Vụ Đỗ Đăng
Dư và những sai sót tố tụng
Luật sư Ngô Ngọc Trai
Gửi cho BBCVietnamese.com
6 tháng 5 2016.Tòa án Hà Nội thông báo đưa vụ án Đỗ Đăng Dư ra xét xử hôm 24/5. Ở
đây sự chậm trễ cho thấy Tòa án Hà Nội đã vi phạm quy định pháp luật về thời
hạn chuẩn bị xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự.
Image copyrightOther
Nửa năm trước xảy ra vụ thiếu niên Đỗ Đăng Dư 17 tuổi bị đánh tử
vong khi đang bị giam giữ tại Trại tạm giam số 3 Công an Thành phố Hà Nội. Khi
đó Bộ trưởng Bộ công an Trần Đại Quang đã có yêu cầu Giám đốc Công an Hà Nội
chỉ đạo khẩn trương điều tra, kết luận để xử lý nghiêm.
Việc điều tra đã sớm kết thúc và Viện Kiểm sát cũng sớm có cáo
trạng truy tố, nhưng Tòa án Thành phố Hà Nội lại trì hoãn kéo dài việc xét xử.
Câu hỏi đặt ra là lý do vì sao?
Trong vụ án này, việc xử lý đối tượng đánh chết Dư chỉ là một phần
vấn đề, mà quan trọng căn bản hơn là kiểm soát lại quy trình nghiệp vụ điều tra
giam giữ, xử lý nghiêm cán bộ làm sai để phòng ngừa ngăn chặn các vụ về sau.
Cho nên đứng trước sự thôi thúc xử lý trách nhiệm cán bộ, đây là
lý do mà cơ quan tư pháp dây dưa kéo dài nhằm giảm tránh trách nhiệm cho nhau.
Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án này sẽ còn thấy nhiều điều.
Mọi người đều biết rằng Vũ Văn Bình đánh Đỗ Đăng Dư vì lý do rửa
bát không sạch.
Vậy Bình có tư thế gì để đòi hỏi hạch sách việc Dư rửa bát không
sạch?
Hai hôm sau ngày Dư bị đánh, cơ quan điều tra đã yêu cầu Bình cùng
hai nhân chứng giam giữ cùng phòng viết bản tường trình. Cả ba đối tượng này
đều cung cấp thông tin Bình được thầy quản giáo phân làm ‘trưởng buồng’.
Lời tường trình ban đầu này của ba đối tượng có thể tin là đúng vì
tự nguyện và chưa bị tác động. Nhưng việc phân biệt trưởng buồng trong phòng
giam vốn dĩ bị nghiêm cấm vì dẫn đến bạo hành lẫn nhau.
Sau vài hôm cơ quan điều tra hỏi lại việc này thì Bình thay đổi
lời khai cho rằng việc phân trưởng buồng là do tự các thành viên trong phòng phân
công với nhau chứ cán bộ quản giáo không phân cho Bình làm trưởng buồng.
Việc Bình được hỏi lại và thay đổi lời khai như vậy cho thấy phần
nào dấu hiệu của hướng giải quyết bao che cho nhau.
Image copyrightChau DoanImage captionBà Đỗ Thị Mai, mẹ của bị can vị thành niên Đỗ Đăng Dư
Vấn đề tội danh
Theo kết quả điều tra, khi thấy Dư rửa bát bẩn, Bình đã yêu cầu Dư
ngồi xuống nói chuyện rồi dùng tay tát Dư, sau đó Bình đứng dậy giơ chân nện
gót xuống đầu Dư ba cái. Cơ quan điều tra khởi tố Bình về tội cố ý gây thương
tích và Viện kiểm sát cũng truy tố Bình về tội cố ý gây thương tích trong khi
thực ra đây là hành vi giết người.
Để hiểu rõ hơn mọi người hãy hình dung nếu chỉ với tay chân thì
làm sao có thể đánh chết một người?
Nếu chỉ đấm đá thông thường thì khó làm chết người, nhưng nếu làm
như Bình đã làm tức là nện gót nhiều cái vào đầu trong lúc Dư đang ngồi thì có
thể gây chết người. Cách thức tư thế ra đòn như vậy là một cách hạ thủ có tính
ngòn nghề bài bản.
Cho nên hành vi của Bình là giết người chứ không phải cố ý gây
thương tích. Và thực tế là Dư đã chết.
Nếu ai vẫn còn nghi ngờ về tội danh thì hãy hình dung lực tác động
vào cùng một điểm của ba phát gót của một thanh niên cao 1,7m với cái tuổi 17
bẻ gãy sừng trâu của nó.
Dầu vậy khi ra đòn có thể Bình đã không mong muốn Dư chết.
Nhưng Bộ luật Hình sự đã quy định rồi về hai trường hợp phạm tội
với lỗi cố ý.
Lỗi cố ý trực tiếp là khi người phạm tội thấy trước hành vi của
mình là nguy hiểm và mong muốn hậu quả xảy ra.
Còn lỗi cố ý gián tiếp là khi người phạm tội nhận thức rõ hành vi
của mình là nguy hiểm, tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả
xảy ra. Và đây là lỗi áp dụng đúng cho trường hợp của Bình. Tức là Bình tuy
không mong muốn nhưng có ý thức bỏ mặc hậu quả.
Image copyrightImage
captionPhòng giam nơi Đỗ Đăng Dư và các bạn tù bị giam giữ
Các cán bộ tư pháp là người am hiểu về các cách thức thủ đoạn phạm
tội và quy định pháp luật, họ sẽ thấy được hành vi của Bình là phạm tội giết
người. Song các cơ quan này lại xử lý về hành vi cố ý gây thương tích là nhằm
làm giảm đi tính chất mức độ nghiêm trọng của hành vi, qua đó giảm bớt mức độ
bức xúc tức giận của cộng đồng.
Vì nếu để sự việc nhưng đúng bản chất của nó mà không kìm hãm, sẽ
đẩy sự việc đi tới và dễ dàng dắt dây khiến nỗi giận giữ đòi hỏi xử lý cả trách
nhiệm của cán bộ quản giáo.
Cho nên vấn đề xác định tội danh của vụ án cần nhìn ra có nguyên
nhân động cơ đằng sau, có dấu hiệu của sự bao che bưng bít.
Tài liệu hồ sơ vụ án cũng cho biết hai lần Dư đi vệ sinh không kìm
hãm được dây ra bục xi măng nơi Dư và Bình nằm, khiến cho cả bọn phải dọn dẹp.
Không biết Dư đã ăn phải cái gì đến nỗi vậy?
Bình cũng khai không thấy gia đình gửi quà ký gửi cho Dư sử dụng,
cũng không thấy có ai thăm gặp Dư.
Sau khi Dư chết khám nghiệm tử thi thấy trên người có nhiều vết
thương, trong khi các đối tượng khai Dư chỉ bị đánh một lần là lần bị đánh
chết. Lý giải về các vết thương cơ quan điều tra xác định đó là do Dư đi lại bị
ngã trong phòng.
Tất cả những nội dung đó khiến luật sư không khỏi hình dung về
việc Dư đã bị đánh đập hành hạ trong phòng.
Bao che cho nhau?
Image captionLuật sư Trần Thu Nam, người bảo vệ quyền lợi cho gia đình Đỗ Đăng
Dư, hồi đầu tháng 11/2015 đã bị hành hung, tấn công khi theo đuổi vụ việc
Liên quan đến việc xử lý trách nhiệm của cán bộ quản giáo, Bộ
trưởng Công an Trần Đại Quang đã yêu cầu làm rõ toàn bộ quá trình công tác quản
lý tạm giam của cán bộ, chiến sĩ có liên quan đến vụ việc, nếu có sai phạm thì
xử lý theo quy định pháp luật.
Quá trình điều tra, việc xử lý trách nhiệm của lãnh đạo, chỉ huy
và cán bộ quản giáo của Trại tạm giam số 3 Công an Thành phố Hà Nội đã được cơ
quan cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hà Nội tách ra làm một vụ việc khác để
cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao điều tra xử lý.
Nhưng tới nay cơ quan này cũng không có bất cứ thông tin gì.
Khi vụ án xảy ra, có 14 luật sư ký đơn đề nghị khởi tố vụ án về
xâm phạm hoạt động tư pháp của cán bộ tư pháp huyện Chương Mỹ, đề nghị điều tra
làm rõ có sai phạm không trong việc bắt giam giữ Dư là trẻ vị thành niên mới 17
tuổi về hành vi trộm cắp tài sản chỉ 2 triệu đồng thuộc trường hợp ít nghiêm
trọng?
Cơ quan có thẩm quyền trách nhiệm trong việc này là Cơ quan Điều
tra của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đã không khởi tố vụ án, cũng chẳng trả
lời đơn 14 luật sư.
Điều đó nếu không phải là bao che cho sai phạm thì là gì?
Vụ Đỗ Đăng Dư nhận được sự quan tâm của đông đảo cộng đồng, vì môi
trường nguy hiểm xảy ra với Dư cũng có thể xảy ra với bất kỳ ai khác.
Bảo vệ cho gia đình Dư cũng chính là bảo vệ cho cộng đồng, là tìm
kiếm cơ chế trách nhiệm và thúc đẩy kiến tạo môi trường pháp lý an toàn cho mọi
người.
Bài
thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả, một luật sư đang hành nghề
tại Hà Nội.