Trang

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016

1315. Xã luận của tờ Bưu điện Washington, ngày 15/5/2016

16.5.16. Việt Nam Thời Báo.
Người dịch: Vũ Quốc Ngữ
(VNTB) - Obama phải chú ý đến tình trạng vi phạm nhân quyền nghiêm trọng  của Việt Nam. Quan hệ kinh tế và an ninh của hai nước đang phát triển rất nhanh. Việt Nam rất muốn mua vũ khí công nghệ cao từ Mỹ




Sau khi gặp phái đoàn tự do tôn giáo của Hoa Kỳ, bà Trần Thị Hồng - vợ mục sư - tù nhân Nguyễn Công Chính - đã bị công an Gia Lai 'mời' làm việc và tra tấn như thế này.  


Trong tháng này, Tổng thống Barack Obama đang có kế hoạch đến thăm Việt Nam lần đầu tiên, chuyến thăm của tổng thống Mỹ thứ ba kể từ khi chiến tranh kết thúc hơn bốn thập kỷ trước đây. Trong khi lợi ích của Hoa Kỳ và Việt Nam đang phát triển gần gũi hơn trong thương mại và an ninh, Obama cần phải chú ý đến tình trạng nhân quyền ảm đạm ở Việt Nam. Mặc dù đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong những năm gần đây, Việt Nam vẫn còn là một quốc gia độc đảng, phủ nhận quyền tự do của người dân và cai trị đất nước bằng vũ lực.

Mối quan hệ an ninh và kinh tế của Việt Nam và Hoa Kỳ đang phát triển mạnh. Việt Nam đã tham gia đàm phán và ký kết hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), trong đó Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội gần đây gọi hiệp định này là "thỏa thuận tự do thương mại tham vọng nhất thực hiện bởi Hoa Kỳ," một điểm tựa quan trọng của kế hoạch hướng tới châu Á của Mỹ. Việt Nam cũng là một nước trực tiếp bị ảnh hưởng bởi sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. Việt Nam rất muốn mua vũ khí công nghệ cao từ Hoa Kỳ. Obama đang xem xét việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sau khi nới lỏng lệnh cấm này hai năm trước đây để cho phép Việt Nam mua vũ khí trang bị cho hải quân nước này.

Việc dỡ bỏ lệnh cấm vũ khí xem ra hợp lý, nhưng Obama nên nhấn mạnh vào cải thiện thực sự về quyền con người trước khi thực hiện hành động này. Những gì Obama nói thực sự quan trọng, và các nhà lãnh đạo Việt Nam không thể làm ngơ. Đảng Cộng sản cầm quyền nắm giữ độc quyền về quyền lực và hạn chế các quyền cơ bản như quyền tự do ngôn luận, biểu đạt, báo chí, lập hội và tôn giáo, và thường sử dụng đe dọa về thể chất và quấy rối đối với người hoạt động xã hội. Bộ luật Hình sự của quốc gia cũng hình sự hóa việc thực hiện nhiều quyền cơ bản.

Gần đây, chúng tôi đã kêu gọi sự chú ý về các án tù nhiều năm đối với nhiều blogger, luật sư và nhà hoạt động xã hội, nhưng họ không phải là nạn nhân duy nhất của chính sách đàn áp của chế độ. Một nhóm khá lớn và đa dạng của các ứng cử viên độc lập đã cố gắng để ứng cử vào quốc hội gần đây để kiểm chứng rằng các ứng cử viên không phải đảng viên có thể tham gia vào cuộc bầu cử phức tạp, với nhiều quy trình từ cấp khu phố.

Mai Khôi, một ca sỹ- nhạc sỹ nổi tiếng là một trong số những người tự ứng cử đó. Cô không phải là một người bất đồng chính kiến, và cô muốn tìm kiếm một sự cởi mở hơn trong chính trị. Cô đã bị loại sớm khỏi cuộc bầu cử, như hầu hết các cử tri độc lập khác.



Obama phải gặp Mai Khôi và yêu cầu Việt Nam trả tự do cho Thích Quảng Độ, vị lãnh đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, người đã bị cầm tù, lưu đày và quản thúc tại gia trong ba thập kỷ qua. Ông đã viết một bức thư cho Tổng thống Obama, đề nghị tổng thống nói về hàng ngàn người Việt bị trừng phạt vì đi tìm tự do tôn giáo, dân chủ và nhân quyền. Obama không được làm ngơ việc đó.