7839. Bản tin của Dân biểu
Quốc hội Liên bang Đức Martin Patzelt ra ngày 15/04/2016
15-4-2016
Lời dẫn của tổ chức VETO! – Trong
bản tin gửi cử tri và công chúng Đức vào ngày 15/04/2016, Dân biểu Martin
Patzelt của Quốc hội Liên bang Đức đã đánh giá về chuyến đi sang Việt Nam
để quan sát phiên xử Blogger Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm) của ông.
Trái với những lời đồn rằng ông sang Việt Nam với tính cách
riêng tư, dân biểu Patzelt nhấn mạnh rằng chuyến công tác của ông nằm trong
chương trình “Dân biểu Bảo vệ Dân biểu” của Quốc hội Liên bang Đức.
Chương trình này hiện được mở rộng để bảo vệ cho cả cho những Người Bảo vệ Nhân
quyền trên thế giới chứ không riêng gì cho các vị dân cử.
Trong số những tù nhân chính trị Việt Nam nằm trong chương trình
này có bà Đỗ Thị Minh Hạnh, bà Mai Thị Dung, ông Nguyễn Hữu Vinh và ông Nguyễn
văn Đài. Ở cuối bài, Dân biểu Patzelt cho biết trong
chuyến đi Việt Nam lần tới ông sẽ đến thăm Nguyễn Hữu Vinh trong nhà tù. Ngoài
ra chính phủ Đức sẽ chính thức đặt vấn đề cấp giấy phép cho các quan sát viên
phiên tòa như là một phần của Chương trình Hợp tác trong Lĩnh vực Pháp luật và
Tư pháp giữa Đức và Việt Nam có từ năm 2009 (dân biểu Patzelt gọi là Đối thoại
Pháp quyền).
Tổ chức VETO! cho rằng việc giám sát phiên xử bởi các quan sát
viên độc lập là một phần không thể thiếu được của một phiên xử công khai và
công bằng. Việt Nam đã tham gia vào Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính
trị (ICCPR) do đó sẽ phải tôn trọng điều ước quốc tế liên quan đến quyền được
xét xử công bằng (điều 14, ICCPR). Việc giám sát phiên xử do đó không thể bị
xem là việc can thiệp vào nội bộ một quốc gia mà là việc cùng nhau hợp tác để
bảo vệ nhân quyền dựa trên cam kết quốc tế. Trong phiên xử ông Nguyễn Hữu Vinh
và bà Nguyễn thị Minh Thúy, các quan sát viên quốc tế đã bị đưa vào ngồi trong
một phòng riêng để theo dõi diễn tiến phiên xử trên màn ảnh truyền hình. Chương
trình truyền hình này đã chấm dứt trước khi các bị can nói lời cuối cùng. VETO!
cho rằng việc giới hạn số quan sát viên và cách sắp đặt đối với họ trong phiên
xử vào ngày 23/3/2016 vừa qua đã hoàn toàn không thỏa mãn các tiêu chuẩn về xét
xử công khai và công bằng.
Sau đây là bản dịch bài ‘Resonanz auf meine Reise nach Vietnam (Âm
vang chuyến đi Việt Nam của tôi)” trong Bản tin của Dân biểu Quốc hội Liên bang
Đức Martin Patzelt ra ngày 15/04/2016. Cho bản dịch tiếng Việt người dịch đã
đặt tựa đề “Tôi sẽ vào nhà tù thăm Nguyễn Hữu Vinh”.
Tôi sẽ đến thăm Nguyễn Hữu
Vinh trong nhà tù
15-4-2016
Dân biểu Quốc hội Liên bang Đức Martin Patzelt trước tòa án Hà
Nội
Thứ hai ngày 11/04/2016 vừa qua, tôi gặp ông Vũ Quốc Dụng, Giám
đốc điều hành “Mạng Lưới Những Người Bảo Vệ Nhân Quyền VETO!”, phân bộ Đức. Là
người tích cực bảo vệ nhân quyền, ông Dụng đã góp ý cho nội dung và hỗ trợ cho
chuyến công tác ở Việt Nam của tôi. Vừa qua tôi được Quốc hội Liên bang Đức ủy
nhiệm đến Hà Nội để quan sát phiên xử blogger Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm)
trong chương trình “Dân biểu Bảo vệ Dân biểu” của quốc hội. Ông Dụng đã trình
bày về âm vang đa dạng và đặc biệt tích cực trong một bản lượng giá chi tiết về
những phát biểu và hành động liên quan đến chuyến công tác chính thức của Quốc
hội Liên bang Đức này.
Nếu đã không được cho phép có mặt làm quan sát viên trong phòng
xử (lý do được nêu ra để từ chối tôi là phòng xử thiếu chỗ) và nếu đã không đạt
được việc trả tự do như tôi ước muốn hoặc một bản án nhẹ cho blogger Nguyễn Hữu
Vinh (Anh Ba Sàm) và bà cộng sự viên của ông thì tôi cũng đạt được một hiệu ứng
quan trọng khác. Nhờ đứng trước tòa án mà tôi đã có thể nói chuyện và bày tỏ tình đoàn kết với những người biểu tình ủng hộ Anh Ba Sàm.
Nhờ thế mà phiên toà đã thu hút được một sự quan tâm của công chúng lớn hơn rất
nhiều so với trường hợp tôi được vào tham dự bên trong. Tất cả những việc này
đã không làm vừa lòng nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Nhưng chúng
sẽ khích lệ nhiều người Việt Nam khác đang khao khát một xã hội dân chủ đa
nguyên với Tự do và Hòa giải nội bộ.
Bộ Ngoại giao và Tòa Đại sứ Đức tại Hà Nội cũng đã hỗ trợ và có
đánh giá tổng kết tích cực về chuyến công tác của tôi. Trong một công hàm gửi
Bộ Ngoại giao Việt Nam, Bộ Ngoại giao (Đức) đã bày tỏ sự đáng tiếc và không
đồng ý về việc tôi là một đại diện của Quốc hội Liên bang Đức mà không được cho
phép làm quan sát viên phiên tòa. Giờ đây Bộ Ngoại giao Đức sẽ nhân chuyến
viếng thăm của tôi để tiếp tục đàm phán về Chương trình Đối thoại Pháp quyền
với Việt Nam.
Chương trình “Dân biểu Bảo vệ Dân biểu” cung cấp cho chúng ta
những cơ hội tuyệt vời để có thể hành động cụ thể bảo vệ cho nhân quyền. Tôi sẽ
tiếp tục hoạt động trong chương trình này và dấn thân đòi cải thiện chế độ giam
giữ và trả tự do cho ông Nguyễn Hữu Vinh. Cho nên trong chương trình của chuyến
viếng thăm Việt Nam lần tới của tôi sẽ có việc đến thăm ông Vinh trong nhà tù.
Vũ
Quốc Dụng, Giám đốc điều hành “Mạng Lưới Những Người Bảo Vệ Nhân Quyền VETO!”,
phân bộ Đức
___
Trở lại với trường hợp nghị
sĩ Đức đến phiên toà xét xử Ba Sàm ở Hà Nội
15-4-2016
Dân biểu Đức Martin Patzelt. Nguồn: internet
Ông dân biểu Martin Patzelt của quốc hội Đức đến Hà Nội để theo
dõi phiên toà xét xử Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh. Nhà cầm quyền Việt Nam đã không
cho ông Martin được vào trong phiên toà. Khi kết thúc phiên toà, tờ báo Nhân
Dân hoạt động bằng ngân sách nhà nước, tiếng nói chính thức của Đảng Cộng Sản
Việt Nam có đăng một bài viết miệt thị ông Patzelt. Tờ báo này cho rằng ông
Martin không có tư cách để đòi hỏi được phép vào dự theo dõi phiên toà, nhân
thể đó miệt thị ông Martin là hoang tưởng và cố ý phá hoại quan hệ Việt Đức,
xúi dục kích động chống đối chế độ ở Việt Nam.
Mạng Lưới Những Người Bảo Vệ Nhân Quyền (VETO) đã có cuộc tiêp
xúc với thượng nghị sĩ Martin. Trong cuộc tiếp xúc này, ông Martin cho biết ông
đến phiên toà xử Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh ở Hà Nội do sự uỷ nhiệm của quốc hội
Liên Bang Đức. Chính vì thế các nhân viên đại sứ Liên Bang Đức tại Hà Nội đã
tháp tùng ông đến phiên toà. Sau phiên toà, Bộ Ngoại Giao Đức đã có công hàm
chỉ trích nhà nước Việt Nam không cho ông Martin vào.
Chúng ta nên nhớ, một khi Bộ Ngoại Giao Đức gửi công hàm chỉ
trích một nước khác, họ phải căn cứ trên những gì hai nước đã ký kết hoặc đã
thống nhất.
Với những gì Việt Nam đã ký kết với quốc tế và đặc biệt với nhà
nước Cộng Hoà Liên Bang Đức, việc báo Nhân Dân mô tả về tư cách này nọ của ông
là có tính chất xuyên tạc và lừa bịp dư luận.
Như tôi có lên tiếng nhờ ai đó là người Việt ở Đức có trách
nhiệm dịch bài báo Nhân Dân này để
gửi đến ông Martin, để ông thấy bộ mặt đểu cáng của chế độ Việt Nam xuyên tạc
chuyến đi của ông thế nào. Đến nay tôi đã nhận được giấy mới đến văn phòng của
ông Martin trong một ngày gần đây để trình bày về việc tờ báo Nhân xuyên tạc về
chuyến đi của ông cũng như tư cách dân biểu quốc hội CHLB Đức của ông.
Mời các bạn xem bản tin dưới của VETO
VETO! – Trong bản tin gửi cử tri và
công chúng Đức vào ngày 15/04/2016, Dân biểu Martin Patzelt của Quốc
hội Liên bang Đức đã đánh giá về chuyến đi sang Việt Nam để quan sát phiên xử
Blogger Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm) của ông. Trái với những lời đồn rằng
ông sang Việt Nam với tính cách riêng tư, dân biểu Patzelt nhấn mạnh rằng
chuyến công tác của ông nằm trong chương trình “Dân biểu Bảo vệ Dân biểu”
của Quốc hội Liên bang Đức. Chương trình này hiện được mở rộng để bảo vệ
cho cả cho những Người Bảo vệ Nhân quyền trên thế giới chứ không riêng gì cho
các vị dân cử. Trong số những tù nhân chính trị Việt Nam nằm trong chương trình
này có bà Đỗ Thị Minh Hạnh, bà Mai Thị Dung, ông Nguyễn Hữu Vinh và ông Nguyễn
văn Đài. Ở cuối bài, Dân biểu Patzelt cho biết chính phủ Đức sẽ chính thức đặt
vấn đề cấp giấy phép cho các quan sát viên phiên tòa như là một phần của Chương
trình Hợp tác trong Lĩnh vực Pháp luật và Tư pháp giữa Đức và Việt Nam có từ
năm 2009 (dân biểu Patzelt gọi là Đối thoại Pháp quyền).
Tổ chức VETO! cho rằng việc giám sát phiên xử bởi các quan sát
viên độc lập là một phần không thể thiếu được của một phiên xử công khai và
công bằng. Việt Nam đã tham gia vào Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính
trị (ICCPR) do đó sẽ phải tôn trọng điều ước quốc tế liên quan đến quyền được
xét xử công bằng (điều 14, ICCPR). Việc giám sát phiên xử do đó không thể bị xem
là việc can thiệp vào nội bộ một quốc gia mà là việc cùng nhau hợp tác để bảo
vệ nhân quyền dựa trên cam kết quốc tế. Trong phiên xử ông Nguyễn Hữu Vinh và
bà Nguyễn thị Minh Thúy, các quan sát viên quốc tế đã bị đưa vào ngồi trong một
phòng riêng để theo dõi diễn tiến phiên xử trên màn ảnh truyền hình. Chương
trình truyền hình này đã chấm dứt trước khi các bị can nói lời cuối cùng. VETO!
cho rằng việc giới hạn số quan sát viên và cách sắp đặt đối với họ trong phiên
xử vào ngày 23/3/2016 vừa qua đã hoàn toàn không thỏa mãn các tiêu chuẩn về xét
xử công khai và công bằng.
***
Bản tin của Dân biểu Martin Patzelt ra ngày 15/04/2016: http://www.martin-patzelt.de/image/inhalte/file/Newsletter_Martin_Patzelt_Nr_58.pdf
Âm vang của chuyến đi Việt Nam của tôi
Thứ hai ngày 11/04/2016 vừa qua, tôi gặp ông Vũ Quốc Dụng, Giám
đốc điều hành “Mạng Lưới Những Người Bảo Vệ Nhân Quyền VETO!”, phân bộ Đức. Là
người tích cực bảo vệ nhân quyền, ông Dụng đã góp ý cho nội dung và hỗ trợ cho
chuyến công tác ở Việt Nam của tôi. Vừa qua tôi được Quốc hội Liên bang Đức ủy
nhiệm đến Hà Nội để quan sát phiên xử blogger Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm)
trong chương trình “Dân biểu Bảo vệ Dân biểu” của quốc hội. Ông Dụng đã trình
bày về âm vang đa dạng và đặc biệt tích cực trong một bản lượng giá chi tiết về
những phát biểu và hành động liên quan đến chuyến công tác chính thức của Quốc
hội Liên bang Đức này.
Nếu đã không được cho phép có mặt làm quan sát viên trong phòng
xử (lý do được nêu ra để từ chối tôi là phòng xử thiếu chỗ) và nếu đã không đạt
được việc trả tự do như tôi ước muốn hoặc một bản án nhẹ cho blogger Nguyễn Hữu
Vinh (Anh Ba Sàm) và bà cộng sự viên của ông thì tôi cũng đạt được một hiệu ứng
quan trọng khác. Nhờ đứng trước tòa án mà tôi đã có thể nói chuyện và bày tỏ
tình đoàn kết với những người biểu tình ủng hộ Anh Ba Sàm. Nhờ thế mà phiên toà
đã thu hút được một sự quan tâm của công chúng lớn hơn rất nhiều so với trường
hợp tôi được vào tham dự bên trong. Tất cả những việc này đã không làm vừa lòng
nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Nhưng chúng sẽ khích lệ nhiều
người Việt Nam khác đang khao khát một xã hội dân chủ đa nguyên với Tự do và
Hòa giải nội bộ.
Bộ Ngoại giao và Tòa Đại sứ Đức tại Hà Nội cũng đã hỗ trợ và có
đánh giá tổng kết tích cực về chuyến công tác của tôi. Trong một công hàm gửi
Bộ Ngoại giao Việt Nam, Bộ Ngoại giao (Đức) đã bày tỏ sự đáng tiếc và không
đồng ý về việc tôi là một đại diện của Quốc hội Liên bang Đức mà không được cho
phép làm quan sát viên phiên tòa. Giờ đây Bộ Ngoại giao Đức sẽ nhân chuyến viếng
thăm của tôi để tiếp tục đàm phán về Chương trình Đối thoại Pháp quyền với Việt
Nam.
Chương trình “Dân biểu Bảo vệ Dân biểu” cung cấp cho chúng ta
những cơ hội tuyệt vời để có thể hành động cụ thể bảo vệ cho nhân quyền. Tôi sẽ
tiếp tục hoạt động trong chương trình này và dấn thân đòi cải thiện chế độ giam
giữ và trả tự do cho ông Nguyễn Hữu Vinh. Cho nên trong chương trình của chuyến
viếng thăm Việt Nam sắp tới của tôi sẽ có việc đến thăm ông Vinh trong nhà tù.