14:04
Tổng thống
Obama rời Sài Gòn, chuẩn bị cho chuyến thăm Nhật tham dự Hội nghị G7.
Hàng ngàn người dân ở thành phố này đổ ra đường vẫy tay chào ông, kết thúc chuyến đi ba
ngày đến Việt Nam.
13:42
Luật sư Lê Công Định viết
trên Facebook cá nhân: Cuộc bầu cử rầm rộ và tốn
kém nhất Việt Nam vừa kết thúc và chính trị gia đắc cử rõ ràng là Barack
Obama, chứ không phải những gương mặt đảng cử u tối, trì độn đến chán phèo.
Dân chúng xuống đường đông đảo đón tiếp vị Tổng thống Hiệp Chủng Quốc cho thấy
lá phiếu của người Việt ngày nay đã chuyển hướng dành cho những chính khách
dân chủ và thể chế chính trị tự do mà họ đại diện.
Nếu bây giờ
có bầu cử đa đảng, chắc chắn các ứng viên cộng sản sẽ bị đánh bại thảm hại
với tỷ lệ áp đảo. Người cộng sản thừa biết vậy, nên chẳng bao giờ dám trưng
cầu dân ý về thể chế chính trị hoặc chấp nhận mô hình tranh cử tự do. Họ phải
vay mượn quá khứ ảo hoặc trở nên ngày càng tàn bạo thật để bám víu quyền lực
bằng mọi giá.
BLOG13:26
Bùi Văn
Phú
Nhà
báo tự do Bùi Văn Phú từ California: Hoa Kỳ và Việt Nam đang triển khai quan hệ hợp tác toàn diện đã
được Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Nước Trương Tấn Sáng đặt nền móng
trong chuyến thăm Hoa Kỳ của lãnh đạo Việt Nam vào tháng 7/2013.
Quan hệ này
có được hoàn thiện hay đưa lên tầm cao mới hay không tùy thuộc vào lựa chọn
của Hà Nội trong việc đáp ứng những yêu cầu của Hoa Kỳ trong chuyến viếng
thăm của Tổng thống Obama, đó là thả tù chính trị, cải cách luật pháp để
người dân có các quyền tự do phát biểu, báo chí, tôn giáo, hội họp mà không
bị an ninh quấy nhiễu, trấn áp hay bắt giam.
Trên bình
diện phát triển kinh tế, để thi hành hiệp định thương mại TPP mà Việt Nam đã
ký với Hoa Kỳ và mười quốc gia ven Thái Bình Dương, Hà Nội phải cho phép các
công đoàn độc lập được thành lập để quyền lợi công nhân được bảo vệ.
Sau chuyến đi
của Tổng thống Barack Obama, Hà Nội đáp ứng ra sao và chưa biết khi nào lại
có lãnh đạo Hoa Kỳ sang thăm Việt Nam, hay ngược lại, vì tháng 11 tới đây
nước Mỹ sẽ bầu chọn tổng thống mới.
Trước thái độ
xâm lấn và hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông, hy vọng sẽ có những đột
phá trong quan hệ Mỹ-Việt giúp tạo cơ hội cho lãnh đạo hai nước sớm gặp nhau
ở Washington để nâng cấp quan hệ lên tầm mới và tổng thống kế tiếp của Mỹ
cũng sẽ có cơ hội sớm đến thăm Việt Nam.
Chứ không
phải chờ lâu đến một thập niên, như chuyến đi của Tổng thống Barack Obama lúc
này.
BLOG13:15
Guardian
Báo Guardian (Anh) bình luận cái giá của việc tái
lập quan hệ chiến lược là nhân quyền bị gạt ra ngoài lề.
Đúng là ông
Obama đã gặp một nhóm các nhà hoạt động xã hội dân sự Việt Nam tại Hà Nội và
nói về các giá trị phổ quát trong bài phát biểu của ông.
Nhưng việc dỡ
bỏ lệnh cấm vận vũ khí - một động thái mà giới ngoại giao Mỹ lâu nay khẳng
định là tùy thuộc vào việc Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền - đã được công
bố mà không có bất kỳ thương lượng quan trọng nào.
Việc ông
Obama chỉ bày tỏ sự tiếc nuối về chuyện một số nhà hoạt động bị lực lượng an
ninh câu lưu trước khi đến gặp ông là chỉ dấu không tốt.
Việt Nam vẫn
là một nhà nước mạnh tay. Đảng Cộng sản vẫn độc quyền lãnh đạo. Những tiếng
nói bất đồng chính kiến bị khổng chế như đã thấy vào tháng này khi người biểu
tình vì môi trường bị bắt tại một số thành phố.
Tính toán địa
chính trị, chứ không phải vấn đề nhân quyền, bao trùm chuyến thăm Việt Nam
của ông Obama. Điều này dễ hiểu trong bối cảnh căng thẳng trong khu vực.
Nhưng kết cục hy vọng của người Việt mong đợi một sự thúc đẩy các quyền tự do
cơ bản đã bị khước từ. Đó cũng là một phần của di sản chính sách đối ngoại
của ông Obama.
BLOG12:50
CNN
Tập đoàn truyền thông CNN đưa tin khi bàn về tự do báo chí,
hội họp và tôn giáo, ông Obama nói rằng trong khi Hoa Kỳ không "áp đặt
một hình mẫu của Mỹ về chính phủ đối với Việt Nam, nước này nên cởi mở hơn về
việc bị soi xét để có thể phát triển "mạnh và thịnh vượng hơn".
Nhà Trắng cho
hay bài phát biểu của Tổng thống Obama được phát sóng trực tiếp trên truyền
hình Việt Nam. Việc phát sóng trên truyền hình nhà nước về việc chỉ trích các
vấn đề nhân quyền của Việt Nam là dường như chưa bao giờ có trước đây.
Trước khi nói
về chủ đề nhân quyền trước cử tọa người Việt, ông Obama đã gặp sáu đại diện
xã hội dân sự Việt Nam. Tổng thống lưu ý rằng một số nhà hoạt động đã bị ngăn
đến dự cuộc gặp này.
"Chúng
tôi không tiết lộ bất kỳ tên của nhà hoạt động nào không thể tham dự, nhưng
như Tổng thống nói, một số người được mời bị ngăn cản tới dự cuộc gặp",
phát ngôn viên Nhà Trắng Eric Schultz nói”.
12:29
Nữ Rapper
Suboi là bạn trẻ cuối cùng trao đổi với Tổng thống Obama. Suboi đã đọc một
đoạn rap ngắn nói về "người có nhà có xe, nhưng vì sao không hạnh
phúc", như cô giải thích cho ông Obama.
Tổng thống
Obama nói với Suboi: "Nghệ thuật, âm nhạc tạo cảm hứng cho con
người"
"Nghệ
thuật giúp bạn không chỉ nghĩ về mình mà đưa bạn vào tâm trí người khác. Bạn
nhận ra nỗi đau và hi vọng của người khác. Bạn nhận ra mình và người khác có
nhiều điểm chung."
"Nghệ
thuật đôi khi cũng nguy hiểm. Và các chính phủ lo sợ nghệ thuật. Nhưng tôi
tin rằng nếu cố gắng đàn áp nghệ thuật thì tức là đang cố đàn áp giấc mơ sâu
và khát vọng kín nhất của con người." - Ông nói.
Buổi gặp mặt
của Tổng thống Obama với giới trẻ tại Sài Gòn kết thúc, đây là hoạt động cuối
cùng của ông tại Việt Nam. Chiều nay, ông sẽ lên đường sang Nhật Bản dự hội
nghị G7.
|