Trang

Thứ Ba, 2 tháng 8, 2016

1931. Thiên đường của Tổng Trọng đây rồi

Venezuela: 4 tháng, hơn 2.000 cuộc biểu tình vì đói
THIÊN ÂN - Thứ Ba, ngày 2/8/2016 - 21:05
 (PLO)- Biểu tình, bạo động xảy ra hàng ngày khi đói kém ở Venezuela đã bước sang năm thứ ba.
Tính tới giờ nạn đói ở đất nước Nam Mỹ 30 triệu dân Venezuela đã bước sang năm thứ ba.

Ba năm nay Venezuela khan hiếm trầm trọng thực phẩm, thuốc men, điện, nước, hàng tiêu dùng, giá cả tăng chóng mặt, kinh tế thì giảm mạnh. Các cửa hàng, siêu thị trống rỗng. Lạm phát và tội phạm ngày càng tăng.

Người dân Venezuela xếp hàng chờ mua bánh mì ở San Cristóbal năm 2014.

Người dân Venezuela xếp hàng chờ mua bánh mì ở San Cristóbal năm 2014. Ảnh: REUTERS

Điều này thật khó tin có thể xảy ra ở một nước có dự trữ dầu thuộc hàng lớn nhất của thế giới.
Tổng thống Maduro đổ lỗi giá dầu giảm và cuộc chiến kinh tế do các nước thù địch gây ra, cộng với sự thao túng của một số nhóm đầu cơ đã dẫn đến sự khan hiếm thực phẩm ở Venezuela.
Thành phần chỉ trích thì cho là hậu quả đói kém Venezuela phải chịu hôm nay là do các chính sách thất bại của chính phủ Venezuela 17 năm qua, đặc biệt chính sách về giá cả và kiểm soát tiền tệ.

Dân Venezuela biểu tình vì đói ở Caracas ngày 2-7.

Dân Venezuela biểu tình vì đói ở Caracas ngày 2-7. Ảnh: REUTERS

Ba năm đói kém đã khiến Venezuela chìm sâu trong bất ổn. Hầu như mỗi ngày đều xảy ra biểu tình phản đối nạn đối. Trong bốn tháng đầu năm đã có 2.138 cuộc biểu tình ở Venezuela vì đói kém, theo thống kê của tổ chức Quan sát Xung đột xã hội Venezuela. Các vụ việc cướp bóc thì tăng gần gấp tư so với bốn tháng đầu năm 2015. Chính phủ Venezuela cáo buộc các chính trị gia đối lập kích thích bạo động.

Cảnh sát phải dùng hơi cay giải tán biểu tình ngày 2-7.

Cảnh sát phải dùng hơi cay giải tán biểu tình ngày 2-7. Ảnh: REUTERS


Nhiều người dân lo ngại tình hình Venezuela như một quả bom hẹn giờ, có nguy cơ tái diễn các cuộc bạo động nghiêm trọng năm 1989 làm 3.000 người chết.
Vài tháng nay người dân Venezuela phải kéo sang nước láng giềng Colombia mua thực phẩm về cho gia đình.

Dân Venezuela sang Colombia mua thực phẩm mang về.

Dân Venezuela sang Colombia mua thực phẩm mang về. Ảnh: REUTERS


Các bác sĩ cũng xuống đường phản đối thiếu thuốc men. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, tỉ lệ tử vong vì bệnh tật của Venzuela năm 2015 tăng cao hơn năm 2014.
Trẻ em tại một trường tiểu học ở Caracas ngất xỉu vì thiếu ăn. Giáo viên đã đề nghị các em vẽ lại những bữa ăn gần nhất và mong muốn ăn gì trong những bữa ăn tiếp theo.

Bức ảnh của một học sinh tiểu học mô tả sự đói của mình “Hôm nay con không được ăn sáng, trưa con chỉ được ăn mì. Con đói.”.

Bức ảnh của một học sinh tiểu học mô tả sự đói của mình “Hôm nay con không được ăn sáng, trưa con chỉ được ăn mì. Con đói”. Ảnh: REUTERS

Kết quả thật bất ngờ. 478 trẻ mầm non và tiểu học đến trường mà không được ăn sáng, thậm chí còn không được ăn những bữa khác trong ngày. Rất nhiều trẻ chỉ thèm thuồng mỗi bánh mì.
Tuần trước có thông tin trong sáu tháng qua đã có 50 con thú trong đó có nhiều heo vòi, thỏ, chim từ Việt Nam đưa sang đã chết vì đói. Vụ việc ghi nhận tại sở thú Caricuao ở thủ đô Caracas.
Reuters dẫn lời ông Marlene Sifontes, lãnh đạo công đoàn Công ty Inparques có nhiệm vụ giám sát các sở thú cho biết hiện khẩu phần thịt của sư tử và cọp ở sở thú Caricuao đã bị cắt giảm, phụ thêm xoài và bí. Voi thì được cho ăn trái cây nhiệt đới thay vì khẩu phần cỏ khô như trước.

Một con sư tử ngủ trong chuồng tại vườn thú Caricuao ở Caracas (Venezuela).

Một con sư tử ngủ trong chuồng tại vườn thú Caricuao ở Caracas (Venezuela). Ảnh: REUTERSNhân viên công viên La Laguna ở bang miền Tây Tachira thì đang phải xin các doanh nghiệp địa phương hỗ trợ trái cây, rau quả, thịt để cho thú ăn.

Chính phủ Venezuela ngày 1-8 lên tiếng phủ nhận thông tin này.
Tổng thống Hugo Chavez cầm quyền từ năm 1998-2013. Ông rất được người dân ủng hộ khi lấy tiền từ nguồn thu dầu chi cho các chính sách xã hội, hỗ trợ y tế, giáp dục, nhà ở cho người nghèo. Nguồn thu từ dầu chiếm 95% thu nhập quốc gia Venezuela.
Người kế nhiệm Maduro cũng có chính sách tương tự nhưng ngặt nỗi ba năm qua là thời điểm tụt dốc thê thảm của giá dầu, chính phủ không có tiền chi cho các chính sách hỗ trợ dân.
Phe đối lập muốn có một cuộc trưng cầu dân ý lật đổ ông Maduro, tuy nhiên chính phủ Venezuela bác yêu cầu này, cho rằng đây là sự can thiệp của nước ngoài. Hồi tháng 5, chính phủ Venezuela tuyên bố hai tháng tình trạng khẩn cấp. Quân đội Venezuela cũng tăng tập trận phô diễn sức mạnh.
Theo Guardian, lý do chính phủ ông Maduro vẫn còn đứng vững vì đa số người dân Venezuela không quan tâm nhiều đến chính trị, chỉ lo kiếm cái ăn qua ngày. Như lời một chủ hiệu báo ở thủ đô Caracas nói với Guardian “Chúng tôi không quan tâm ai ở trong dinh tổng thống Miraflores. Chúng tôi chỉ muốn thực phẩm.”

THIÊN ÂN