QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO.
“05 vị chức sắc Hiệp Thiên Đài xin Đảng và Nhà nước ban phát
cho quyền tự do tôn giáo là chối bỏ lời dạy của Đức Hộ Pháp & quyền của
Thầy ban cho”.
Trong bài nầy chúng tôi căn cứ vào:
./- Giáo lý Đạo Cao Đài 1926 và
Pháp Chánh Truyền.
./- Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (TNQTNQ)
và Luật quốc tế để làm rõ vấn đề.
Tại sao căn cứ vào TNQTNQ?
Bởi vì TNQTNQ
là văn kiện đầu tiên và duy nhất tổng hợp các nhân quyền trên thế giới. TNQTNQ
được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua vào ngày 10.12.1948 cho nên các quốc
gia thành viên của Liên Hiệp Quốc có nghĩa vụ thực hiện, tôn trọng và bảo vệ các nhân quyền
này. TNQTNQ được dịch ra trên 300 thứ tiếng và như thế là văn bản được các quốc
gia trên thế giới chấp nhận rộng rãi nhất.
Về phương
diện tôn giáo:
Chính Đức
Hộ Pháp cũng nhìn nhận Liên Hiệp Quốc là một cơ quan đại đồng thế giới. Do vậy
chúng tôi noi theo bước chân của Đức Hộ Pháp. Những tay sai của Lê Ân như Đoàn
Minh Tuấn Đồng Nai, Chánh Trị Sự Đạt ở Bến xe Miền Đông; cô Quí và nhóm Ụ Tàu ở Rạch Ông, Chánh Trị Sự
Nguyễn Vinh Thành ở Gò Công) hay cô Thảo ở Thánh Thất Kiêm Biên (Campuchia)
chụp mũ KNS phản động... là những người chối bỏ lời dạy của Đức Hộ Pháp. Các vị
phản lại điều Tôn Sư dạy dỗ mà cứ xưng bảo thủ chơn truyền là bày trò dối thế.
Về phương
diện quốc gia:
Việt Nam
đã gia nhập vào Liên Hiệp Quốc (1977). Sau đó Việt Nam cũng đã ký kết các công
ước dân sự và chính trị cho nên nhà nước có nghĩa vụ phải thi hành.
Pháp lệnh
21 (2004) chương VI: Điều khoản thi hành. Điều 38:
Trong
trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc
gia nhập có quy định khác với quy định của Pháp lệnh này thì thực hiện theo quy
định của điều ước quốc tế đó.
Pháp lệnh qui
định như vậy nên cần căn cứ vào đó.
Điều 18
của TNQTNQ:
Quyền
Tự Do Tư Tưởng, Lương Tâm và Tôn Giáo
Tất
cả mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo;
quyền này bao gồm cả quyền tự do thay đổi tôn giáo hay thế giới quan của mình
cũng như quyền tự do biểu thị tôn giáo hay thế giới quan của mình bằng cách
giảng dạy, thực hành, thờ phụng và tuân thủ giáo điều cho riêng cá nhân mình
hay chung với những người khác, ở nơi công cộng hay chốn riêng tư.
Diễn
giải Điều 18 TNQTNQ: Bạn có quyền tự do tin vào tôn
giáo của bạn, thay đổi tôn giáo, và thực hành tôn giáo một mình hay cùng với
những người khác. (Sau đây
gọi tắc là quyền tự do tôn giáo)
Theo đó quyền
tự do tôn giáo được xem là một trong những nhân quyền quan trọng nhất, thứ nhất
vì ảnh hưởng quan trọng của nó đối với nền hòa bình trong mỗi quốc gia và trên
thế giới, thứ nhì vì sự tôn trọng nó không đòi hỏi quốc gia liên hệ phải tốn
kém gì nhiều hơn là sự bao dung.
Lời mở đầu
Công ước quốc tế về quyền dân sự & chính trị (1966) viết:
Các Quốc Gia Hội Viên ký kết Công Ước này
:
Xét rằng, chiếu theo những nguyên tắc công
bố trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, việc thừa nhận phẩm giá bẩm sinh và những quyền bình đẳng và bất khả chuyển nhượng của tất cả các phần tử
trong đại gia đình nhân loại là nền móng của tự do, công lý và hoà bình thế
giới.
Nhìn nhận rằng những quyền này xuất phát từ phẩm giá
bẩm sinh của con người.
Nhìn nhận rằng, chiếu theo Tuyên Ngôn
Quốc Tế Nhân Quyền, lý tưởng về một con người tự do được hành sử những quyền
dân sự và chính trị cũng như được giải phóng khỏi sự sợ hãi và khốn cùng, chỉ
có thể đạt được nếu hội đủ những điều kiện thuận tiện để con người được hưởng
những quyền dân sự và chính trị cũng như những kinh tế, xã hội và văn hóa.
Xét rằng nghĩa vụ của các quốc gia hội
viên theo Hiến Chương Liên Hiệp Quốc là phát huy sự tôn trọng và thực thi trên
toàn cầu những nhân quyền và những quyền tự do của con người.
Nhận định rằng con người có nghĩa vụ
đối với những người khác cũng như đối với cộng đồng, nên có trách nhiệm phải
phát huy và tôn trọng những quyền được nhìn nhận trong Công Ước này,
Ðồng chấp thuận những điều khoản sau đây:
Công ước dành
điều 18 để qui định về Quyền
Tự do Tư tưởng, Lương tâm và Tôn giáo.
(1) Tất cả mọi người đều có quyền tự do tư
tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn
giáo. Quyền này phải bao gồm quyền tự do có hoặc thay đổi tôn giáo hay thế giới
quan theo ý mình,
Và quyền tự do biểu thị tôn giáo
hay thế giới quan thông qua việc giảng dạy, thực hành, thờ phụng và cử hành các
nghi lễ cho riêng cá nhân mình hay cùng với tập thể, ở chốn công cộng hay chỗ
riêng tư.
(2) Không ai có thể bị bắt buộc
phải giới hạn quyền tự do có hoặc đi theo một tôn giáo hoặc một thế giới quan
tự chọn.
(3) Quyền tự do biểu thị tôn giáo hay thế giới
quan chỉ có thể bị giới hạn theo luật vì nhu cầu bảo vệ an toàn công cộng, trật
tự công cộng, sức khoẻ công cộng, đạo lý hay những quyền tự do căn bản của
người khác.
(4) Các quốc gia thành viên cam
kết bảo đảm cho cha mẹ, hoặc người có quyền bảo dưỡng quyền được tự do giáo dục
con cái mình về mặt tôn giáo và đạo lý theo cách thích hợp với niềm tin của mình.
TNQTNQ và
Công ước có giá trị thế nào?
TNQTNQ
chưa thành luật.
Nhưng khi
công ước ra đời thì công ước đã thành luật quốc tế (quốc tế công pháp) và các
thành viên ký kết có nghĩa vụ phải thi hành.
Việt Nam
đã ký vào Công ước QDS&CT cho nên phải có nghĩa vụ thi hành.
Thế nào là
có nghĩa vụ thi hành?
Nghĩa vụ
bao hàm việc bắt buộc phải làm, không được quyền không làm. Nghĩa là điều đó,
qui định đó đã có sẳn (cụ thể là quyền tự do tôn giáo) và nhà nước phải thực
thi. Thí dụ như nghĩa vụ nộp thuế, nghĩa vụ quân sự; không ai có quyền không
làm, hể không làm là bị chế tài (lưu ý là nói về chế tài theo luật quốc gia,
còn chế tài theo luật quốc tế là việc khác). Nó hoàn toàn khác với việc xin
với Đảng và Nhà nước ban phát theo cách hiểu của 05 vị chức sắc trên đây.
Chính vì nhà
nước Việt Nam vi phạm quyền TDTG Đạo Cao Đài 1926 nên chúng tôi thu thập các
chứng cứ vi phạm (hình ảnh, phim quay, chứng từ...) báo cáo theo mẫu của LHQ với
đầy đủ bằng cớ. Muốn báo cáo vi phạm được LHQ biết đến chúng tôi phải nhờ sự
giúp của BPSOS dịch sang Anh văn và chuyển đến Đặc phái viên LHQ hiện nay là
ông Heiner Bielefeldt..... cùng
các cơ quan hữu trách. (1)
Từ đó Đặc
phái viên LHQ; Đại Sứ Tôn Giáo Hoa Kỳ;
Ủy Hội tự do tôn giáo quốc tế của Quốc hội Hoa Kỳ; Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp
Quốc.... tác động lên nhà cầm quyền ở phương diện vĩ mô (chính sách, điều
luật...). (Ảnh 04, 05, 06,07). Đặc biệt là Quốc Hội Hoa Kỳ đã mời Khối Nhơn
Sanh Đạo Cao Đài ra điều trần ngày 22/06/16 vừa qua. (ảnh 08)
Chính vì
vậy mà công an nhiều địa phương đã làm việc với nhiều thành viên KNS yêu cầu
không được liên hệ với BPSOS, đặc biệt là ông Nguyễn Đình Thắng (Giám đốc
BPSOS). Họ muốn bưng bít mọi sự vi phạm để diệt Đạo Cao Đài 1926.
Ngày 23/10/2015 chi phái Cao Đài quốc doanh lập năm 1997 đuổi các vị
chức sắc Hiệp Thiên Đài ra khỏi văn phòng trong Nội Ô Tòa Thánh Tây Ninh. Sự vi
phạm là trắng trợn nên chúng tôi đã liên hệ đến một số vị chức sắc nổi tiếng là
BẢO THỦ CHƠN TRUYỀN đề nghị hợp tác với chúng tôi để báo cáo ra LHQ, các vị
chức sắc nổi tiếng nầy đã từ chối không hợp tác.
Các vị vẫn
truyền bá trước nhơn sanh rằng Đức Hộ Pháp dạy: ĐẠO THÀNH NGOÀI THÀNH VÀO nhưng
khi có dịp trình bày với thế giới bên ngoài (theo lời Đức Hộ Pháp dạy) thì quí
vị lại từ chối. Như vậy quí vị có làm theo chiến lược của Đức Hộ Pháp không?
Hay là quí vị mượn lời Đức Hộ Pháp để khoe mẽ???
Năm 1948
Đức Hộ Pháp còn sinh tiền Đức Hộ Pháp ca ngợi LHQ là Ngài đã nhìn nhận: NHÂN QUYỀN
LÀ BẨM SINH (sinh ra là
đã có nhân quyền) nay các vị đi xin Đảng & Nhà nước ban phát nhân quyền
& tự do tôn giáo cho quí vị và đồng đạo. Thử hỏi quí vị trung thành với Đức
Hộ Pháp thế nào? Quí vị là chức sắc HTĐ coi về pháp luật đạo (chơn thần của
Đạo) lại đi xin như thế; có phải quí vị tiếp tay cho nhà nước để triệt tiêu
những nổ lực tranh đấu cho quyền tự do tôn giáo của người đạo Cao Đài 1926???
Nếu quả
nhiên quyền tự do tôn giáo do Đảng và Nhà nước ban phát như quí vị hiểu thì họ
đã ban cho Đạo Cao Đài 1926 Bản án Cao Đài ngày 20/07/1978. Quí vị hài lòng với
bản án đó hay sao mà còn xin họ ban phát
tiếp? Quí vị đã vô tình hay cố ý cản trở cuộc tranh đấu để đưa ra quốc tế Bản
Án Cao Đài???
Bản án đã
kết tội Đức Hộ Pháp và toàn bộ chức sắc Đại Thiên Phong có công khai đạo là
phản quốc. Hệ tư tưởng Cao Đài là phản động. Hành chánh tôn giáo là bộ máy nhà
nước trá hình... quí vị OK với quyền tự do tôn giáo của Đảng và Nhà nước ban
phát như vậy chăng???
Sau đó là Quyết nghị ngày 13/12/1978
Điều III: giải tán và nghiêm cấm hoạt động
hệ thống tổ chức hành chính đạo từ trên đến cơ sở, xóa bỏ và nghiêm cấm cơ bút,
chính quyền sẻ quản lý toàn bộ cơ sở vật chất mà đạo đang quản lý kinh doanh
không thuộc chức năng tôn giáo để phục vụ cho lợi ích xã hội. Đồng thời căn cứ
vào tính chất tu hành, chính quyền sẽ quy định cụ thể số cơ sở để lại cho Đạo
quản lý và số người trong từng cơ sở để chuyên lo việc tín ngưỡng.
Điều V: Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh chịu trách
nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện thắng lợi nghị quyết này và báo cáo kết quả lên
cấp trên và Hội Đồng Nhân Dân Tỉnh trong kỳ họp tới.
Hội
Đồng Nhân Dân Tỉnh kêu gọi toàn thể cán bộ nhân viên chiến sĩ và các tầng lớp
nhân dân, đồng bào các dân tộc trong Tỉnh hãy vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, xây
dựng chủ nghĩa xã hội, cùng nhau chung sức chung lòng cùng với chính quyền cách
mạng địa phương thực hiện thắng lợi nghị quyết này.
Đảng và Nhà nước thật là tài tình nên bản án tiêu diệt đạo được thi hành
38 năm nay vẫn còn những chức sắc bảo thủ chơn truyền tình nguyện xin Đảng và
Nhà nước ban phát cho quyền tự do tôn giáo đúng với Bản án Cao Đài và Quyết
nghị.
***: 05
VỊ CHỨC SẮC ĐÃ CHỐI QUYỀN CỦA THẦY.
Giáo lý
Đạo Cao Đài dạy:
Cao Thượng Chí Tôn Đại Đạo Hòa Bình Dân
Chủ Mục.
Đài Tiền Sùng Bái Tam Kỳ Cộng Hưởng Tự Do
Quyền.
Theo đó
thì quyền tự do tôn giáo hay niềm tin (Sùng Bái) là quyền tự do của mổi người. Quyền
tự do sùng bái đó do Thầy ban cho.
Hoa kỳ là quốc gia hùng mạnh nhất thế giới hiện nay chính là nhờ họ biết
tôn trọng và phát huy quyền tự do tôn giáo. (Xem bài số
1348 trên Blog nầy).
Diễn văn
trong Pháp Chánh Truyền dạy rất rõ:
...nếu chúng ta không biết cao trọng mà giữ
tròn trách nhậm, đặng bảo thủ cái cơ nghiệp chung của cả nhơn sanh là Đạo ngày
nay đây, thì cái tội tình trước mặt Thầy tính coi bao lớn!
Vậy
thì chúng ta nên chung công hiệp sức cùng nhau, kể từ đây nhứt định chẳng cho
ai phạm quyền mình, vì quyền mình, là quyền Thầy,
Theo hai
trích dẫn trên thì quyền tự do tôn giáo hay niềm tin (Sùng Bái) là của Thầy
(Đấng Cao Đài ban cho). Các vị đi xin với Đảng và Nhà nước ban phát nhân quyền và tự do tôn giáo là chối
bỏ quyền của Chí Tôn ban cho.
CHÚ THÍCH.
(1)/- Sự
vi phạm của nhà nước Việt Nam bị phơi bày nên họ bố trí cho Lê Ân (đảng viên
đảng cộng sản Việt Nam) phao lên rằng KNS làm chính trị. Sau đó Lê Ân cầm chịch
cho Đoàn Minh Tuấn (Nhơn Trạch, Đồng Nai), nhóm Ụ Tàu Rạch Ông, CTS Nguyễn Vinh
Thành (Gò Công), Cô Thảo (Campuchia) làm cái loa cho họ. Đó là cách dùng người
đạo (với danh nghĩa Bảo Thủ Chơn Truyền) dọn đường cho họ khủng bố, bắt bỏ tù
các thành viên KNS.
Đặc biệt là CTS Nguyễn Vinh Thành (Gò Công) sau khi lên tư
gia hiền huynh Sĩ Tải Phùng Văn Phan trở về (với một lá thư gởi ông CTS Trần Ngọc Sương) rồi tung tin rằng: KNS làm chính trị
nên chức sắc HTĐ không nhìn nhận và tới đây sẽ giải tán KNS.
Sự thật việc nầy
như thế nào? Vài hôm tới đây chúng tôi sẽ có bài chi tiết và mời hiền huynh Sĩ
Tải Phùng Văn Phan có văn bản xác nhận: là do CTS Thành bịa ra hay làm theo
lệnh của hiền huynh.
CÁC ẢNH ĐÍNH KÈM.
ẢNH 04: KNS GẶP ĐẶC PHÁI VIÊN LHQ tại Hội nghị tự do tôn giáo và niềm tin (tháng 10/2015) tại Bang kok (Thái Lan).
tt
tt
tt
tt
ẢNH 05. GẶP ĐẠI SỨ TÔN GIÁO HOA KỲ (05/2015).
ẢNH 06. HỘI KIẾN PHÁI ĐOÀN USCIRF (Tháng 08/2015 TẠI SÀI GÒN. Bài số 633 trên Blog nầy).
ẢNH 07. KNS HỘI KIẾN CÔ LORENCE (Cao Ủy Nhân Quyền LHQ) tại Sài Gòn (04/2016. Bài số 1200 trên blog nầy).
ẢNH 08: KNS điều trần trước Quốc Hội Hoa Kỳ. (22/06/2016).
GẶP ĐS TG HK trước khi điều trần trức QH
Còn tiếp:
Đạo Cao Đài 1926 & Cao Đài quốc doanh 1997 có phải là nội bộ?