Tại
sao không cầu cho Tòa Thánh an ninh?
(tt).
2/-
Nguyên tắc lập pháp hay triết lý Cao Đài.
Muốn làm môn đệ Đức Chí Tôn là phải minh
thệ (nguyên văn): “Tên gì? Họ gì? Thề rằng:
Từ đây biết một Đạo Cao - Đài Ngọc - Đế, chẳng đổi dạ đổi lòng, hiệp đồng
chư Môn - Đệ, gìn luật lệ Cao - Đài, như sau có lòng hai thì Thiên - tru, Địa -
lục.”
Nội dung quan trọng cần hiểu đúng:
Con hạc hòa bình chung quanh Tòa Thánh.
./- Từ
đây biết một Đạo Cao - Đài Ngọc - Đế có nghĩa Đạo Cao Đài của Ngọc Đế chỉ có một, và đã lập năm
1926 tại Chùa Gò Kén, Làng Long Thành Tỉnh Tây Ninh rồi. Không có Cao Đài thứ
hai nào hết. Từ 1926 về sau cứ hể có cái thứ hai thì biết ngay đó Cao Đài của
người lập; chắc chắn đó không phải của Ngọc Đế. Đó là nói riêng cho Đạo Cao
Đài. (7).
Rất nhiều người hiểu và truyền bá rằng
Thầy dạy như vậy là không nhìn nhận các đạo khác; nên không giao thiệp với tôn
giáo bạn... Đó là cách hiểu rất sai, nên rất tai hại.
./- ... Hiệp đồng chư môn đệ gìn luật lệ Cao Đài.... Hiệp đồng có
nghĩa là phải đoàn kết lại. Gìn luật lệ
Cao Đài có nghĩa là chính mình đừng có vi phạm, đừng có tự ý sửa chữa. Luật qui
định cầu phong, cầu thăng phải do nơi cơ bút thì đừng có đem banh vàng, xanh, đỏ
vào cung Đạo thay cho cơ bút rồi gọi thiên phong. Đó là hạng dối mình, dối
thiên hạ, chớ đạo đức gì đó.
Lại còn có hạng ngộ hơn hơn nên dõng dạc
tuyên bố: Tôi chỉ nhìn cái gì của Hội Thánh trước năm 1975 thôi, sau đó Tôi
không nhìn. Bây giờ Hội Thánh không có... nên ai nói sao cũng được; chừng cơ đạo
phục hồi họ có chết đi nữa ngôn luận ấy vẫn được trình ra để 03 Hội lập quyền vạn
linh định phận cho họ. Từ đó sẽ có khuôn thước cho việc lập ngôn. Đoàn kết thể hiện nhiều người cùng mục đích
và có tầm nhìn, có trách nhiệm chớ không phải là đoàn quân ô hợp...(8).
Vậy luật của Đạo Cao Đài là gì?
Trong hành chánh tôn giáo Pháp Chánh
Truyền (PCT) là căn bản nhất. (9). Xin phân tích một vài nội dung quan trọng của
PCT để làm sáng tỏ bài viết:
PCT phân biệt Hội Thánh Anh và Hội Thánh
Em.
Hội Thánh Anh:
./- Ấn định số lượng nhân sự trong Hội
Thánh Anh.
./- Ấn định có bao nhiêu phẩm cấp.
./- Mổi phẩm cấp có bao nhiêu nhân sự.
./- Cấp nào ở tại Tòa Thánh và cấp nào
còn phải đi hành đạo địa phương.
./- Chỉ có một Hội Thánh Anh.
Phân tích ra thì PCT ban quyền cho Hội
Thánh Anh và cũng định luôn rằng Hội Thánh Anh (từ phẩm Giáo Hữu trở lên) chỉ
có bao nhiêu đó là hết mức. Thiếu thì được nhưng không được phép dư dù chỉ một
người. Đức Chí Tôn đã cố định số phẩm cấp, quyền hạn và nhân sự cho thượng tầng.
Cách nầy đã triệt con đường thượng tầng dùng quyền của mình để khuynh đảo tổ chức
như đã từng diễn ra trong quá khứ. Giềng mối, kỷ cương một xã hội, một tổ chức
hư hoại là do thượng tầng tùy tiện canh cải, sửa đổi mà ra. Đức Chí Tôn ban
quyền cho Hội Thánh Anh và cấm triệt không cho tăng lên. Nhân sự Hội Thánh
anh ổn định; đó là yếu tố then chốt để Tòa Thánh được an ninh; cho nên không cần
chi phải cầu cho Tòa Thánh an ninh. Đó cũng là một trong những dấu ấn đặc sắc
thời Tam Kỳ Phổ Độ.
Thật vậy so sánh với các tôn giáo bạn ta
không thấy tôn giáo nào có bộ máy trung ương có những đặc điểm như thế.
Hội Thánh Em.
./- PCT qui định có 03 phẩm: Chánh Trị Sự,
Phó Trị Sự và Thông Sự.
./- Có hằng hà sa số Hội Thánh Em.
Theo đây chúng ta thấy thành phần Hội
Thánh Em vẫn chỉ có 03 phẩm kể trên, nhưng về số lượng thì phát triễn không ngừng.
Còn chất lượng?
Dĩ nhiên các vị chức việc chưa được huấn
luyện và trui rèn như đàn anh. Cho nên việc xãy ra tranh chấp, chưa đồng ý nhau,
có giải pháp khác nhau là việc đương nhiên phải xãy ra. Mà các địa phương chịu
trách nhiệm thực thi một trong những công thức rất quan trọng từ PCT: Càng thân cận với nhơn sanh lại càng chịu
nhiều sự khó khăn rắc rối; chúng ta phải liệu phương nào mà trừ diệt những sự
khó khăn ấy, khi mới nảy sanh ra. thì nền Đạo mới khỏi loạn lạc. (10).
Tăng trưởng, phát triễn là sự vận động
không ngừng nghĩ. Đã vận động thì đương nhiên có những giải pháp khác nhau. Do
đó nó kèm theo yếu tố mất an ninh cho con người và sự việc là điều hiểu được. Sự
đưa ra những giải pháp khác nhau là qui luật của xã hội, chớ chưa phải là mất
an ninh.
Nhưng nếu các giải pháp khác nhau đó
không có nơi giải quyết minh bạch theo khuôn luật (giá trị gốc) của tổ chức thì
lúc đó nó sẽ dẫn đến mất an ninh. Địa chỉ để giải quyết minh bạch đó là Hội
Thánh Anh.
Hội Thánh Anh căn cứ vào khuôn thước để
giải quyết thì có sự khẩu phục, tâm phục. Hội Thánh Anh phải đưa những giá trị
hành động so sánh với giá trị gốc và đưa ra những nhận định, phán quyết mẫu mực
là điều kiện căn bản làm cho Thánh thất an ninh. Mọi vấn nạn phải được Hội
Thánh Anh giải quyết sòng phẳng, kịp thời. Cùng một sự việc nếu Hội Thánh Anh
có hai cách giải quyết khác nhau thì có kêu gọi địa phương an ninh đều là vô
ích. Còn như hiểu Thánh Thất an ninh theo nghĩa không có những nhận định, giải
pháp khác nhau là điều không tưởng.
Bởi vì giữa Thầy (Đức Chí Tôn) và anh Cả
(Đức Lý Giáo Tông) còn có ý tưởng, giải pháp khác nhau (trong việc lập Tân Luật)
thì giữa người phàm với nhau làm sao thuận tình hết. Vấn đề là cách giải quyết
thế nào mà thôi.
Bài học của Thầy và anh Cả để lại là Thầy
đã theo ý anh Cả. Thầy là bậc Chí Tôn mà chìu theo anh Cả không phải Thầy sai. Đó
chính là bài học về giá trị gốc và giá trị hành động. Thầy là gốc nên giử
giá trị gốc. Đức Lý nhận nhiệm vụ với Thầy nên đưa ra giá trị hành động. Giá trị
hành động phù hợp với giá trị gốc; cho nên Thầy chấp nhận. Giá trị hành động
như phương tiện, giá trị gốc như cứu cánh. Phương tiện phù hợp với cứu cánh nên
được chấp nhận. Hai giá trị vẫn song hành một hiện hữu, một ẩn tàng không có việc
loại trừ trong trường hợp nầy.
Bậc Chí Tôn đến với môn sinh xưng là Thầy,
Đấng cao trọng đến xưng là anh Cả là bài học mẫu mực về sự hạ mình, sự khiêm
cung; vậy thì những vị còn mang xác phàm thực thi trách nhiệm thế thiên hành
hóa cũng nên noi đó mà bớt phần TÔI trong lớp áo thiên phong.
Đức Hộ Pháp dạy chức sắc thiên phong
cũng chẳng phải ba đầu sáu tay chi đó mà hơn em út đặng; cho nên có hơn nhau là
ở hai chữ đạo đức mà thôi. Những đàn em tâng bốc, nịnh bợ chức sắc đàn anh có
biết đâu rằng họ đã cài thòng lọng để xiếc cổ đàn anh mà thôi. (11)
Tóm lại khi tìm những giải pháp khác
nhau để đi đến mục đích, cứu cánh; nếu những giải pháp khác biệt có nơi giải
quyết minh bạch thì không thể gọi là mất an ninh. Nó là điều kiện cần thiết để
tiến bộ chớ không phải là một bi kịch.
Đó là cách lập pháp, là triết lý của Thầy
trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Thầy dạy trong thiên thơ rằng:... ai là người hữu tâm với nhân loại nhìn thấy
cách lập pháp của Thầy mà không mừng dùm cho nhân loại...
Vậy trong cách lập pháp của Thầy có gì đặc
biệt?
Thiễn nghĩ đó là ấn định quyền của thượng
tầng (Hội Thánh Anh) và hạ tầng (Hội Thánh Em) xong rồi cấm sửa đổi trong bất cứ
tình huống nào? Trong đó thượng tầng chỉ có một. Còn hạ tầng Thầy cho sanh hóa
hằng hà sa số, vô cùng, vô tận. Đó là cách Thầy không cho thượng tầng lấn áp hạ
tầng (vì hạ tầng ngày một đông đảo, mạnh mẽ mà bị đè nén nó sẽ nổ tung không kiểm
soát được và quan trọng hơn là nó trái với giá trị: Dân chủ mục, Tự do quyền).
Thầy đã cài sẳn lập trình để thượng tầng không được vi phạm những qui định của
Thầy.
Xét riêng về chủ đề của bài viết: tại
sao không cầu cho Tòa Thánh an ninh? Ta thấy Hội Thánh Anh chỉ có một (với phân
khúc nhân sự hành đạo ở Tòa Thánh từ cấp Phối Sư trở lên) mà không an ninh thì
làm sao gọi là Hội Thánh Anh?
Chúng ta cũng biết rằng theo luật đạo từ
phẩm Đầu Sư trở lên muốn tiếp xúc với ai phải cho Hội Thánh biết. Nghĩa là quyền
đạo càng cao thì càng phải chịu sự kiểm
soát nghiêm nhặc, đó là điểm rất khác biệt với quyền đời.
Thành phần Hội Thánh Anh đi địa phương từ
phẩm Giáo Sư đổ xuống Lễ Sanh mới chung đụng với nhơn sanh. Mà nhơn sanh thì
nhiều tánh nhiều ý nên mới dễ xãy ra chinh chạm, mới dễ bị thất tình lục dục loạn
động, cho nên phải cầu cho các địa phương an ninh (Thánh Thất an ninh). Nơi nào
dễ bị mất an ninh thì mới cầu cho nơi đó được an ninh. Thứ nữa nếu như tất cả
các Thánh Thất đều an ninh thì Tòa Thánh (thượng tầng) có muốn mất an ninh cũng
không được với hạ tầng vốn đã được phân quyền hành chánh rất minh bạch. Hơn nữa
những thử thách mà người hành đạo nơi địa phương phải đương đầu là danh, là quyền
và mối quan hệ nam, nữ nên rất dễ mất an ninh.
Đạo Cao Đài có thể pháp và bí pháp song
hành nhau, cả hai tương liên, tương tiếp, tương tùy biến hóa như âm dương mới đủ
sức để xây dựng nền văn minh mới cho nhân loại trong thất ức niên.
Các thể pháp của đạo vốn đa dạng còn bí
pháp thì lại nhiều tầng, nhiều nấc; tri thức của một người cho dù cao kiến đến
đâu cũng khó mà thấu triệt. Đạo có chổ cho người bình dân ít học cho tới bực
thượng lưu trí thức (Vô thượng thậm thâm
vi diệu pháp). Thậm chí như Đức Thích Ca được người đời tôn vinh là Phật
(Thế Tôn), Ngài bỏ xác phàm về cõi thiêng liêng cho đến khi Thầy mở Tam Kỳ Phổ
Độ mới thọ đắc được Di Lặc Chơn Kinh (Ngã
kim thính văn đắc thọ trì = Đến nay ta mới nghe, hiểu và gìn giử) và sau đó
tình nguyện đem truyền giảng (Nguyện giải
Tân kinh chơn thiệt nghĩa). Đấng đã giác ngộ mà hơn hai ngàn năm sau mới biết
đến CƠ TẬN ĐỘ thì người còn mang thây phàm xác tục chớ có vội nghịch mạng cùng
Hội Thánh (là thánh thể của Chí Tôn tại thế). Cho nên thiên thơ mới dạy khiêm
cung là hạnh yêu dấu của Thầy.
Còn tiếp:
Quyền
thanh tra chính trị đạo thuộc về ai?
CHÚ THÍCH.
(7)/- Theo đây thì các chi phái Cao Đài
có trước năm 1975 không phải do Ngọc đế lập mà do con người lập. Về đạo học đây
là thời kỳ Đạo Cao Đài còn dùng cơ bút. Cho nên họ thường nói cơ bút dạy họ lập
chi phái. Mà cơ bút vốn hư hư thiệt thiệt nên đa số không dám phán quyết dứt
khoát... Nhưng may thay Lời minh thệ đã soi sáng...
Đến 09/05/1997 có một chi phái Cao Đài nẫy
sanh tại Tòa Thánh Tây Ninh. Đây là chi phái Cao Đài do con người lập vào thời
kỳ ngưng cơ bút. Hậu quả của nó còn to lớn hơn tất cả các chi phái Cao Đài thời
có cơ bút cộng lại.
Thầy than: Chẳng mất một con nghiệt cả bầy là như vậy
Thời ngưng cơ bút nên chi phái nầy bí
quá phải đem banh vàng, xanh, đỏ vào cung Đạo thay cho cơ bút chấm phái cho Lễ
Sanh và Giáo Hữu. Chấm phái cho Lễ Sanh là diện từ chức việc, công quả cầu banh
phong. Chấm phái cho Giáo Hữu là diện Hiền Tài Ban Thế Đạo cầu banh phong.
Chi phái nầy chiếm Tòa Thánh Tây Ninh
nên độc hại hơn hết. Người trong nước theo chi phái nầy có 02 diện: do áp lực nhà cầm quyền ép phải theo hay do
không biết mà theo rất khó phân biệt vì họ không nói thật. Còn ở hải ngoại mà về
cầu banh phong với chi phái bắt banh nầy thiễn nghỉ chỉ có một diện: tay sai của
nhà cầm quyền cộng sản mà thôi. Chi phái đã đủ âm dương (thời có cơ bút và
không cơ bút) nên phát triển mạnh mẽ lấn át cái gốc là Đạo Cao Đài lập năm
1926.
Xét về Hội Thánh Đạo Cao Đài lập năm
1926 theo lẽ âm dương ta cũng thấy: Hội Thánh trước đây là do cơ bút lập thành
(Chí Tôn và các Đấng hữu trách: Thiên thượng). Sau khi hoàn thành phần cơ bản:
để lại bài bản cho thiên hạ thì Hội Thánh đó đã giải thể (Giải Thể Phật: vãng;
hết phận sự). Hiện nay không có cơ bút;
cho nên tới đây thiên hạ (Đại Hội Nhơn Sanh) lập thành Hội Thánh và dâng lên
cho thiên thượng định phận (Giải Thể Phật: lai; hiểu rõ thể thức để bắt đầu phận
sự). Hội Thánh có đủ hai chiều âm dương thì ngọn cờ cứu thế mới tung bay.
(8)/- Rất nhiều người đọc và giảng câu:
... hiệp đồng chư môn đệ... nhưng sở
hành thì cứ khư khư một mình chẳng liên kết, liên hiệp với đồng môn để lo gở
cái ách nạn của đạo. Lại còn cười chê người tranh đấu cho đạo quyền là nhảy vào
ổ kiến lửa... hay tung ngôn luận những người đó chưa được nhà cầm quyền hiện
nay thừa nhận nên không hiệp đồng được... xin thưa rằng: muốn được nhà cầm quyền
hiện nay thừa nhận thì cứ theo chi phái lập ngày 09/05/1997 hiện do ông Tám
lãnh đạo cho vừa mâm vừa bát...
(9)/- PCT là căn bản của pháp luật đạo.
Nhưng PCT không phải là duy nhất; PCT
xuất phát từ thiên thơ (là Thánh Ngôn Hiệp Tuyển) nên cũng phải tùng theo thiên
thơ. Từ thiên thơ mới có 03 Hội lập quyền vạn linh, có Phước Thiện và Đức Hộ
Pháp còn cho biết trước sẽ còn nhiều cơ quan khác cũng xuất phát từ thiên thơ
mà ra (xem BNS Thông Tin số 77).
Theo PCT thì dây sắc lịnh có quyền năng
tuyệt đối trong hành chánh tôn giáo. Nhưng trong 03 Hội lập quyền vạn linh thì
15 phẩm bậc có dây sắc lịnh không dùng đến nên mới có sự bàn luận và biểu quyết.
Điều đó chứng tỏ PCT thuộc về hành chánh tôn giáo và 03 Hội lập quyền vạn linh
thuộc về Chánh trị đạo.
Hành chánh tôn giáo là phương tiện để thực
thi chánh trị đạo để đạt đến cứu cánh của tôn giáo: lập một nền văn minh mới
cho nhân loại. Nền văn minh Thiên Chúa Giáo là nền văn minh tứ tượng. Kinh
thánh có 04 bộ (Kinh thánh theo Mác, theo Giăng, theo Ma thi ơ; theo Lu ca). Một
tháng đi nhà thờ 04 lần (04 ngày chủ nhật). Xét theo âm dương 04 ngày chủ nhật
đều có mặt trời; không quan hệ đến mặt trăng (trăng tròn, trăng khuyết, có
trăng hay không có trăng). Tứ tượng muốn tiến về Thái cực phải qua lưỡng
nghi.
Nền văn minh Cao Đài Giáo là nền văn
minh lưỡng nghi. Thiên thơ có 02 quyển. Một tháng đến Thánh Thất hay Điện Thờ
02 lần mùng một và mười lăm. Ngày thì đương nhiên đã có mặt trời; còn mặt
trăng? Mùng một không trăng, 15 trăng tròn. Ngày đến cúng nơi Thánh Thất hay Điện
thờ theo qui luật lặn, mọc của mặt trăng. Về khoa học mặt trăng là hành tinh chết
không có đời sống thường thấy. Trong đạo học mặt trăng là trạm dừng chân cho
các chơn linh trước khi xuống thế (là địa cầu chúng ta đang sống). Mặt trăng là
chơn thần trong bộ ba: Mặt trời, mặt trăng và mặt đất. Lưỡng nghi nhứt âm, nhứt dương gần với Thái Cực
hơn tứ tượng.
Văn minh Cao Đài giáo còn gọi là văn
minh tâm linh, hay văn minh nhơn đạo. (1.a). Ngày khởi xướng cho nền văn minh mới
là ngày Hội Yến Diêu Trì Cung lần đầu tiên của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (năm Kỷ Sửu
“1925” tại Sài Gòn. Nhà của Đức Cao Thượng Phẩm “Cao Quỳnh Cư”).
Cứu cánh của Đạo Cao Đài: Lập địa cầu 67
cho nhân loại sống trong bác ái – công bằng. Thể pháp của địa cầu 67 thể hiện tại
Cửa Hòa Viện (cửa 01) và cửa số 02. (Xem Địa Cầu 67 qua thể pháp).
Nhân loại đã trãi qua 03 nền văn minh:
Văn minh nông nghiệp, Văn minh công nghiệp, Văn minh điện và điện tử. Nay thêm
một nền văn minh mới nữa là văn minh tâm linh. Từ tâm linh được khai sáng con
người mới hiểu được Đạo làm người (văn minh nhơn đạo) và con người trọng nhau
qua chữ đạo.
Lưu ý rằng chữ nhơn đạo là đạo làm người;
mà đạo làm người thì phải thực hiện ngũ chi: Nhơn đạo, Thần đạo, Thánh Đạo,
Tiên đạo và Phật đạo. Chữ nhơn đạo trong văn minh nhơn đạo có giá trị khác với
chữ Nhơn đạo trong ngũ chi.
Báo Ân Từ hiện nay có thờ Đức Phật Mẫu.
Trong mâm trái cây Phật Mẫu ban cho nhân loại có 04 trái đào. Đó là tượng trưng
cho 04 nền văn minh (nông nghiệp, công nghiệp, điện và điện tử, cuối cùng là
văn minh tâm linh) theo nghĩa câu số 14 trong Phật Mẫu Chơn Kinh:
Chưởng
đào tiên thủ giải trường tồn.
Điều nầy lại liên quan hay đan chéo với
ý nghĩa chữ Đạo Đức Học Đường trong tôn giáo. Từ đó mới cần minh lý: Tại sao
Thánh Thất và Đạo Đức Học Đường đi liền nhau. Muốn xây dựng một nền văn minh mới
phải có con người mới. Muốn có con người mới phải do chính chúng ta gây dựng
theo nguyên tắc: Đạo Đức phát sinh ra học đường; nên nhân sự từ Đạo Đức Học Đường
luôn luôn phải giử giá trị gốc: dụng đạo đức để cư xử trên đường đạo và đường đời.
...Lấy đạo đức để dìu đời giác ngộ,
Dụng
bạo tàn đâu phải chổ an bang...
Chữ giáo hóa trong câu kinh: Đã gầy dựng nên quyền giáo hóa vốn rất đa dạng; mà một trong những ý nghĩa
thâm sâu của nó là Đạo Đức Học Đường. Cho nên Thầy dạy phải góp nhóp lo mở Trường
học, Dưỡng lão ấu rồi mới tới Tịnh Thất. Thầy dạy rõ: Chẳng cần chi con lo lập Thánh-Thất của Thầy
và sùng tu Phật tượng chi hết....
Soi lại thì ngày nay trường Đạo Đức Học Đường của Đạo hầu như không có. Hỏi vậy
môn đệ có làm đúng lời Thầy dạy hay chưa???
Thưa rằng chúng tôi đang trình chánh lời
Thầy dạy trước công luận, và soi chiếu nó với thực tế. Những người nào muốn kết
tội chúng tôi nên nhớ rằng chúng tôi chỉ là tòng phạm còn chánh phạm là Thầy.
Chẳng nhẽ chúng tôi ứng dụng lời Thầy dạy để gây ý thức cho người đạo, cho hậu
tấn lại phải xin ý vị nầy vị nọ xem lúc nầy có được phép nói hay không chăng?
Chúng tôi theo Thầy thì cứ dùng lời Thầy làm căn bản không lý gì tới việc mấy
ông anh, bà chị kêu lên sao lại nói lúc nầy. Các em hậu tấn có đồng ý vậy
chăng?
(1.a)/- Chú thích trong chú thích.
Một số nghiên cứu từ các trường đại học
Phương Tây (Âu Mỹ) chia ra 05 loại trí thông minh: trí tuệ (luận lý), cảm xúc,
trực giác, hành động, tâm thức hay tâm linh. Trong đó thông minh tâm thức hay
tâm linh là quan trọng nhất.
Đây là dấu hiệu cho thấy Đông và Tây đều
chú trọng đến tâm linh. Nên việc tìm được tiếng nói chung chỉ còn là thời gian.
Văn minh Cao Đài giáo sẽ là cầu nối Đông
và Tây. Điều nầy thể hiện tại Đại Đồng Xã qua Đông Khán Đài (Đông Phương Triết
Học) và Tây Khán Đài (Tây Phương Khoa Học) ở hai bên Cửu Trùng Thiên (09 công
thức và một bộ luật cho nền van minh tâm linh).
Điều nầy làm sáng tỏ câu hỏi: Tại sao Đạo
Cao Đài đi cúng nơi Thánh Thất và Điện Thờ không căn cứ vào ngày chủ nhật (công
sở và xí nghiệp đều nghỉ...). Bởi vì Đạo lập nền văn minh lưỡng nghi thì không
thể tùng theo văn minh tứ tượng. Mà theo thời gian xã hội sẽ có sự hài hòa với
nền văn minh mới.
Nó cũng như hiện nay nhân loại đang chấp
nhận một thế kỷ là 100 năm. Nhưng Đức Hộ Pháp nói đó là sai. Đáng ra phải là
120 năm (Bội số chung của số 10 “Thập thiên can” và số 12 “Thập nhị địa chi”)
và Ngài đã để thể pháp đó tại Nghinh Phong Đài....
(10)/- Singapore là một quốc đảo có 682,7Km2, dân số 4.4 triệu.
Độc lập từ năm 1965. Hầu như không có sự ưu đãi nào của thiên nhiên, bờ biển
193 km mà không có một bãi tắm thiên nhiên nào, phải mua nước ngọt thường xuyên
của Malaysia …
Năm 2006 thu nhập bình quân đầu người 29.700 USD/ năm (Nhật có: 29.400 USD).
Trong
khi đó bình quân thu nhập người dân V.N là 636 USD/ năm. Việt Nam phải mất 197
năm mới đuổi kịp Singapore (giả thiết các 02 nước giữ được tốc độ phát triễn
trung bình như trong 10 năm qua…).
Vậy
nên nước nhiều nước đến học hỏi... Thủ Tướng Lý Hiển Long giải thích: Bí quyết thành công của Đảng Nhân dân hành động
(PAP)- đảng cầm quyền ở Singgapore? Không gì là to tát, theo lý giải của Thủ tướng
Singapore Lý Hiển Long đưa ra nhân cuộc vận động tranh cử ngày 4-5. Đó là vì
PAP nắm trong tay một “phần mềm nhỏ” có thể tóm gọn trong các kỷ năng: Năng lực
nhìn “xa hơn chân trời” giải quyết các vấn đề ngay khi chúng nẫy sinh và
quản lý mọi thứ một cách hiệu quả. “Phần mềm nhỏ” chính là khả năng
thích ứng nhanh nhạy với sự thay đổi của thời cuộc… (Báo Tuổi Trẻ ngày
05-5-2006).
Công
thức: ... giải quyết các vấn đề ngay khi
chúng nẫy sinh so với PCT nằm ở
phẩm CTS: Càng thân cận với nhơn sanh lại
càng chịu nhiều sự khó khăn rắc rối; chúng ta phải liệu phương nào mà trừ diệt
những sự khó khăn ấy, khi mới nảy sanh ra. thì nền Đạo mới khỏi loạn lạc.
Công thức: ... quản lý mọi thứ một cách hiệu quả so với PCT nằm ở phẩm Phó
Trị Sự: Mỗi ngày phải chạy tờ nhựt để cho Chánh Trị Sự hiểu điều động tịnh
trong địa phận của mình;
Đây là 02 công thức có trong PCT dành
cho BTS địa phương. PCT chú giải ban hành năm 1931. Công thức ông Lý Hiển Long
công bố có năm 2006. Vậy là cách nhau 75 năm.
Thiễn nghĩ còn một công thức của Thông sự:
... Bất kỳ Chức Sắc nào, dầu lớn nhỏ cũng vậy, khi Thông Sự có gặp (3) việc cần
dùng gắp rút trong khi hành chánh của Đạo thì buộc phải giúp đỡ binh vực.
Cho nên với 03 công thức của Hội Thánh
Em Đạo Cao Đài hoàn toàn đủ sức để xây dựng xã hội mới...văn minh mới.
Cầu cho Thánh thất an ninh cũng đồng
nghĩa với việc cầu cho Hội Thánh Anh, Hội Thánh Em làm đúng việc, đúng cách,
đúng nơi, đúng lúc.
(11)/- Thế nào là nịnh bợ tâng bốc?
Cứ thấy đàn anh đưa ra ý kiến chi chi lập
tức tung hô và chà đạp những người có nhận định khác bất chấp sự thật.
Chương trình hiến pháp (CTHP) ra năm
1928. Nhiều năm sau đó mới có chi phái nẫy sinh. Đức Quyền Giáo Tông mới nhắc lại
để áp dụng. Hội Thánh chưa từng có văn bản nào hủy bỏ CTHP hay Châu Tri. Vậy mà
một vài chức sắc nói chỉ áp dụng cho chi phái (không áp dụng cho tất cả người đạo).
Rồi chức sắc mới thủ phần mình: Muốn sao cũng được. Đàn em đi xa hơn nên viết bài
miệt thị những người dám phân tích CTHP theo nghĩa của văn bản. Ái da da... bảo
hoàng hơn vua để bợ đở chức sắc, thêm đầu thêm tay cho chức sắc cũng ngộ nhỉ???
Đạo lịnh 01/1979 hơn chục con dấu trong
đó. Mấy vị Sĩ Tải tuyên bố: ...Phải
cúi đầu nhìn nhận đó là pháp lý của Hội Thánh nhưng không nhìn nhận nội dung...
Tại sao lại cúi đầu về pháp lý mà không nhìn nhận nội dung?
Bởi vì có 11 con dấu trong đó làm sao
dám không nhìn?
Còn không nhìn nhận nội dung? Ai nói người
đó có trách nhiệm giải trình chúng tôi và nhiều người khác cũng đang muốn nghe
họ giải trình... mà họ cứ làm thinh thôi thì phải chờ đến lúc 03 hội lập quyền
vạn linh mời họ hay họ bỏ xác sớm thì về cõi hư linh mà giải trình.