Trang

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2016

1982. THỘP CỔ TÊN CÔNG AN CƯỚP CẠN.

CHUYỆN KHÓ TIN MÀ CÓ THẬT.
Ông Trần Ngọc Sương ở Gò Công  là Chánh Trị Sự Đạo Cao Đài lập năm 1926. Ông cũng là tham dự viên của Bàn Tròn Đa Tôn Giáo Việt Nam. Ông Sương được Bàn Tròn cử đi tham dự Hội Nghị Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin Đông Nam Á lần 2 và Diễn Đàn Người Dân ASEAN tổ chức tại thủ đô Dili của Đông Timor từ ngày 01/08/2016 đến ngày 05/08/2016.


ảnh 01: Ông Sương phát biểu tại Hội Nghị Đông Timor.
08 giờ 30 phút ngày 08/08/2016 ông về đến cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TP HCM). Viên chức hải quan thứ nhất mặc sắc phục nhưng không đeo bảng giử passport và yêu cầu ông chờ làm việc.
Khoản 10 phút sau viên chức hải quan thứ hai đeo bảng tên Phạm Minh Trung tới lấy passport và yêu cầu ông Sương đến văn phòng làm việc. Khi đến phòng làm việc trên lầu ông Trung giới thiệu hai công an bộ (mặc thường phục, không đeo bảng tên) làm việc với ông Sương. Ông Sương cho biết ông rất mệt nên cần nghĩ ngơi sau chuyến đi,  yêu cầu công an cho biết tên và nội dung làm việc.
Hai công an báo tên Khương và Bền thuộc bộ công an; nội dung là việc ông Sương đi dự Hội Nghị Đông Timor; nhưng trong tình thân mật của người Việt Nam với nhau nên không mặc sắc phục (SIC ..SIC).
Đầu tiên họ yêu cầu ông Sương lấy điện thoại ra để trên bàn không được sử dụng điện thoại khi làm việc. Hành lý để qua một bên xa chổ ngồi (sợ bị ghi âm). Thời gian nầy đồng đạo đến đón ông Sương điện thoại liên tục nhưng công an không cho ông Sương nghe máy.
Công an Khương điều tra và công an Bền ghi biên bản. Họ hỏi về các nhóm vấn đề:
a/- Cách thức đi? Đi cùng với ai? Đi từ đâu tới đâu? Thời gian? Phương tiện gì?
b/- Ai tổ chức Hội nghị? Do đâu mà được mời? Đến đó gặp những ai? Phát biểu những gì? Mang tài liệu gì về Việt Nam?
c/- Anh biết ông Nguyễn Đình Thắng Giám đốc BPSOS không? Do đâu mà biết? Biết ông Thắng như thế nào không?  
Riêng về ông Nguyễn Đình Thắng công an Tây Ninh và công an Tiền Giang đã phối hợp nhau đến nhà ông Sương làm việc ngày 13/05/2016.

Ảnh 02: Ông Sương chụp ảnh lưu niệm với ông Nguyễn Đình Thắng (bìa trái) tại Đông Timor.
Họ câu lưu ông Sương để điều tra khoản 02 giờ thì công an Bền đọc biên bản và yêu cầu ông Sương ký tên. Ông Sương yêu cầu có bản cho ông xem trước và lưu rồi mới ký. Họ từ chối cấp bản lưu và ông Sương nhứt định không ký biên bản. Sau cùng họ đuối lý đành chịu.
Ông Trung bước vào báo là passport của ông Sương đã thị thực xong và đã giao cho hai công an bộ trả lại ông Sương. Ông Sương yêu cầu hai công an trả lại passport họ làm thinh và chuồn xuống tầng trệt. Ông Sương nói lớn Ông Trung lấy passport của Tôi giờ tôi yêu cầu ông Trung phải trả lại còn nếu tịch thu phải có biên bản. Ông Trung yêu cầu ông Sương xuống tầng trệt gặp công an Khương lấy. Ông Sương xuống tầng trệt thì hai công an Khương và Bền đã trốn mất.
Ông Sương quay lên lầu kiếm ông Trung thì ông Trung cũng đã trốn. Các nhân viên khác bảo không có liên quan và yêu cầu ông Sương rời khỏi văn phòng cho họ làm việc.
Ông Sương điện thoại cho đồng đạo bên ngoài vào giúp đở. Ông Trần Quốc Tiến (Rạch Ông-Sài Gòn) đi vào và hỏi sự việc. Hai người cùng tìm ông Khương. Trời bất dung gian đảng nên ông Sương thoáng thấy ông Khương liền chỉ cho ông Tiến (vốn là cảm tình viên của đội bóng NO-U) nên chạy rất nhanh. Ông Tiến chạy theo kịp nên thộp cổ công an Khương và yêu cầu phải trả lại passport. Sự việc xảy ra nơi công cộng nên nhiều người hỏi bắt được thằng móc túi phải không? Ăn mặc như thế mà đi móc túi... Ông Khương đang chối thì ông Sương chạy đến khóa họng công an Khương; ông nói rõ đây là công an của bộ tên Khương dàn cảnh với ông Trung hải quan để cướp passport... công an Khương bị thộp cổ và khóa họng giữa nơi thập mục sở thị nên không chịu nổi búa rìu của quần chúng phải chấp nhận trở lại văn phòng để giải quyết. Yêu cầu hai người buông tay, buông áo ra.
Ông Sương và Tiến kè công an Khương trở lại văn phòng; nhiều người thấy vậy đi theo ủng hộ không cho tay cướp cạn nầy chạy thoát được. Đến cửa văn phòng công an Khương dở quẻ ra dấu cho bảo vệ chặn ông Sương và ông Tiến lại ông Khương lập tức chuồn vào trong. Ông Sương la lớn chúng tôi đã bắt được công an Khương là người thông đồng với ông Trung hải quan để cướp passport của Tôi, giờ mấy anh để cho ông Khương trốn mất. Các anh làm việc như vậy thử hỏi còn ai tin vào các anh. Luật pháp đâu cho phép các anh thông đồng nhau cướp passport của tôi... mấy anh phải chịu trách nhiệm về việc nầy.
Số người đi ủng hộ bắt cướp cũng lên tiếng yêu cầu phải đem tên ăn cướp ra... do vậy hai bảo vệ yêu cầu mọi người yên lặng và mời ông Sương nói rõ sự việc. Ông Sương kể lại toàn bộ sự việc; một trong hai bảo vệ mới điện thoại liên lạc với cấp trên... Sau đó đề nghị mọi người vui lòng chờ đợi cấp trên giải quyết; không ồn ào làm mất thể diện quốc gia vì đây là sân bay quốc tế, có nhiều khách ngoại quốc.
Khoản 30 phút sau hai công an mặc sắc phục đến. Bảo vệ yêu cầu ông Sương  đi theo hai công an đó lên lầu giải quyết.
Tại nơi đã câu lưu ông Sương; hai công an mặc sắc phục làm việc với các viên chức khoản 07 phút đồng hồ thì tên công an cướp cạn Khương đem passport ra trả lại cho ông Sương.

Ảnh 03: Đồng đạo từ xa đến đón ông Sương.
Từ trái qua phải ông Nguyễn Văn Lực “Thủ Thừa”; ông Đặng Văn Mười Một “Long An”, ông Sương đứng giữa, Cụ Phan Văn Khoái 95 tuổi lặn lội từ Long An lên; bìa phải phải ông Trần Quốc Tiến “Sài Gòn” người thộp cổ tên cướp.
Việc thộp cổ tên công an Khương thông đồng với ông hải quan Phạm Minh Trung để cướp passport của ông Sương cho thấy sự lộng hành của các viên chức. Họ lộng hành như thế mà vẫn không bị trừng phạt chứng tỏ sự bất chánh của thượng tầng.
Thượng bất chánh, hạ tắc loạn.

Một chế độ đã thối nát đến vậy thì sự tiêu vong là điều tất yếu./.