Trang

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

2028. Cả nước khốn đốn chứ riêng gì nông dân..

Nông dân Việt Nam khốn đốn vì các loại thuế, phí

Hoàng Dung, thông tín viên RFA
2016-08-22
Nông dân Việt Nam phải đóng nhiều khoản phí, thậm chí có những khoản họ cho là vô lý, trong khi thu nhập quá ít ỏi khiến đời sống của họ vốn đã vất vả thêm phần nặng nhọc.

Các khoản thuế đối với người làm nông nghiệp



000_BN8JI.jpg
Một nông dân mang lúa đã thu hoạch trên một cánh đồng ở ngoại ô Hà Nội vào ngày 9 Tháng 6 năm 2016.
Description: http://www.rfa.org/rfa_resources/graphics/icon-zoom.png AFP PHOTO
Việt Nam là một nước sản xuất nông nghiệp và chủ yếu là trồng lúa theo phương thức thủ công, chưa được cơ giới hóa nhiều. Trong khi đó ruộng đất lại manh mún, nhất là ở những tỉnh đất nông nghiệp ít ỏi.
Việc trồng lúa đối với người nông dân tại những nơi đó còn khó khăn không những phải lệ thuộc nhiều vào thời tiết mà còn khó khăn do giá giống, phân bón, thuốc trừ sâu các loại… cao. Bên cạnh đó họ phải cõng thêm nhiều loại phí từ trung ương quy định cũng như của địa phương đưa ra.
Theo nghị quyết của chính phủ ban hành vào ngày 24 tháng 11 năm 2011 có quy định về việc miễn thuế, phí đối với việc sử dụng đất nông nghiệp, thì nhà nước có quy định sẽ miễn các loại thuế về sử dụng đất nông nghiệp, điều này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020.
Tôi thấy khoản thuế giao thông ngân sách và khoản lao động mà họ gọi là lao động sống, 2 khoản thuế đó là nặng và vô lý nhất.
- Chị Hiền, huyện Yên Thành
Tuy nhiên, nhiều gia đình làm nông nghiệp ở Việt Nam vẫn còn phải đóng những loại thuế về việc sử dụng đất nông nghiệp, và còn cõng thêm nhiều loại phí khác do xã tự đề ra.
Lúa làm ra khó bán, nếu có bán được thì giá lại thấp, thời tiết luôn chuyển biến phức tạp, khó lường nhưng các chi phí cho sản xuất nông nghiệp thì mỗi lúc một cao dân lại không có thêm các nghành nghề phụ khác để họ có thể làm thêm; trong khi đó các khoản thuế, phí mà dân phải trả cho sản xuất nông nghiệp lại quá cao so với mức quy định. Ngoài ra lại có những khoản thu không hợp lý như thuế lao động sống, giao thông ngân sách mà họ lại thu nặng…
Anh Dương quê ở Nam Đàn, tỉnh Nghệ An cho biết trong vụ thu hoạch hè thu vừa qua gia đình anh phải nộp tất cả 20 loại thuế, trong đó có những loại thuế, phí nhà nước cũng như tỉnh không quy định mà chính quyền huyện, xã lại đề ra và bắt dân phải nộp.
Anh Dương cho biết một số loại thuế, phí mà gia đình anh phải nộp trong năm vừa qua anh cũng cho biết nặng nhất là khoản xây dựng nông thôn mới, 1 người phải đóng gần 1 triệu/1 năm.
“Quỹ an ninh quốc phòng, đền ơn đáp nghĩa, quỹ phòng chống thiên tai, phí vệ sinh môi trường…”
Chị Hiền ở huyện Yên Thành cũng cho biết, hiện nay không đóng các loại thuế, phí về đất nông nghiệp nữa nhưng bên cạnh đó các loại phí, thuế liên quan đến đất nông nghiệp lại tăng rất mạnh như giao thông ngân sách hay lao động sống.
Trong vụ chiêm vừa qua thì tôi thấy khoản thuế giao thông ngân sách và khoản lao động mà họ gọi là lao động sống, 2 khoản thuế đó là nặng và vô lý nhất, nhà tôi 4 lao động phải nộp hơn 600.000 đồng cộng với khoản nợ cũ thì hơn 800.000 đồng.
Trong khi nhiều hộ làm nông nghiệp ở Nghệ An lại phản đối vì có nhiều loại thuế, phí nông nghiệp quá cao và vô lý, thì nhiều địa phương thì người dân không mấy quan tâm đến chuyện này.
Anh Vượng quê ở tỉnh Thái Bình cho biết thì chính quyền xã bảo nộp nhiêu tiền thuế nông nghiệp rồi các loại phí khác thì người dân nộp, chứ không có giấy tờ gì hết.
“Bọn em khi nộp thuế không có tờ giấy gì hết nên bọn em không biết, bọn em chỉ biết là đến đó họ nói bao nhiêu thì nộp bấy nhiêu thôi.”
000_Hkg10258875.jpg
Nông dân thu hoạch cà chua ở phía Bắc tỉnh Bắc Ninh. Ảnh chụp ngày 1 Tháng ba năm 2016. AFP PHOTO
Hiện nay, ở huyện Nam Đàn anh Dương cũng cho biết là việc sinh con thứ 3 cũng bị xã quy vào quỹ dân số và mỗi gia đình cũng phải nộp 2 triệu.
“Bữa đi họp, không phạt sinh con thứ 3 nhưng lại quy vào quỹ dân số.”
Không những chính quyền thu các khoản thuế, phí đối với người lao động mà cả những người tàn tật hay trẻ em chính quyền cũng thu.
Trên báo dân trí số ra ngày 20 tháng 8 năm 2016 với tựa đề gia cảnh “chị Dậu” của người đàn ông tàn tật vẫn phải đóng 13 loại khoản phí. Bài báo cho biết anh Vương Đình Dũng, 1 người tàn tật ở xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, gia đình anh thuộc diện hộ nghèo, đến cái ăn còn thiếu nhưng 1 năm gia đình anh cũng phải đóng các loại thuế, phí gần 1 triệu đồng.

Chính quyền ép người dân nộp

Khi người dân thấy có nhiều khoản thu vô lý, không có quy định rõ ràng của nhà nước cũng như của chính quyền địa phương thì người dân không nộp, tuy nhiên nếu không nộp thì người dân làm gì cũng khó khăn, nhất là trong việc đi xin giấy tờ nơi chính quyền xã, nếu người dân chưa nộp thì chính quyền sẽ không làm cho bất kỳ giấy tờ gì.
Chị Hiền ở Nghệ An cho biết:
“Người dân làm gì cũng phải xuống xã xin dấu, như người dân xuống xin triện vay ngân hàng họ không chấm triện, trẻ con sinh ra làm giấy khai sinh họ cũng không chấm triện, các hồ sơ đi làm ăn xa họ cũng không chấm triện, họ bắt nạp tiền sản lượng họ mới chấm triện. Có trường hợp chị kia là gia đình hộ nghèo đi mổ đi mổ lại nhiều lần, chị ấy xuống xã nhận tiền hộ nghèo thì họ trừ vào tiền sản lượng chứ cũng không trả tiền hộ nghèo đó.”

Cơ quan chức năng nói gì?

Trước những khoản thu vô lý, không có quyết định rõ ràng thì nhiều hộ gia đình ở Nghệ An đều có những phản ánh lên chính quyền cấp xã, huyện tuy nhiên chính quyền lại không trả lời một cách rõ ràng cho người dân, lại chối quanh co.
Những khoản này đều được dân thống nhất, thông qua dân, đóng góp tự nguyện là chính.
- Đại diện UBND xã Diễn Hạnh
Người dân trên địa bàn huyện Yên Thành không được biết các khoán thuế giao thông ngân sách cũng như thuế lao động sống như thế nào. Chúng tôi có liên lạc với ông Nguyễn Tiến Lợi chủ tịch huyện Yên Thành nhưng ông Lợi cho biết là không có 2 loại thuế đó.
“Trong Yên Thành không có thuế ngân sách giao thông cũng như thuế lao động sống, thông tin đó không có.”
Còn nhiều chính quyền cấp xã lại bảo là do dân đóng góp tự nguyện.
Đại diện UBND xã Diễn Hạnh, huyện Diễn Châu cho biết:
Những khoản này đều được dân thống nhất, thông qua dân, đóng góp tự nguyện là chính.
Tình trạng thu thuế nông nghiệp quá nặng và vô lý đang làm người dân bất mãn. Bên cạnh đó việc chưa thống nhất được với nhau giữa cơ quan chính quyền từ huyện xuống xã trong những khoản thu đối với nông dân khiến nhiều nông dân hoang mang.

Xưa kia nông dân than thở phải bán mặt cho đất, bán lưng cho Trời; nay họ còn phải nai lưng ra đóng góp những khoản phí cho địa phương mà thường nông dân không biết rõ có được sử dụng cho phúc lợi dân nghèo hay không!