Vợ luật sư
Nguyễn Văn Đài vận động quốc tế ủng hộ nhân quyền VN
24.04.2016
Một người vợ trẻ đơn thân vượt
trùng dương từ Việt Nam sang tận trời Âu để kêu oan cho chồng là một nhà hoạt
động nhân quyền có tiếng.
Đó là hành trình đầy thử thách
trong chuyến quốc tế vận dài ngày của chị Vũ Minh Khánh, vợ luật sư nhân quyền
Nguyễn Văn Đài, người đang bị Hà Nội khởi tố lần hai về tội danh ‘tuyên truyền
chống nhà nước’ sau các hoạt động cổ xúy cho dân chủ và phổ biến kiến thức nhân
quyền cho giới trẻ trong nước.
Chị Vũ Minh Khánh, vợ của luật sư
Nguyễn Văn Đài tại sân bay Los Angeles hôm 14/4/2016.
Trong câu chuyện với Tạp chí Thanh
Niên VOA hôm nay, chị Khánh chia sẻ về lịch trình cuộc vận động, thông điệp chị
muốn tỏ bày với thế giới, và những dự định phía trước trong trường hợp luật sư
Đài phải nhận thêm một bản án nữa vì điều 88, vốn bị xem là cái còng trói buộc
quyền tự do ngôn luận và tự do bày tỏ chính kiến của người dân trong nước.
Minh Khánh: Tôi không hiểu lý do gì mà chồng tôi bị bắt và bị khởi tố bởi tất cả những điều chồng tôi làm hoàn toàn không phạm pháp, không làm hại bất kỳ ai và cũng không làm hại đến quốc gia Việt Nam. Đây là điều hết sức vô lý trong luật pháp Việt Nam. Họ tạm giam, cách ly chồng tôi hoàn toàn. Chồng tôi không được gặp luật sư và người nhà. Lịch tạm giam này có thể kéo dài thêm hai lần nữa, tổng cộng là trong 1 năm họ không cần phải đưa ra tòa.
Minh Khánh: Tôi không hiểu lý do gì mà chồng tôi bị bắt và bị khởi tố bởi tất cả những điều chồng tôi làm hoàn toàn không phạm pháp, không làm hại bất kỳ ai và cũng không làm hại đến quốc gia Việt Nam. Đây là điều hết sức vô lý trong luật pháp Việt Nam. Họ tạm giam, cách ly chồng tôi hoàn toàn. Chồng tôi không được gặp luật sư và người nhà. Lịch tạm giam này có thể kéo dài thêm hai lần nữa, tổng cộng là trong 1 năm họ không cần phải đưa ra tòa.
Trà Mi: Với
tội danh đưa ra là ‘tuyên truyền chống nhà nước’, theo chị, luật sư Đài có
những hoạt động nào liên hệ tới tội danh này?
Minh Khánh: Tôi
khẳng định chồng tôi không làm điều gì chống nhà nước Việt Nam. Chồng tôi chỉ
đang làm tốt cho xã hội Việt Nam mà thôi. Những hoạt động của chồng tôi là bảo
vệ nhân quyền, điều mà ngay cả nhà nước Việt Nam cũng đang nỗ lực làm, theo
những gì họ công bố với quốc tế.
Việt Nam đã ký kết luật nhân quyền
quốc tế. Chồng tôi hoàn toàn thực hiện những điều theo Hiến pháp Việt Nam, theo
luật nhân quyền quốc tế. Chồng tôi giúp đỡ pháp lý cho những người bị oan ức,
bị cướp nhà, bị cướp đất, bị bất công hay bị đánh đập mà đã nhiều năm tháng
phải nằm ngủ ở vỉa hè để đi khiếu kiện. Chồng tôi dạy nhân quyền và luật pháp
quốc tế cho người trẻ để họ hiểu biết hơn về quyền của mình. Chồng tôi cũng
viết sách để giải thích các vấn đề luật pháp cho người dân. Tất cả những hoạt
động đó nhằm mục đích để Việt Nam có nhân quyền. Chông tôi cũng đồng thời là
người có ảnh hưởng khá tốt với chính giới quốc tế. Châu Âu, Hoa Kỳ, Australia
và các nước văn minh ủng hộ nhân quyền trên quốc tế chồng tôi đều có mối liên
hệ với họ để giúp cho người dân Việt Nam có được nhân quyền.
Tôi khẳng định chồng tôi không làm điều gì chống nhà nước Việt Nam. Chồng
tôi chỉ đang làm tốt cho xã hội Việt Nam mà thôi. Những hoạt động của chồng tôi
là bảo vệ nhân quyền, điều mà ngay cả nhà nước Việt Nam cũng đang nỗ lực làm,
theo những gì họ công bố với quốc tế.
Chị
Vũ Minh Khánh, vợ của luật sư Nguyễn Văn Đài, nói.
Trà Mi: Đôi
nét trong lịch trình vận động lần này, chị sẽ gặp những ai và hành trình kéo
dài trong bao lâu?
Minh Khánh: Tôi
sẽ gặp các dân biểu, Bộ Ngoại giao, các cơ quan truyền thông, các tổ chức bảo
vệ nhân quyền. Ngoài Mỹ, tôi sẽ tới Canada, Châu Âu và Úc với lịch trình trong
2 tháng.
Trà Mi: Chuyến
quốc tế vận này của chị chỉ để kêu oan cho chồng hay còn nhằm mục đích
nào khác?
Minh Khánh: Ngoài
việc kêu oan cho chồng, thông điệp của tôi là Việt Nam phải có nhân quyền. Tôi
mong ước người dân Việt phải có được những quyền đó để không còn bị cảm tháy
thiệt thòi, bất công.
Trà Mi: Vì
sao vận động cho một nhà đấu tranh nhân quyền tại Việt Nam mà chị không nhắm
tới sự ủng hộ của người Việt trong nước mà ‘mang chuông đi đánh xứ người’?
Minh Khánh: Cũng
có rất nhiều người trong nước đã liên tục làm các cuộc vận động cho anh Đài,
nhưng bởi vì trong nước không có nhân quyền nên đều là ‘thấp cổ bé họng’. Ngay
như chồng tôi là người bảo vệ nhân quyền, với những mối quan hệ rộng rãi trong
và ngoài nước như vậy mà còn bị bắt, huống chi những người khác? Vì vậy, cuộc
đấu tranh này cần nhiều sự ủng hộ của chính giới các nước giúp đỡ cho người dân
Việt Nam.
Trà Mi: Vì
sao lời kêu cứu của chị không được gửi gắm tới các dân biểu tại Việt Nam, vốn
là đại diện của những người dân trong nước, mà lại gửi tới các dân biểu Mỹ,
Canada, hay Úc?
Minh Khánh: Đây
quả thật cũng là một sự đau lòng và bất hạnh cho toàn dân Việt Nam nói chung.
Tôi chứng kiến nhiều cảnh những người dân chịu oan ức, đau khổ vì mất nhân
quyền. Họ chạy ra ôm chân những người hữu trách để xin giải quyết, nằm lăn ra
vỉa hè khóc lóc, giăng các tấm biển kêu oan suốt ngày, suốt tháng nhưng không
một ai giải quyết. Nếu tôi có đến ôm chân họ cũng không được giải quyết điều gì
cả. Tôi đã đến gặp Bộ Công an, trại giam nhưng tất cả những lời nói của tôi chỉ
đi vào một bức vách mà thôi. Thậm chí tôi còn bị gây phiền hà và khó khăn. Cho
nên, tôi phải ra nước ngoài để vận động.
Chồng tôi hoàn toàn thực hiện những điều theo Hiến pháp Việt Nam, theo
luật nhân quyền quốc tế. Chồng tôi giúp đỡ pháp lý cho những người bị oan ức,
bị cướp nhà, bị cướp đất, bị bất công hay bị đánh đập mà đã nhiều năm tháng
phải nằm ngủ ở vỉa hè để đi khiếu kiện. Chồng tôi dạy nhân quyền và luật pháp
quốc tế cho người trẻ để họ hiểu biết hơn về quyền của mình. Chồng tôi cũng
viết sách để giải thích các vấn đề luật pháp cho người dân. Tất cả những hoạt
động đó nhằm mục đích để Việt Nam có nhân quyền.
Chị
Nguyễn Thị Minh Khánh nói.
Trà Mi: Chị
nghĩ gì về các hoạt động của luật sư Đài so với khuôn khổ pháp luật Việt Nam
cấm tuyên truyền chống nhà nước?
Minh Khánh: Chồng
tôi đang thực hiện quyền tự do ngôn luận trong việc nói lên tiếng nói của người
dân và nói lên những vấn đề bức xúc trong xã hội, chồng tôi không hề tuyên
truyền chống nhà nước Việt Nam. Nhiều người đã nói điều 88 (tuyên truyền chống
nhà nước) là điều luật mơ hồ và vi hiến.
Trà Mi: Chị
nghĩ sao nếu luật sư Đài lại tiếp tục nhận thêm một bản án về tội danh này?
Minh Khánh: Chắc
chắn tôi sẽ tiếp tục lên tiếng, tiếp tục đấu tranh để đòi lại sự công bằng cho
chồng tôi. Nếu họ vẫn cố tình kết án chồng tôi, họ nên xem xét lại chính bản
thân mình. Hãy lắng nghe tiếng nói chung của cộng đồng thế giới. Việt Nam so
với các nước khác trên thế giới vẫn còn quá lạc hậu, quá yếu kém. Tôi mong rằng
chính quyền Việt Nam hãy nhìn nhận lại mình mà học hỏi theo các nước khác, để
người dân Việt Nam được hưởng những sự tốt đẹp hơn.
Trà Mi: Nếu
con đường theo đuổi nhân quyền của chồng chị tiếp tục bị khép lại sau song sắt
nhà tù, liệu thoát ly khỏi Việt Nam có là một giải pháp?
Minh Khánh: Vợ
chồng tôi đều không muốn đi đâu ra khỏi Việt Nam.
Chúng tôi muốn ở lại Việt Nam để tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam. Chồng tôi biết hoạt động như vậy rất nguy hiểm cho cá nhân và phải tiếp tục vào vòng lao lý, nhưng anh vẫn muốn làm điều gì đó để thật sự xây dựng đất nước này và tốt cho người dân Việt Nam. Đó là nguyện vọng và lý tưởng của chồng tôi.
Chúng tôi muốn ở lại Việt Nam để tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam. Chồng tôi biết hoạt động như vậy rất nguy hiểm cho cá nhân và phải tiếp tục vào vòng lao lý, nhưng anh vẫn muốn làm điều gì đó để thật sự xây dựng đất nước này và tốt cho người dân Việt Nam. Đó là nguyện vọng và lý tưởng của chồng tôi.
Trong chuyến thăm của Tổng thống Obama tới Việt Nam vào tháng 5 này, mong
ông sẽ đề cập đến vấn đề của anh Đài để anh Đài sớm được trả tự do vì tôi hiểu
rằng nước Mỹ luôn đi đầu thế giới về vấn đề quyền con người. Nước Mỹ có được sự
văn minh, tốt đẹp như bây giờ đó là vì họ xây dựng trên nền tảng quyền của con
người.
Vợ
luật sư Nguyễn Văn Đài nói.
Trà Mi: Với
người trẻ Việt Nam, đối tượng luật sư Đài hướng tới rất nhiều trong các hoạt
động bảo vệ nhân quyền, chị muốn họ biết gì về anh, một nhà hoạt động trẻ đã
hai lần bị khởi tố về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’?
Minh Khánh: Tôi
muốn thế hệ trẻ Việt Nam hãy dũng cảm đứng lên bảo vệ nhân quyền cho đất nước
này vì không điều gì đến một cách tự nhiên cả. Để có một xã hội tốt đẹp đòi hỏi
phải có những người dám hy sinh. Vì vậy, các bạn hãy dũng cảm dấn thân vì một
Việt Nam tốt đẹp.
Trà Mi: Đặt
chân tới Mỹ để kêu oan cho chồng mình là một nhà hoạt động nhân quyền, chị mong
muốn mối bang giao Việt-Mỹ sẽ giúp ích thế nào đối với tình hình nhân quyền
Việt Nam?
Minh Khánh: Việt
Nam cần phải thực hiện các cam kết nhân quyền để có được những kết nối tốt hơn
với các chính phủ văn minh trên thế giới. Trong chuyến thăm của Tổng thống
Obama tới Việt Nam vào tháng 5 này, mong ông sẽ đề cập đến vấn đề của anh Đài
để anh Đài sớm được trả tự do vì tôi hiểu rằng nước Mỹ luôn đi đầu thế giới về
vấn đề quyền con người. Nước Mỹ có được sự văn minh, tốt đẹp như bây giờ đó là
vì họ xây dựng trên nền tảng quyền của con người. Việc nhắm tới các lợi ích của
con người sẽ mang đến những điều tốt đẹp cho xã hội, chứ không phải là vấn đề
kinh tế điều khiển hay quyền lực điều khiển. Tôi mong muốn nước Mỹ khi đầu tư
kinh tế hay các mặt nào khác vào một quốc gia thì buộc đất nước đó phải có nhân
quyền để đảm bảo rằng quyền lợi đó đến được với tất cả mọi người dân.