lực lượng cảnh sát tư pháp mặt trang phục ngồi dự tòa, phần còn lại những người mặc thường phục tôi nghĩ là bà con đã được vào xem xử.
Quá trình thẩm vấn trôi qua, sự thật đã bộc lộ bị cáo Thuấn khai báo quanh co mâu thuẫn với các chứng cứ có trong hồ sơ. việc bị cáo không chứng minh được lời khai của bị cáo trước đây lý do nào bị cáo lái xe đi vòng thay vì đi thẳng đã hé mở thủ đoạn che đậy hành vi vượt đèn đỏ của bị cáo. Thực chất bị cáo đi thẳng, vượt đèn đỏ đâm trực diện xe nạn nhân thì bị cáo khai bị cáo đi đường vòng xa hơn nhiều cây số đến ngã tư còn đèn xanh bị cáo rẽ phải gây tai nạn. Điều này đã bộc lộ Trung tá Phan Ngọc Thanh – Phó công an huyện Hưng Nguyên phạm tội ra quyết định trái pháp luật, trả chiếc xe gây tai nạn cho ông chủ mỏ nhằm phi tang vật chứng và trốn tránh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho mẹ góa con côi.
Lời khai bị cáo về việc có có động tác lấy máu giám định nồng độ cồn của lái xe mà trong hồ sơ không có tài liệu nào hé mở hành vi phạm tội làm sai lệch hồ sơ vụ án của điều tra viên và kiểm sát viên thông qua việc thêm bớt hồ sơ tài liệu vụ án.
Nếu đúng thế thì ít nhất trong vụ án này các nhân vật liên quan gồm: Trung tá Phan Ngọc Thanh – Phó công an huyện Hưng Nguyên; các điều tra viên Trần Văn Phú, Nguyễn Hải Anh – cơ quan CSĐT công an huyện Hưng Nguyên; các kiểm sát viên Đinh Công Thành, Nguyễn Thị Quỳnh Nga – VKSND huyện Huyện Hưng Nguyên là những cá nhân có những hành vi đủ yếu tố cấu thành các tội “Xâm phạm hoạt đông tư pháp” bao gồm: – Tội “Ra quyết định trái pháp luật” theo Điều 296 Bộ luật hình sự. – Tội “Làm sai lệch hồ sơ vụ án” theo Điều 300 Bộ luật hình sự.
Đây chính là nguyên nhân ra đời của Bản kiến nghị của bà con nhân dân yêu cầu khởi tố những cá nhân với những tội nêu trên có 765 chữ ký của người dân huyện Hưng Nguyên.
Phần thẩm vấn, một mặt để làm rõ những dấu hiệu phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp của các cá nhân trên, một mặt để kiểm chứng số người dân được vào tham dự phiên tòa, được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa, tôi có hỏi người tham dự phiên tòa xem những ai đã ký bản kiến nghị thì giơ tay, tôi đếm được chục cánh tay.
Kết thúc phần thẩm vấn tòa tạm nghỉ trưa tôi ra về đến cổng thì nhiều người xúm lại hỏi theo tiếng địa phương: Răng chúng tôi không được tòa cho vào dự hè? Hóa ra họ chỉ cho 10 người vào dự rồi khóa cổng luôn. Tôi bận ở trong nên không biết gì, chỉ thấy phòng xử kín người nên yên tâm bà con đã được vào đủ.
Buổi chiều, tôi đến dự thì tòa khóa chặt cổng không cho ai vào, tôi vào trước chuẩn bị hồ sơ cho phần tranh luận. Đợi mãi không thấy bị hại vào, trong khi cảnh sát lại ngồi chiếm chỗ rât đông ghế phòng xử, tôi có ý kiến thì mới xảy ra câu chuyện tôi bị đe dọa như status chiều qua đã đăng.
Đợi lâu không thấy bị hại vào, tòa vẫn tiến hành xét xử. Vào phần tranh luận, Kiểm sát viên phát biểu phần luận tội và kết luận vụ án thừa nhận có nhiều vi phạm tố tụng ở cấp sơ thẩm nên chưa làm rõ nhiều tình tiết của vụ án mà cấp phúc thẩm không thể khắc phục được nên đề nghị tòa hủy toàn bộ bản án sơ thẩm, trả hồ sơ về điều tra bổ sung.
Đến phần tranh luận của luật sư, thân chủ vẫn vắng mặt tôi có gọi điện thì bị hại, chị Hồ Thị Huyền nói:
– Cô ơi! Họ chỉ cho bà với mẹ con con vô thôi, còn không cho thêm bất cứ ai vô nữa nên con quyết đợi cùng bà con ngoài này, khi nào bà con được vô hết thì con mới vô, còn không thì chúng con kéo nhau lên ủy ban tỉnh, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đang ở đó.
Tôi báo cáo chủ tọa phiên tòa can thiệp, chủ tọa nói:
– Tòa đâu có cấm bà con vào dự, án xử công khai bà con cứ tự do vào tham dự.
Nói vậy mà cổng tòa thì khóa chặt với một đội quân cảnh sát cơ động đứng canh ngoài cổng. Tòa nói lạ thật! Tôi bèn phản ứng:
-Thưa Tòa, theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự thì chủ tọa phiên tòa có quyền điều khiển phiên tòa, trong đó có quyền ra lệnh cho lực lượng cảnh sát tư pháp làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa mở cổng cho nhân dân vào dự. Đặc biệt là án giao thông là một loại án đang gia tăng trên địa bàn cả nước, gây nhức nhối trong nhân dân, lẽ ra loại án này phải được xử lưu động để gây tác động không chỉ trừng trị, răn đe, ngăn ngừa tội phạm mà còn có ý nghĩa tuyên truyền giáo dục người dân có ý thực nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông khi tham gia giao thông, giảm thiểu tai nạn gây thiệt hại về người và của. Tại sao phiên tòa này lại cản trở công dân tham gia phiên tòa? Đây có phải là loại xử kín đâu? đề nghị chủ tọa phiên tòa phát huy quyền của mình được pháp luật giao phó, ra lệnh cho lực lượng cảnh sát tư pháp mở cổng cho nhân dân vào. Chỗ ngồi trong phòng xử còn nhiều, các chiến sỹ còn đang ngồi chiếm chỗ của dân. Thiếu chỗ thì bắc loa ra sân tòa cho bà con được nghe xử.
Bà ta im lặng. Tôi nói tiếp: thân chủ của tôi là mẹ con chị Huyền tuyên bố nếu tòa không can thiệp cho bà con vào dự phiên tòa chiều nay thì chị cũng sẽ không vào,. Và như thế tôi cũng sẽ ra về (thực chất trước đó tôi đã gửi tòa bản luận cứ với 15 trang giấy có đầy đủ quan điểm của mình rồi). Tôi tuyên bố lý do việc ra về này của tôi là tôi phản đối phiên tòa vi phạm nghiêm trọng tố tụng, vi phạm hiến pháp, vi phạm quyền con người, cản trở quyền tham dự phiên tòa của công dân.
Chủ tọa thản nhiên nói:
– Từ chối tham gia tranh tụng là việc của luật sư cùng bị hại, tòa không quan tâm và vẫn tiến hành xét xử bình thường.
Và tôi bỏ về. Ra đến cổng tòa mới biết có 2 cậu thanh niên đi theo bảo vệ tôi, cậu ta nói người mặc áo thường dân ngồi phiên tòa chiều nay có thể là người của công an hay của chủ xe gây tai nạn – tức ông chủ mỏ chứ không phải bà con huyện Hưng Nguyên. Ngồi trà trộn ở đó, nghe đám người lạ mặt đó nói chuyện mới thấy phải bảo vệ luật sư về nhà an toàn là rất cần thiết. Tôi không sợ vì kinh nghiệm của mình tôi đã đăng status lênh facebook và bảo vệ tài liệu của mình rồi thì chắc chắn không kẻ nào dám động vào tôi nữa. Nhưng mọi người nói nguy hiểm lắm nên ở lại, nhưng vì tôi có hẹn làm việc chiều nay với một số người nên nhất quyết phải về trong đêm. 
Bà con huy động một chiếc xe con, chở tôi đi ăn uống tắm rửa, họ đưa cho tôi một bộ quần áo mặc nhà đã cũ bảo tôi mặc vào, cặp tài liệu, máy tình, quần áo cho hết vào bao tải dứa, trong vai một osin về Hà Nội tìm việc. Đến 22 giờ đêm đón xe ở Quỳnh Lưu, 3 giờ sáng mới về đến nhà.
Câu hỏi của tôi ở đây là tòa sợ gì mà không cho dân vào dự? Phải chăng vụ án này có nhiều uẩn khúc nên Tòa không muốn người dân được chứng kiến nên phải bất chấp pháp luật, cản trở công dân đến tham dự phiên tòa công khai?
Sau khi đăng status lên con gái tôi quá lo lắng đến mất ngủ, bạn bè các nơi nhắn tin gọi điện hỏi thăm, động viên rất nhiều. Suốt thời gian đi đường, vì tôn trọng người trên xe đang ngủ tôi không mở máy. Về đến nhà mới biết quá nhiều người đang lo lắng vì mình, tôi vô cùng cảm động và xin chân thành cảm ơn mọi người. Tôi đăng thông báo mình đã về đến nhà để mọi người yên tâm và để máy còn trả lời những ai quan tâm.
Viết những status này mục đích của tôi là tố cáo những hành vi sai trái của một số kẻ vì tiền, nhân danh công quyền, áp bức người dân nghèo yếu thế đặc biệt là trường hợp mẹ góa con côi như bà cháu, mẹ con bà Bình, chị Huyền với mong muốn một xã hội tốt hơn, nhờ sự ủng hộ nhiệt tình của người thân, bạn bè và cộng đồng facebook những ai yêu chuông công lý. Ủng hộ gia đình họ, những đau thương mất mát khi anh Tuấn ra đi đột ngột còn đang nhức nhối thì nỗi lo cơm áo gạo tiền nuôi dậy bầy con thơ côi cút đang là gánh nặng, giờ còn thêm gánh nặng do một bản án bất công với sự phân biệt đối xử giữa kẻ có tiền và người yếu thế mà họ đang là những nạn nhân khốn khổ.
Bản thân tôi xin nói đùa với các bạn cho vui, tuổi đã gần 6 chục, chồng con không có, chó mèo không nuôi. Có sao thì tôi cũng chẳng sợ, vì thế mới bình tâm dấn thân vào chỗ nguy hiểm. Để tiết kiệm tiền cho thân chủ, và tiết kiệm thời gian cho mình tôi đi ô tô khách và di chuyển suốt đêm đến sáng ra nghỉ ngơi một chút rồi bắt tay vào việc rồi chiều đến lại bắt chuyến xe đêm sáng ra về nhà. Cứ thế tôi đi Huế, Điện biên, Lào cai, Yên Bái, Móng Cái, Quảng Ninh… hầu hết các tỉnh miền trung và phía Bắc. Ơn trời cho mình sức khỏe để làm việc là tôi vui rồi.

Một lần nữa xin chân thành cám ơn SỰ QUAN TÂM CHIA SẺ của tất cả mọi người.

9584. Nghệ An: LUẬT SƯ ĐANG TRONG TÌNH TRẠNG BỊ ĐE DOẠ NGUY HIỂM!

Posted by adminbasam on 15/08/2016
15-8-2016
LS Ngọc Minh Châu
Tác giả Ngọc Minh Châu
Tôi đang tham gia phiên toà xét xử công khai vụ án Đặng Thị Thuấn vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ tại toà án nhân dân tỉnh Nghệ An. Án xử công khai nhưng cổng toà bị khoá, một xe cam nhông CSCĐ đứng chắn cổng toà không cho bất cứ người dân nào vào phòng xử án.
Đến giờ xử án Cảnh sát ngồi chật phòng xử. Tôi có ý kiến đề nghị đứng lên trả chỗ cho dân vào dự phiên toà. Nhưng mấy cậu công an trẻ hơn cả con tôi đã chỉ tay vào mặt tôi quát là “Luật sư nói láo, luật sư không có quyền !”.
Toà chưa khai mạc, tôi đứng lên tuyên bố chụp ảnh những cảnh sát ngồi tranh chỗ dân trong phòng xử để gửi chánh án và bộ trưởng bộ công an.
Một tên côn đồ mặc áo thường dân sừng sộ đe đập máy của tôi. Tôi bỏ về vì toà vi phạm Hiến pháp khoá cổng toà không cho dân dự phiên toà.
Ra khỏi cổng toà có 2 thanh niên theo sát bảo vệ tôi vì cậu này có nói là cậu ta chứng kiến công an bàn nhau định bố trí cho 2 nữ cảnh sát khống chế cướp điện thoại của tôi nhằm phá hủy các bằng chứng mà tôi đã lưu trong máy. Và có rất nhiều lời xúc phạm đe dọa tôi từ phía những kẻ lạ mặt này. Con tôi đang rất lo lắng về sự an toàn của tôi.
Hiện nay tôi đang một mình trên đường về Hà Nội. Tôi đưa sự kiện này lên đây để báo cáo bà con được biết. Để rồi xem họ sẽ làm gì cái bà luật sư già này đây ?