Dân càng mất đạo đức thì cộng sản càng thích. Nó giúp cộng sản tồn tại. BBT Blog
7760. Đảng Cộng sản đã làm được gì cho
nhân dân?
Posted by adminbasam on 09/04/2016
VietTuSaigon. 9-4-2016
Vài tháng trở lại
đây, dường như tin tức Việt Nam xoay quanh bốn vấn đề: Những cuộc đấu đá chính
trị của trung ương đảng Cộng sản Việt Nam; Tình hình nắng hạn và nhiễm mặn trên
khắp cả nước; Những trận đấu tố của nhà cầm quyền nhắm đến các ứng viên tự do và;
Biển Đông trở thành sân nhà của Trung Quốc trong lúc nhà cầm quyền Cộng sản
Việt Nam bận tâm cho chỗ ngồi quyền lực.
Và, nếu nhìn vào tất cả các sự việc
trên đây, người ta có thể thốt lên rằng: Trời ơi, vậy thì người dân được gì?!
Lạ ở chỗ, trong lúc
đất nước đầy những rối ren từ kinh tế cho đến đối ngoại, nhưng có hai biểu hiện
thấy rất rõ của nhà nước và đại bộ phận người dân. Nhà nước thì mãi mê trong
chuyện đấu đá chính trị, sắp đặt quyền lực và bất chấp mọi giá để đấu tố, thậm
chí hành hung các ứng viên đại biểu quốc hội tự do.
Mặc cho người nông
dân phải đối mặt với nắng hạn, có thể nói rằng nắng hạn đã trải ra trên khắp
chiều dài cả nước, từ Bắc chí Nam không nơi nào là không lo lắng, không ngắc
ngoải với mặt đất khô khốc. Giá cả gia tăng, mùa màng thất bát nhưng lượng bia
rượu tiêu thụ trên cả nước vẫn tăng vùn vụt, các quán nhậu từ bình dân cho đến
cao cấp vẫn nườm nượp người ra vào.
Phải chăng Việt Nam
quá ấm no, quá hạnh phúc nên chính quyền chỉ lo chuyện sắp đặt chỗ ngồi còn
người dân thì mãi mê hưởng thụ? Bởi chúng ta đang sống trong một đất nước có
mật độ dân số đông thuộc vào top 10 thế giới, có tỉ lệ bệnh ung thư cao nhất
thế giới, có chỉ số đàn áp nhân quyền cao nhất thế giới, có tỉ lệ thất nghiệp
trong top đáng báo động nhất thế giới, tỉ lệ chết tai nạn giao thông cũng đứng
đầu thế giới, nạn cướp giật, xì ke ma túy và gái điếm cũng đứng vào hàng báo
động đỏ trên thế giới!
Với những cái đứng
đầu trên đây cũng là câu trả lời người Việt Nam có ấm no, có hạnh phúc, có “dân
chủ gấp vạn lần các nước tư bản” hay không. Và điều này cũng cho thấy cái sự
coi trọng ghế quyền lực, coi trọng lợi ích nhóm của giới lãnh đạo Cộng sản Việt
Nam cao đến mức nào. Từ câu nói “Nếu có đụng chạm trên biển Đông thì liệu chúng
ta có ngồi đây để tổ chức đại hội đảng được không?” của ông Nguyễn Phú Trọng
đến những báo cáo trước lúc về vườn của ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn là tình hình
biển Đông ổn định, không có gì đáng lo cũng đủ cho thấy các ông lo lắng cho đất
nước, dân tộc đến cỡ nào rồi!
Rồi nữa, chuyện hạn
hán, nhiễm mặn. Nếu các ông không để khai thác tài nguyên khoáng sản vô tội vạ,
các ông không để xây dựng thủy điện đầu nguồn vô tội vạ, không bỏ mặc những con
sông phải gồng mình gánh hàng triệu tấn nước thải, rác thải của các khu công
nghiệp thì tình trạng sông ngòi Việt Nam hiện tại có đến nỗi thê thảm như đang
thấy?
Việc này không thể
đổ thừa cho ý thức của người dân. Lý lẽ của một nhà cầm quyền tử tế đưa ra khi
đối mặt với một hiện tượng xã hội có khuynh hướng xấu, tiêu cực sẽ là chính
sách vĩ mô chưa hợp lý và nền giáo dục có vấn đề, cần phải điều chỉnh làm sạch
bộ máy nhà nước. Còn lý lẽ của một nhà cầm quyền chỉ biết coi trọng lợi ích phe
nhóm khi nhìn một vấn đề xã hội có tính tiêu cực sẽ là ý thức người dân quá
kém, thiếu văn hóa.
Trong khi đó, nếu
sống trong một chế độ coi trọng pháp luật, từ cán bộ cho đến công dân đều được
bảo vệ và chi phối bởi pháp luật thì người dân dù có muốn làm việc sai cũng
không dám làm. Ở đây, mạnh ai nấy làm, người ta không căn cứ trên những gì qui
định trong luật pháp mà khi xét một sự vụ, việc đầu tiên để xét là đối tượng
này con ai? Cha mẹ anh/chị/ông/bà ta có quyền lực như thế nào? Và đương nhiên
nếu đụng phải một thái tử đỏ thì mọi chuyện nhanh chóng đổi trắng thay đen.
Chưa bao giờ câu
“nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột” lại hợp thời, chí lý như hiện nay. Một
thường dân vào bệnh viện, do sự tắc trách của cán bộ y tế, từ chỗ gãy xương đùi
phải chịu cắt cụt mất một chân và tương lai phía trước xem như chấm dứt bởi nạn
nhân là một thiếu nữ nhà nghèo. Bởi vì quá nghèo, không có thế lực và đang sống
tại Việt Nam nên cô bé phải chịu thiệt thòi mọi bề, đó là một thực tế!
Và đừng hỏi tại sao
đất nước này có quá nhiều trộm cắp, quá nhiều lâm tặc, sa tặc, cẩu tặc, cướp
nhà băng, cướp giữa đường… Bởi lẽ, muốn hỏi câu này, trước tiên phải hỏi tại
Việt Nam có hay không hệ thống chính quyền mẫu mực, tử tế và coi trọng pháp
luật. Một khi hệ thống chính quyền, giới quan chức ngồi xổm trên luật pháp để
hưởng lợi thì tất nhiên nhân dân sẽ chịu lầm than, sẽ chịu bất công, sẽ thiệt
thòi và sự nhiễu loạn, rối ren sẽ ngày một thêm tăng.
Ngay trong lúc này,
người dân đồng bằng sông Cửu Long phải thoi thóp với nạn thiếu nước, miền Trung
hay miền Bắc cũng quay quắt với nắng hạn, đồng bào miền núi đang đối mặt với
nạn đói vì thiếu ăn… Có hàng vạn câu chuyện đau lòng đang xảy rat ra trên đất
nước nhưng mối bận tâm lớn nhất của nhà nước vẫn là chiến dịch vận động bầu cử
Quốc hội và Hội đồng nhân dân ba cấp.
Mà trên thực tế thì
cái chiến dịch vận động này vốn dĩ mang tính hình thức hơn mấy chục năm nay, nó
hoàn toàn không có giá trị dân bầu, cái quốc hội hay cái hội đồng các cấp của
các ông tự dựng lên để người dân đến ngày bầu cử lại lên bỏ phiếu như một
chuyện đã rồi. Nếu có người nào tham gia ứng cử tự do, không phải là người của
đảng giới thiệu thì các ông, các bà mặc sức đấu tố, chơi bẩn!
Điều này chỉ cho
thấy đất nước từ những năm 1955, 1956 đến nay vẫn chưa có gì thay đổi. Có thể
là nhà cửa xây dựng nhiều hơn, xe cộ đi lại nhiều hơn, đường sá rộng hơn, nhiều
hơn, thành phố cũng tăng cao… Nhưng để có được những thứ đó, người dân phải
còng lưng gánh chịu một con số nợ công trên 1000USD trên mỗi người. Về mặt tinh
thần hay sự tiến bộ, thì vẫn chưa có gì thay đổi nếu không muốn nói là đất nước
đã đi thụt lùi kể từ năm 1955 đến nay ở miền Bắc và từ 1975 đến nay trên cả hai
miền Nam Bắc.
Vì sao? Vì trên một
đất nước tiến bộ, câu chuyện đấu tố sẽ không bao giờ có đất sống. Chỉ có ở
những nơi mà sự man di, mọi rợ còn quá nặng thì hoạt động đấu tố mới có đất tồn
tại. Năm 1955, người ta xúm nhau đấu tố, ném đá, chôn sống, giết tróc trên miền
Bắc theo lời tuyên truyền và chỉ thị của đảng Cộng sản. Năm 2016, người ta vẫn
tiếp tục đấu tố, ném mắm tôm, thậm chí dàn tai nạn để ám sát nếu như việc đấu
tố chưa mang lại hiệu quả. Xét về bản chất, cách ứng xử và chiêu bài trị dân
của đảng Cộng sản từ những năm 1950 đến 2016 vẫn chưa có gì thay đổi, nếu không
muốn nói là có khuynh hướng tệ hơn.
Trong một đất nước
mà nhậu nhẹt trở thành thói quen không thể thiếu, quán nhậu mọc tràn lan vì lợi
nhuận cao, mức thuế thấp, rượu bia sản xuất và nhập tràn lan vì mức thuế thấp,
và người ta không còn biết làm gì trong giờ rảnh, giờ thất nghiệp ngoài nhậu.
Ngược lại, một cuốn
sách về dân chủ hay một cuốn sách đến từ quốc gia tiến bộ, khi vào Việt Nam,
mức thuế của nó sẽ dao động từ việc bắt bớ người mang sách, phân phát sách để
nhốt tù cho đến sinh mạng của chủ cuốn sách bị đe dọa. Thử hỏi, chính sách này gọi
là chính sách gì?!
Hiện tại, các cuộc
hội họp, ăn chơi, nhậu nhẹt và ca hát để vận động bầu cử quốc hội, bầu cử Hội
đồng nhân dân ba cấp đang rầm rộ khắp ba miền Việt Nam mặc dù thời gian bầu cử
vẫn còn khá lâu. Và khoản tiền để tổ chức các cuộc vận động như vậy hoàn toàn
không nhỏ, mặc dù khoản này vẫn là một bí mật nhưng nhìn vào các buổi tổ chức
người ta cũng có thể ước đoán được sự tốn kém của nó. Tất cả những hoạt động
rầm rộ và vô bổ này đều nhằm một mục đích duy nhất là tạo ra ảo giác về sự xuất
chúng của lãnh đạo Cộng sản trong nhân dân.
Và người dân không
được gì trong chuyện này ngoài lượng độc tố đi vào cơ thể ngày càng tăng, sự mụ
mị đầu óc cũng tăng thêm. Sức vóc của một đất nước đang có nguy cơ chuyển đổi
từ thước đo quật cường, lòng tự trọng và sự sáng tạo sang chỗ tửu lượng cao hay
thấp, uống ở đâu và uống với ai.
Thử hỏi cái đảng
Cộng ản đã làm được gì cho đất nước này ngoài những vấn nạn vừa nói trên trong
lúc nạn mất nước đang cận kề?!