Mạch Sống, ngày 6 tháng 8, 2016
Trong
phần hội thảo bế mạc Diễn Đàn Người Dân ASEAN, phái đoàn xã hội dân sự do chính
quyền Việt Nam cử đi đã thất lễ với quốc gia chủ nhà và xúc phạm nhiều phái
đoàn quốc gia bạn với đề nghị là không nên để cho các tổ chức của người
Việt lưu vong có tiếng nói.
Lời
phát biểu của Cô Giang Trần, thuộc tổ chức Vietnam LIN, được ủng hộ bởi phái
đoàn do chính quyền Việt Nam cử đi nhưng đã tạo phản cảm nơi phần lớn các tham
dự viên tại diễn đàn.
Một
nữ tham dự viên của phái đoàn Đông Timor, quốc gia chủ nhà, phản đối phát biểu
của Cô Giang vì nó xúc phạm đến các nhà tranh đấu cho nền độc lập của Đông
Timor.
“Đông
Timor giành được độc lập là nhờ vào cuộc tranh đấu của nhiều người lưu vong,
trong đó có các vị lãnh đạo khả kính của chúng tôi, kể cả Tiến Sĩ Jose Ramos-Horta,
cựu Tổng Thống Đông Timor và khôi nguyên giải Nobel Hoà Bình; tí nữa đây chính
Ông sẽ phát biểu tại buổi lễ bế mạc.”
Một
nữ tham dự viên của phái đoàn Miến Điện, Cô Debbie Stothard,
nhận xét là Cô Giang đã phát biểu sai lầm vì cuộc tranh đấu cho dân chủ ở Miến
Điện đã không thể thành công nếu không có những đóng góp quý báu và cần thiết
của cộng đồng Miến Điện lưu vong.
Quầy thông tin của xã hội dân sự độc lập Việt Nam, Dili, Đông
Timor (ảnh BPSOS)
“Đấy
cũng là thực tế của cuộc đấu tranh dân chủ ở hầu hết các quốc gia trong vùng
Đông Nam Á như Campuchia, Indonesia, Malaysia…,” Cô Stothard nói.
Phát
biểu của Cô Giang Trần được đưa ra khi phần hội thảo xoáy vào tình trạng các
“GONGO” (Government-Organized NGO) – đó là các tổ chức phi chính phủ do chính
quyền dựng lên để trá hình là xã hội dân sự -- đang bị một số chính quyền độc
tài như Việt Nam, Lào và Brunei dùng để xâm nhập Diễn Đàn Người Dân ASEAN.
Năm nay, đề tài GONGO được đưa vào phần hội thảo bế
mạc là do ý kiến của BPSOS.
Theo
Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, mãi đến Diễn Đàn
Người Dân năm ngoái ở Kuala Lumpur, Malaysia, phần lớn tham dự viên vẫn chưa
vẫn chưa biết về thực chất của các GONGO.
“Năm
ngoái chúng tôi đã phát động chiến dịch ‘Not A GONGO’ nhằm nêu lên tệ trạng
này,” Ts. Thắng giải thích.
Trong
chiến dịch này, BPSOS kêu gọi các tham dự viên đeo nhãn mầu vàng với dòng chữ
“#NOTAGONGO” để nhắc nhở lẫn nhau về sự hiện diện của GONGO trong diễn đàn mà
lẽ ra là của người dân. Đồng thời BPSOS đặt quầy thông tin để giúp các tham dự
viên phân biệt GONGO và tổ chức xã hội dân sự độc lập.
“GONGO
là công cụ của các chính quyền độc tài nhằm loại trừ tiếng nói của xã hội dân
sự bằng cách đánh lận quốc tế rằng họ là xã hội dân sự, trong khi chính quyền
của họ ngăn cấm các tổ chức xã hội dân sự độc lập tham dự diễn đàn,” Ts. Thắng giải thích.
Tình
trạng này đã được Cô Lê Thị Kim Thu, một cựu tù nhân lương tâm với 3 án tù tổng
cộng 6 năm, nêu lên ngay trong ngày đầu của Diễn Đàn Người Dân ASEAN: “Tôi có mặt ở đây để
nói thay cho các bạn của tôi đã bị chặn lại ở phi trường.”
Chiến
dịch #NOTAGONGO được BPSOS tiếp tục phát động trong hội nghị năm nay.
Theo
nhận định của một số tham dự viên ngoại quốc,
chiến dịch “Not A GONGO” của BPSOS đã thành công lớn khi tệ trạng trá hình này
đã trở thành trọng tâm của buổi hội thảo bế mạc năm nay.
Sự
chống chế vụng về của phái đoàn GONGO Việt Nam càng tạo mất thiện cảm của các
tham dự viên đến từ các quốc gia Đông Nam Á và xúc phạm quốc gia chủ nhà.
Bài liên quan:
Diễn
Đàn Người Dân ASEAN: Nóng sốt vấn đề Biển Đông