Trang

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2016

1206. MỸ ĐẾN, MỸ ĐI MỸ LẠI ĐẾN, MỸ ƠI LÀ MỸ...

Vì sao tổng thống Obama không nên đến Hà Nội?


. Việt Nam Thời báo.
Vũ Đức Khanh
So sánh luôn là một việc làm rất khó nhất là so sánh chính sách của một quốc gia đối với hai hoặc nhiều quốc gia khác nhau cùng lúc. Nhưng tôi nghĩ nếu có ai đó muốn làm so sánh chính sách của Hoa Kỳ đối với Miến Điện và Việt Nam từ đầu những năm 1990 thì đây là những trường hợp nghiên cứu rất thú vị, ít nhất về mặt học thuật.




Hình minh họa
So sánh luôn là một việc làm rất khó nhất là so sánh chính sách của một quốc gia đối với hai hoặc nhiều quốc gia khác nhau cùng lúc. Nhưng tôi nghĩ nếu có ai đó muốn làm so sánh chính sách của Hoa Kỳ đối với Miến Điện và Việt Nam từ đầu những năm 1990 thì đây là những trường hợp nghiên cứu rất thú vị, ít nhất về mặt học thuật.


Trong phạm vi của lời chia sẻ ở đây, tôi không có ý định so sánh gì cả mà chỉ nêu lên một vài ý để các bạn cùng suy nghĩ.


Hoa Kỳ luôn luôn dùng chính sách cứng rắn với Miến Điện và kết quả là Miến Điện đi đến được ngưỡng cửa của dân chủ và tổng thống Obama chỉ đến nơi đây khi đất nước này đã thực sự chuyển mình đi vào thế giới tự do.


Trong khi đó thì Việt Nam đã được Hoa Kỳ tưởng thưởng xứng đáng từ thời Bill Clinton cho đến nay. Tổng thống Obama, nếu ông đến Việt Nam vào cuối tháng 5 này như dự kiến thì ông sẽ là vị tổng thống Mỹ thứ ba đương nhiệm đến Hà Nội, một chế độ không những đã từng là kẻ thù không đội trời chung của Mỹ mà hiện giờ, chế độ chính trị của nước này cũng hoàn toàn xa lạ với nhiều giá trị cơ bản của người dân Mỹ.


Chính phủ Mỹ không phải lần đầu chỉ trích "thành tích nhân quyền" tồi tệ của Việt Nam. Và sự thật thì trên 20 năm qua, dù đã dùng hết lời với Hà Nội nhưng dường như Hoa Kỳ đang nói chuyện với những "khúc gỗ" biết đi, biết nghe, biết nói như người nhưng vẫn chưa hiểu và hành động như những người "bạn" mà Hoa Kỳ hằng mong đợi.


Mới đây, hôm 13/4, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry cho biết "tình trạng nhân quyền của Việt Nam" vẫn không khả quan khi ông chính thức công bố "Báo cáo Nhân quyền thường niên 2015" của chính phủ Mỹ giữa lúc hai nước đang chuẩn bị cho chuyến thăm Việt Nam của tổng thống Obama.


Ông John Kerry nêu rằng Hà Nội "hạn chế nghiêm trọng các quyền chính trị của công dân, nhất là quyền thay đổi chính phủ thông qua bầu cử tự do, công bằng; giới hạn các quyền tự do, kể cả tự do lập hội, hội họp và biểu đạt; và không bảo vệ đúng mức các quyền về trình tự pháp lý, trong đó có quyền được bảo vệ khỏi sự giam giữ tùy tiện."


Quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ dường như đã không tiến triển gì hơn so với 5 năm trước đây vì tình trạng nhân quyền của Việt Nam không khá, nếu không muốn nói là thụt lùi.


Từ hành pháp đến lập pháp Hoa Kỳ, không biết đã có bao nhiêu đoàn cấp cao đã từng đến Việt Nam và đã thẳng thắn trao đổi với lãnh đạo Hà Nội rằng họ muốn nhìn thấy một Việt Nam tự do hơn, dân chủ hơn và tôn trọng nhân quyền nhiều hơn nữa.


Hai quốc gia Việt Nam, Hoa Kỳ ngày nay chia sẻ nhiều quyền lợi, nghĩa vụ và lợi ích chung. Nhưng trong quan hệ ngoại giao hay bất cứ một mối quan hệ nào khác, chúng ta không thể chỉ dựa vào các quyền lợi của nhau mà hợp tác. Không thể lành mạnh và lâu bền khi chỉ là quan hệ đổi chác. Một mối quan hệ bền vững nhất thiết phải được xây dựng trên nền tảng của những giá trị chung mà các bên tham gia có cùng chia sẻ.


Bộ Ngoại giao Mỹ, hôm 13/4, thông báo Thứ trưởng Ngoại giao Thường trực Antony Blinken sẽ ghé thăm Hà Nội từ ngày 20-21/4. Thông báo trên cho biết một trong những hoạt động của ông Blinken tại đây là ông sẽ đọc một bài diễn văn về chính sách của Mỹ đối với Việt Nam và khu vực châu Á-Thái Bình Dương trước sinh viên và đội ngũ giáo viên trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Cũng xin nhắc lại rằng cách đây gần một năm vào giữa tháng 5/2015, ông Blinken đã đến Việt Nam với một chương trình nghị sự tương tự như chuyến viếng thăm lần này.


Việt Nam và Hoa Kỳ vẫn có những cuộc "Đối thoại Nhân quyền" thường niên từ nhiều năm qua nhưng tại sao phía Mỹ cứ liên tục lên tiếng phàn nàn?


Liệu mối quan hệ Mỹ-Việt có là một quan hệ "đồng sàng dị mộng"?


Liệu chính sách Việt Nam của tổng thống Obama đã thất bại? Tại sao một nhân vật số 2 của Bộ Ngoại giao Mỹ lại đến Việt Nam trong thời điểm này để trao đổi với giới học thuật Việt Nam về chính sách của Hoa Kỳ đối với quốc gia này? Liệu đối thoại cấp nhà nước giữa hai quốc gia đã thất bại?


Nếu ông Blinken đến Hà Nội để đi tiền trạm cho chuyến thăm chính thức Việt Nam của tổng thống Obama thì đây là một món quà mà Washington không nên tặng cho Hà Nội vì như thế các đồng minh và đối tác của Mỹ sẽ cho rằng những giá trị truyền thống cao đẹp của Mỹ chẳng qua chỉ là những áp lực để nhằm đổi chác quyền lợi. Và như thế thì liệu Miến Điện, Philippines hay bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới có còn đặt niềm tin vào lãnh đạo Mỹ?


Nhưng nếu ông Blinken đến Hà Nội để cố gắng hết sức giải thích cho Hà Nội hiểu rằng "nhân quyền là một trong những trụ cột quan trọng của chính sách Hoa Kỳ" thì dường như Hà Nội đã sắp gần hết giờ để có thể tiếp đón tổng thống Obama vào cuối tháng 5 này như dự kiến.


"Quân bất hý ngôn" nhưng tổng thống Obama cũng không thể tưởng thưởng cho những người của chế độ Hà Nội đã không biết tự tôn trọng mình.


Tổng thống Obama không thể vì lời hứa với cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hồi tháng 2 vừa qua mà tự chối bỏ danh dự và trách nhiệm của một lãnh đạo cộng đồng thế giới tự do.


Nếu nhân quyền thực sự là những giá trị thiêng liêng, cao quý mà Hoa Kỳ và nhân dân Mỹ tôn vinh thì việc tổng thống Obama đến Hà Nội vào thời điểm này là đồng nghĩa với việc phủ nhận những chỉ trích của chính phủ Mỹ về "thành tích nhân quyền" tồi tệ của chế độ Hà Nội. Đó là điều không thể chấp nhận được!


Vũ Đức Khanh

(FB. Vũ Đức Khanh)