5
tháng 8 2016.
Image copyrightWU QINGLONGImage caption
Huyền thoại Đại quan Thủy đế Hạ Vũ kể rằng Hạ Vũ đã chế ngự được
dòng sông Hoàng Hà hung hãn bằng cách nạo vét lòng sông và nắn dòng chảy, qua
đó tạo nền móng xây dựng triều nhà Hạ và nền văn minh Trung Hoa.
Trước
đó, không có bằng chứng khoa học nào từng được tìm thấy về việc có xảy ra
trận lũ lụt khủng khiếp đó.
Nhưng nay, một nhóm nghiên cứu do người Trung Quốc dẫn đầu đã
vừa phát hiện được một sự kiện như vậy, xảy ra vào khoảng năm 1.900 trước
Công nguyên.
Viết
trên Tạp chí Khoa học, các nhà nghiên cứu mô tả về một sự kiện ghê gớm, dữ
dội xảy ra, gây lở đất và tạo thành một con đập khổng lồ sụt xuống ở Hẻm
Tích Thạch, làm chặn dòng chảy của sông Hoàng Hà trong thời gian từ sáu tới
chín tháng.
Khi
vỡ đập, có tới khoảng 16km khối nước tràn xuống hạ lưu.
Bằng
chứng về hậu quả của những sự kiện này được thu thập từ những lớp trầm tích
còn lại ở hồ chứa nước nằm cao hai bên Hẻm Tích Thạch, cũng như những gì còn
sót lại dọc theo dòng chảy tới vài km sau trận lũ.
Trưởng
nhóm nghiên cứu, Tiến sỹ Ngô Thanh Long từ Đại học Sư phạm Nam Kinh nói ông và
các đồng nghiệp đã tình cờ tìm được các mẫu trầm tích khi đi khảo sát hồi
2007.
"Nó khiến chúng tôi liên tưởng tới khả năng có trận lụt
lớn, dẫn tới việc địa điểm thời tiền sử Lạt Gia cách đó 25km về phía hạ lưu bị
bỏ hoang," ông nói với các phóng viên trong một cuộc trao đổi qua cầu
truyền hình.
"Nhưng
khi đó, chúng tôi không nghĩ ra là bằng chứng về vụ lụt lội khủng khiếp sẽ là
gì."
Lạt
Gia, nơi nổi tiếng về món mỳ cổ nhất thế giới, được biết đến như Pompeii của
Trung Quốc.
Ở
đây, hang động nơi vốn được dùng làm nhà ở và những đồ tạo tác văn hóa đã bị
chôn vùi trong một trận động đất lớn.
"Hồi tháng Bảy 2008, tôi đột nhiên nhận ra là cái thứ
được gọi là cát đen trước đó được các nhà khảo cổ tìm thấy ở Lạt Gia trên thực
tế có thể là phần trầm tích từ trận lụt khủng khiếp mà chúng tôi nghiên
cứu," Tiến sỹ Ngô nói.
Image
copyrightWU QINGLONGImage caption
"Việc
điều tra tiếp theo xác nhận điều này, và nó cho thấy các trầm tích từ trận
lụt khủng khiếp dày tới 20m và nằm ở độ cao tới 50m cao hơn sông Hoàng Hà,
những dấu hiệu cho thấy đó là một trận lụt cuồng nộ chưa từng thấy."
Ông
và các đồng nghiệp nói trong bài viết của mình rằng có lẽ chính trận động
đất phá hủy Lạt Gia đã gây tác động tới phần thượng nguồn dòng chảy.
Chỉ
chưa đầy một năm sau đó, dòng nước đã báo thù bằng một cơn thịnh nộ.
"Nước
dâng cao tới 38m so với mức sông thời hiện đại," một trong các đồng tác
giả, Tiến sỹ Darryl Granger từ Đại học Purdue tại Hoa Kỳ nói.
"Dòng nước lũ chảy với tốc độ khoảng 300-500 ngàn mét
khối nước một giây, tức là tương đương với trận lụt ghê gớm nhất từng được
ghi nhận trên sông Amazon. Nó là một trong những trận lụt lớn nhất từng
xảy ra trên Trái Đất trong suốt 10 ngàn năm qua."
'Chỉ nhờ sự may mắn cực kỳ'
Sử
dụng kỹ thuật carbon để nghiên cứu các chất trầm tích từ trận lụt và thậm
chí nghiên cứu cả các mảnh xương còn sót lại từ các nạn nhân trận động đất
Lạt Gia, các nhà nghiên cứu xác định được thời xảy ra trận lụt là vào năm 1922
trước Công nguyên, "trên dưới thời điểm đó khoảng 28 năm", Tiến sỹ
Granger nói.
Nếu
như trận lụt quả đúng là nguồn gốc cho câu chuyện thần thoại Hạ Vũ, thì triều
nhà Hạ có thể đã được lập ra trong vòng vài thập niên quanh thời điểm đó,
khoảng năm 1900 trước Công nguyên.
Thời
điểm này muộn hơn 200-300 năm so với các ước tính trước kia.
Nhưng
câu chuyện thần thoại về Hạ Vũ thì khó xác định chính xác nếu dựa vào các
nguồn truyền thống vốn có từ thời tiền sử; câu chuyện được truyền miệng qua
hàng ngàn năm, với thời điểm được chính thức ghi nhận trong sách vở là khoảng
năm 1000 trước Công nguyên.
Mặt
khác, nếu khoảng thời gian quanh năm 1900 trước Công nguyên được cho là thời
điểm hình thành nhà Hạ thì điều này củng cố cho lập luận theo đó nói triều
đại đầu tiên này ra đời trùng với thời kỳ con người chuyển từ Kỷ Đồ Đá sang Kỷ
Đồ Đồng.
Một
số nhà khảo cổ đã liên hệ triều nhà Hạ với nền văn hóa Nhị Lý Đầu, là thời đầu
của Kỷ Đồ Đồng được tìm thấy tại thung lũng sông Hoàng Hà.
Image
copyrightCAI LINHAIImage caption
Tiến
sỹ David Cohen từ Đại học Quốc gia Đài Loan, một đồng tác giả khác, nói rằng
nghiên cứu này là một thành quả đáng kể, bởi đã có những bằng chứng khác nhau
được xem xét.
"Chúng
tôi có bằng chứng địa chất về trận lụt khủng khiếp, mà bản thân bằng chứng đó
đã là rất kỳ diệu rồi," ông nói.
"Nhưng
lại còn thêm sự trùng hợp với chuyện khu vực Lạt Gia bị phá hủy - khiến chúng
tôi có thể xác định được rất chính xác niên đại... và chuyện trận lụt xảy ra
ở quy mô lớn như vậy trên dòng Hoàng Hà, cả hai đều xảy ra vào thời đầu nền
văn minh Đồ Đồng, rồi bản thân câu chuyện truyền thuyết về trận đại lũ lụt nữa."
"Đó
thật là một câu chuyện kỳ diệu. Tất cả những cách tiếp cận khác nhau này
đều được áp dụng - thật là một sự may mắn cực kỳ."
Độ tin cậy
Giáo
sư David Montgomery từ Đại học Washington là nhà địa mạo học. Ông rất quan tâm
tới những bí mật mà đất đá có thể nói cho chúng ta biết về những thần thoại,
truyền thuyết xưa.
Ông
không tham gia vào cuộc nghiên cứu, nhưng đã viết bài bình luận cho tạp chí
khoa học, và đã tranh luận về kết quả tìm được trong chương trình khoa học của
BBC Thế giới vụ.
Trong
số những huyền thoại về đại hồng thủy trên thế giới, Giáo sư Montgomery nói,
câu chuyện về Hạ Vũ khá lạ lùng.
"Nó không kể về việc sống sót. Câu chuyện kể ông ấy làm
cạn dòng nước, về kỹ thuật kiềm chế dòng sông."
Câu
chuyện về Hẻm Tích Thạch là câu chuyện đáng tin, ông nói, nhất là bởi nó mô
tả về một trận lụt gây vỡ bờ sông Hoàng Hà xuống tận hạ nguồn và rồi về
việc tái nắn dòng chảy.
Giáo
sư Montgomery nói đó là chuyện phải mất hàng chục năm mới xử lý được, và là
một trận chiến lâu dài chống lại dòng nước, được lưu truyền trong huyền thoại
Hạ Vũ.
"Rất
khó để chứng minh được nguồn gốc những sự kiện lịch sử được kể lại từ xa xưa.
Nhưng chúng tạo ra một trường hợp rất thú vị, khiến tôi tin rằng các nhà địa
chất học sẽ tiếp tục đào xới, điều tra, tranh luận, bởi đó là điều chúng tôi
làm."
Xét
ở mức địa chất thuần túy, ông nói thêm, thì trận lụt là một phát hiện to lớn
và hấp dẫn.
"Nhưng
sự kết nối văn hóa - có lẽ điều này giải thích cho nguồn gốc câu chuyện lũ lụt
của Trung Quốc - là điều quá hấp dẫn khiến không thể bỏ qua."