Chùa
nầy trước 30/04/1975 chứa chấp cộng sản. Ông Obama đến để nói rằng chùa chiền
là môi trường để cộng sản lợi dụng. Tôn giáo là công cụ của Đảng chớ chẳng có
tự do tôn giáo gì hết. Còn Mỹ quan tâm niềm tin của người dân. Cho nên phải có tự do tôn giáo tại VN mới nói chuyện lớn..BBT. Blog.
VNTB- Phản ứng dư luận: Tại sao ông Obama
lại đến thăm 'chùa lạ'?
23.5.16.Việt
Nam Thời Báo.
VNTB - Đang dấy lên những
ngạc nhiên lẫn nghi ngại của khá nhiều dư luận trong nước và cộng đồng người
Việt hải ngoại về kế hoạch thăm "chùa lạ" của Tổng thống Obama trong
đợt công du Việt Nam tháng 5/2016.
Theo lịch trình thăm viếng Việt Nam do Nhà Trắng phổ
biến, Tổng thống Barrack Obama, sau bài diễn văn "với nhân dân Việt
Nam", dự kiến bắt đầu khoảng 12h trưa ngày Thứ Ba 24 tháng 5 năm
2016, sẽ ra sân bay Nội Bài để bay vào TP. HCM vào buổi chiều. Việc đầu tiên là
ông sẽ đến thăm Chùa Ngọc Hoàng (Phước Hải) để (theo lời ông Phó cố vấn an
ninh quốc gia Ben Rhodes) "bày tỏ thành kính và ngưỡng mộ văn hóa truyền
thống Việt Nam".
Quang cảnh nhếch nhác thường thấy trước chùa Phước
Hải (Ngọc Hoàng) ở đường Mai Thị Lựu, quận 1, TP.HCM. Địa chỉ này cũng khá nổi
tiếng với hiện tượng "buôn thần bán thánh". Phía Mỹ đã không biết hay
không quan tâm đến "đặc thù" này?
Nhưng theo tìm hiểu của những người Việt am hiểu,
chùa Ngọc Hoàng, mặc dầu mang tên “chùa” nhưng không phải là ngôi chùa vì nơi
đây thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế và thờ các thần linh quen thuộc trong tín ngưỡng
của người Tàu như: thần Thiên Lôi, thần giữ cửa, thần Thổ
Địa, thần Táo Quân,thần Hà Bá, thần Lã Tổ, Thái
Tuế, thần Lỗ Ban và Kim Hoa thánh mẫu. (1) BBT. Cộng đồng không hiểu vì sao mà
chính phủ và Giáo hội Phật Giáo Việt Nam lại giới thiệu ngôi chùa Tàu này với
Tổng thống Obama để ông "bày tỏ thành kính và ngưỡng mộ truyền thống văn
hóa Việt Nam"?
Phải chăng phía Mỹ đã bị "hố" khi để mặc
chính quyền Việt Nam đạo diễn một cuộc viếng thăm cơ sở tôn giáo hoàn toàn
không mang tính tiêu biểu, nếu không muốn nói là còn phát sinh những hơi hám
mang yếu tố "đồng chí tốt"?
HẾT BÀI.
(1) BBT hiểu như vầy:.
Người dân Việt Nam vốn có lòng tín ngưỡng. Đa phần người có tín ngưỡng không phân biệt chùa, am, miếu gì hết. Cứ hễ thấy có thờ phượng là vô thấp nhang, cầu nguyện. Con người có biên giới nhưng niềm tin không có biên giới.
Chỉ đến sau nầy các nhà nghiên cứu thấy có sự tín ngưỡng rồi mới phân tích và phân biệt: (ủa sao tin ông Quan Thánh vốn là người Tàu??? SIC/// Bộ người Nam mình không có sao phải kiếm ông Tàu về thờ??? Đó là lý luận đi ngược với thực tế cuộc sống....).
Tín ngưỡng đi trước, phân tích đi sau. Nhiều người phân tích theo ý mình mà không theo sự thật tín ngưỡng đã diễn ra. Đó là cái bệnh của học giả, còn học thiệt họ sẽ nhìn rằng không phải thờ ông Tàu, ông Tây, ông Ta nào hết mà thờ những giá trị chung và con người đó lúc còn sống đã thể hiện.
Con người còn sống ai cũng có lỗi lầm, các vị Phật, Tiên, Thánh, Thần khi mang xác phàm cũng không qua khỏi luật định đó. Nhưng cái phần sáng chói (NGƯỜI) lớn hơn cái phần (CON). Cái phần người trong các vị đó có công với nhân loại, được nhân loại nhìn nhận nên họ lấy đó làm bài học gương mẫu trong cuộc sống...
Nên dân chúng thờ phụng, kính ngưỡng cái phần người được thăng hoa trong các vị đó. Hiểu vậy thì mới bớt đi những văn bút trái ngang.
Nay kính.