Trang

Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2016

1271. ĐƯA RA NGHĨA ĐỊA...

BẢN TUYÊN CÁO VỀ SỰ RA ĐỜI CỦA MẠNG LƯỚI CÁC TỔ CHỨC XHDS ĐỘC LẬP VIỆT NAM

Nhận thức rằng:
Việt Nam là một thành viên của Liên Hiệp Quốc (LHQ), và chính phủ Việt Nam có nghĩa vụ tuân thủ các cam kết với tổ chức quốc tế này.
Sự hình thành và phát triển của các tổ chức phi chính phủ (non-governmental organizations - NGOs) là vấn đề quan trọng của thế giới hôm nay và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đó là một trong những cam kết với LHQ.

Điều 71 Chương 10 của Hiến chương LHQ đã đề cập đến vai trò tư vấn của các tổ chức không thuôc nhà nước. Là thành viên LHQ, Việt Nam mặc nhiên công nhận chức năng tư vấn của các tổ chức phi chính phủ.
Chương 27 trong Chương trình nghị sự 21 của LHQ: Qui định về sự Phát triển bền vững khẳng định sự hiện hữu của các tổ chức phi chính phủ là thành tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển bền vững của nhân loại.
Ở các quốc gia phát triển, các tổ chức ấy đang giữ vai trò then chốt trong việc bảo vệ quyền con người, điều hướng và gìn giữ sự phát triển ổn định lẫn hòa bình và thậm chí có tác động lớn ở phạm vi toàn thế giới.
Ở khu vực Đông Nam Á, các tổ chức phi chính phủ cũng đang phát triển nhanh chóng theo trào lưu đó và đã tác động tích cực vào chính sách của các chính phủ để cải thiện các lĩnh vực kinh tế - xã hội – môi trường. Đặc biệt, các giá trị nhân quyền đã được hầu hết các tổ chức phi chính phủ (ngoại trừ các tổ chức quốc doanh ở một số nước, trong đó có Việt Nam) ra sức bảo vệ và họ đã thành công trong việc đòi lại các quyền tự do căn bản khỏi sự kiềm tỏa của quyền lực chính trị độc đoán.
Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam vẫn liên tục có các chính sách đi ngược lại tinh thần của Hiến chương LHQ. Do đó, các vấn đề kinh tế - xã hội – môi trường ở Việt Nam đang thoái bộ nghiêm trọng. Đặc biệt trong lĩnh vực nhân quyền, quốc gia này thường xuyên bị liệt vào danh sách các nước vi phạm trầm trọng nhất.
Ở Việt Nam, Mặt Trận Tổ Quốc (MTTQ) là danh xưng của một cơ quan ngoại vi trực thuộc Đảng Cộng sản, có mục đích kiểm soát mọi hoạt động xã hội và mọi tổ chức dân sự. Trong bối cảnh các tổ chức phi chính phủ độc lập bị nhà nước ngăn cấm và triệt phá như hiện nay, MTTQ  là công cụ thay thế các tổ chức phi chính phủ.
Do đó nhu cầu thiết thực của Việt Nam ngày hôm nay là các tổ chức phi chính phủ độc lập phải giành lại được vai trò đại diện thực sự cho người dân. Đây là phương tiện mà người dân sử dụng để thực thi chức năng tư vấn và phản biện của mình, nhằm mục đích đảm bảo cho quốc gia đi theo chiều hướng phát triển bền vững.
Thế nhưng Nhà nước Việt Nam hiện nay vẫn đang bằng mọi cách áp đặt nhiều chính sách sai lầm lên các vấn đề kinh tế - xã hội – môi trường mà không cần tham vấn ý kiến của người dân. Để giải quyết vấn nạn này, cần có sự đồng tình của nhiều cá nhân, tổ chức nhằm tập hợp  sức mạnh và tranh thủ sự chú ý của quốc tế để tạo ra các tác động tích cực và giảm thiểu các tác động tiêu cực từ các chính sách của chính phủ.
Trước đòi hỏi cấp bách của tình hình hiện nay như vừa thấy
Chúng tôi, 15 tổ chức xã hội dân sự (XHDS) trong nước thành lập nên Mạng lưới Các Tổ chức Xã hội Dân sự Độc lập Việt Nam (Vietnam Independent Civil Society Organizations Network- VICSON) với mục tiêu giành lại vai trò đại diện trong sinh hoạt với các tổ chức phi chính phủ trong khu vực và trên toàn thế giới; thực hiện đúng chức năng của tổ chức XHDS đích thực là bảo vệ các giá trị nhân quyền mà mọi con người đương nhiên được thụ hưởng.
Mục đích sự ra đời của VICSON là tạo dựng sự liên kết để các tổ chức XHDS độc lập ở Việt Nam có cơ hội và điều kiện tiếp xúc, học hỏi và làm việc chung. Các tổ chức thành viên có trách nhiệm giúp đỡ, cộng tác với nhau để cùng phát triển.
Trong bối cảnh nhà nước Việt Nam luôn tìm mọi cách đàn áp các tổ chức XHDS độc lập, việc gạt bỏ các dị biệt để đứng chung với nhau, tạo dựng sức mạnh tập thể trong tinh thần bình đằng và tôn trọng lẫn nhau là điều cần thiết.
Quan điểm của VICSON là tuân thủ quy tắc bất bạo động, hoạt động độc lập tự chủ và không để mình bị chi phối bởi bất kỳ tổ chức hay đảng phái chính trị nào.
Chúng tôi thiết tha kêu gọi các tổ chức XHDS độc lập khác tại Việt Nam cùng tham gia với chúng tôi trong nỗ lực thúc đẩy dân chủ và bảo vệ nhân quyền cho đồng bào.

Danh sách các tổ chức thành viên:
1/ Hội Cựu Tù Nhân Lương tâm Việt Nam
Former Vietnamese Prisoners of Conscience
2/ Hiệp hội Giáo dân Cồn Dầu
Association of Con Dau Parish
3/ Bạch Đằng Giang Foundation
Bach Dang Giang Foundation
4/ Khối Nhơn Sanh Đạo Cao Đài
Popular Bloc of Cao Dai Religion
5/ Hội Anh Em Dân chủ:
Brotherhood for Democracy
6/ Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo
Vietnamese Political & Religious Prisoners Friendship Association
7/Hội Thánh Tin Lành Đấng Christ
Montagnard Evangelical Church of Christ
Đại diện: mục sư A Đung
8/ Những người Bảo vệ Tôn giáo và Sắc tộc
Religious and Ethnic Minorities Defenders
Đại diện: Huỳnh Trọng Hiếu
9/ Hội Bầu Bí Tương Thân
Association of Bau Bi Tuong Than
Đại diện: Nguyễn Lê Hùng
10/ Hội Dân Oan đòi Quyền sống
Association of Dan oan Doi Quyen song
Đại diện: Hồ Thị Bích Khương
11/ Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam
Vietnamese Women for Human Rights
Đại diện: Huỳnh Thục Vy
12/ Nhóm Người Bảo vệ Nhân quyền
Defend the Defenders
Đại diện: Vũ Quốc Ngữ
13/ Hội Phát huy quyền tự do tôn giáo và niềm tin
Association for Promoting Freedom of Religion and Belief
Đại diện Trần Văn Thường
14/ Cao Đài

15/ The Montagnard.