Việt Hà, phóng viên RFA
2016-04-05.
Đại sứ lưu động về tự do tôn giáo
của Hoa Kỳ, ông David Saperstein vừa kết thúc chuyến thăm Thái Lan và Việt Nam
từ ngày 24 đến 31 tháng 3. Trong chuyến đi này ông đã gặp và nói chuyện với
những người tị nạn Việt Nam tại Thái Lan, các lãnh đạo tôn giáo trong nước và
quan chức chính phủ Việt Nam. Việt Hà hỏi chuyện ông sau chuyến đi này.
Đại
sứ lưu động về tự do tôn giáo của Hoa Kỳ, ông David Saperstein với bản Báo cáo
về Tự do Tôn giáo Quốc tế tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 14 tháng 10 năm 2015.
AFP photo
Việt Hà: Thưa ông được biết là trong chuyến thăm đến Thái Lan ông
đã gặp gỡ những người tị nạn tại đây. Xin ông cho biết tình hình của họ và
những mong ước của họ là gì?
ĐS. David Saperstein: Chúng tôi đã gặp những người tị
nạn từ những nước khác nhau, họ là người theo thiên chúa giáo, đạo hồi trong đó
có những người tị nạn từ cộng đồng thiểu số ở Việt Nam. Phần lớn trong số họ đã
đăng ký với UNHCR và đang trong quá trình xem xét. Họ sống trong điều kiện an
toàn. tất cả những người tìm kiếm quy chế tị nạn đến Thái Lan bao gồm cả những
người Việt Nam sống trong điều kiện không rõ ràng và ổn định cho đến khi họ có
được phỏng vấn chính thức với UNHCR. Trước đó, nếu họ bị giới chức chú ý tới
thì họ có thể bị tạm giữ trong các trại tạm giam.
Đây là một loạt những thách thức mà những người tìm kiếm quy chế
tị nạn gặp phải. Họ khá là an toàn ở đó và UNHCR đang cố gắng thu hẹp thời gian
chờ đợi được phỏng vấn cho họ. Những người đã nằm trong danh sách của UNHCR thì
họ được bảo vệ hoàn toàn như những người tị nạn khác trên khắp thế giới. Chúng
tôi đã nghe những câu chuyện của những người bị sách nhiễu vì thực hành tôn
giáo của họ trong những nhóm không được đăng ký. Họ bị giới chức chính quyền
sách nhiễu.
Cho nên có những người bị truy tố vì tôn giáo nhưng cũng có những
người không phải vì lý do tôn giáo mà vì lý do chính trị hay tham gia các phản
đối. Nhưng đã có người nói cho chúng tôi những câu chuyện đáng lo ngại về những
ngược đãi tôn giáo.
Việt Hà: Ở Việt Nam ông cũng đã gặp các đại diện lãnh đạo tôn giáo
trong nước. Họ đã nói gì với ông?
Với thứ trưởng Tô Lâm, chúng tôi
chủ yếu nói về vấn đề tù nhân lương tâm và những sách nhiễu bao gồm cả sách
nhiễu với vợ ông mục sư Chính.
- ĐS. David Saperstein
- ĐS. David Saperstein
ĐS. David Saperstein: Chúng tôi đã gặp những đại diện
lãnh đạo tôn giáo ở Hà Nội và Tây nguyên. Chúng tôi gặp những lãnh đạo tôn giáo
và những người thực hành tín ngưỡng tôn giáo thuộc các nhóm đạo được đăng ký và
chưa được đăng ký. Ở những thành phố lớn và nhiều nơi khác ở Việt Nam, có một
sự đồng ý khá phổ biến là đã có những cải thiện liên tục ví dụ như có thêm các
nhóm đạo và thờ phượng tại nhà được đăng ký, có thêm các nhóm tôn giáo chưa
được đăng ký nhưng vẫn hoạt động mà vẫn được an toàn hơn trước. Lần đầu tiên
những người thực hành tín ngưỡng tôn giáo tại nhà được thực hiện các dịch vụ xã
hội.
Chúng tôi thấy có những chương trình cai nghiện cho người nghiện
được điều hành bởi các nhóm đạo chưa đăng ký. Có một cảm giác là tình hình đang
dịch chuyển theo đúng hướng. Mặc dù vậy, mọi người đều nói rằng việc đăng ký
hoạt động là một gánh nặng. Những người đứng đầu các cơ sở phải thông báo cho
giới chức chính quyền mọi hoạt động mà họ muốn làm, bao gồm cả việc họ đi nhà
thờ, việc họ định gửi người vào học trường đạo hay được phong chức … tất cả đều
phải được sự cho phép của chính quyền.
Điều này ảnh hưởng đến sự tự chủ và khả năng được sống cuộc sống
đạo mà họ muốn. Có những chuyện rất phổ biến ở các cộng đồng thiểu số về những
đe dọa sách nhiễu, can thiệp của giới chức đặc biệt đối với các nhóm tôn giáo
chưa được đăng ký. Mặc dù chúng tôi có nghe được nhiều hơn từ những người thiểu
số nói rằng họ đã có thể đăng ký hoạt động cho những nhóm đạo mà đây là một
điểm đáng khích lệ, nhưng có một tỷ lệ đông hơn những người thiểu số nói rằng
họ không được đăng ký và phải đối mặt với những sách nhiễu và can thiệp từ giới
chức địa phương. Đây là một bức tranh hỗn hợp nhưng tôi hy vọng là những gì
đang diễn ra đúng hướng sẽ cũng xảy ra đối với cộng đồng thiểu số.
Gặp được những người cần gặp
Việt Hà: Ông có gặp khó khăn gì khi tiếp cận với những đại diện
tôn giáo tại Việt Nam?
ĐS. David Saperstein: Họ cho chúng tôi gặp hầu như
mọi người mà chúng tôi đề nghị được gặp, cho nên đó là một điểm đáng khích lệ.
Họ để chúng tôi đến một vài nơi ở Tây nguyên, gặp với nhiều đại diện của các
cộng đồng tôn giáo từ các cộng đồng thiểu số. Chúng tôi cảm thấy khích lệ về
điều này.
Việt Hà: Theo tin mà đài ACTD có được thì có một trường hợp ở Tây
nguyên, vợ của một mục sư đang bị cầm tù đã bị công an ngăn cản không cho gặp
ông và phái đoàn phía Hoa Kỳ. Việc gặp gỡ sau đó diễn ra tại nhà bà ấy cũng bị
giám sát bởi công an. Ông có biết thông tin này hay không?
Họ cho chúng tôi gặp hầu như mọi
người mà chúng tôi đề nghị được gặp, cho nên đó là một điểm đáng khích lệ.
- ĐS. David Saperstein
- ĐS. David Saperstein
ĐS. David Saperstein: Tất nhiên chúng tôi biết
điều gì xảy ra. Bà ấy đã gọi điện cho chúng tôi và báo cho chúng tôi biết là
công an đã ngăn cản bà ấy đến gặp chúng tôi ở khách sạn. Bà ấy cũng báo cho
chúng tôi biết là họ đã áp tải bà về nhà. Ngay khi được báo chúng tôi đã kiểm
tra thông tin và đảm bảo là chúng tôi sẽ không bị ngăn cản khi gặp bà ấy. Khi
chúng tôi đến tận nhà bà ấy thì đúng là có những người mà bà ấy nói là công an
ở quanh đó, nhưng nhân viên của chúng tôi đã yêu cầu họ đi chỗ khác, khỏi nơi
mà chúng tôi gặp bà ấy.
Việt Hà: Ông cũng đã gặp với các quan chức Việt Nam, trong đó có
thứ trưởng Bộ công an, tướng Tô Lâm. Ông có nêu ra cho họ những quan ngại mà
ông có không và họ nói gì?
ĐS. David Saperstein: Với thứ trưởng Tô Lâm, chúng
tôi chủ yếu nói về vấn đề tù nhân lương tâm và những sách nhiễu bao gồm cả sách
nhiễu với vợ ông mục sư Chính. Chúng tôi đã nói trực tiếp với ông ấy về vấn đề
này. Đối với tất cả các quan chức Việt Nam, chúng tôi nói đến những cải thiện
mà họ đã có được như tôi nói lúc đầu và khuyến khích họ trong các hoạt động
đăng ký thêm các nhóm tôn giáo, cho phép các nhóm tôn giáo được tham giam vào
các hoạt động xã hội.
Chúng tôi nói về những sách nhiễu mà chúng tôi đã ghi nhận và quan
ngại. Chúng tôi tập trung vào luật mới (luật về tôn giáo tín ngưỡng) sẽ có ảnh
hưởng đến hầu hết mọi người dân Việt Nam. Thay vì chỉ tập trung vào một vài cá
nhân, việc tập trung vào luật mới cho phép chúng tôi đề cập đến vấn đề cơ cấu
của tự do tôn giáo. Như tôi đã nói là có những dấu hiệu đáng khích lệ trong
cách mà dự thảo của luật mới đã mở rộng hơn về tự do và chúng tôi khuyến khích
họ làm thêm hơn nữa theo hướng đó.
Khi nói về luật mới, họ thừa nhận
là luật đã xác định là như vậy và rằng luật có những giới hạn lên người dân
nhưng họ lập luận rằng nó cần thiết vì lý do an ninh và trật tự xã hội.
- ĐS. David Saperstein
- ĐS. David Saperstein
Chúng tôi đã nói đến tất cả mọi vấn đề liên quan. Đây là một phần
trong mối quan hệ song phương đang diễn ra giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Từng bước
một chúng tôi đang đi theo hướng tốt hơn. Sắp tới sẽ có những cuộc gặp cấp cao
quan trọng và Tổng thống Mỹ sẽ sang thăm và chúng tôi đang cố gắng để thiết lập
một nền tảng cho chuyến thăm vì đây là những vấn đề quan trọng đối với tổng
thống. Chúng tôi muốn truyền đạt điều này tới những quan chức Việt Nam mà
chúng tôi gặp.
Việt Hà: Giới chức Việt Nam có đưa ra lời hứa nào trong các cuộc
gặp với ông không?
ĐS. David Saperstein: Khi nói về luật mới, họ thừa
nhận là luật đã xác định là như vậy và rằng luật có những giới hạn lên người
dân nhưng họ lập luận rằng nó cần thiết vì lý do an ninh và trật tự xã hội. Đối
với những trường hợp bị sách nhiễu mà chúng tôi đề cập đến thì họ hoặc là giải
thích theo hướng là vì lý do an ninh quốc gia hoặc không có trả lời là liệu họ
sẽ xác minh những báo cáo mà chúng tôi có. Nhưng chúng tôi đã nói rõ là chúng
tôi cần được xác minh các thông tin mà chúng tôi cung cấp cho họ.
Mục tiêu của chúng tôi là có đối thoại mang tính xây dựng với họ,
và ở mức đó theo tôi đúng là có những khích lệ. Họ nói chuyện chân thành về
luật mới, về những tiến triển của luật, họ chấp nhận những đề nghị của chúng
tôi một cách cởi mở và cho phép chúng tôi đến gặp những người cần gặp ở các
nhóm tôn giáo được đăng ký và không đăng ký. Theo tôi đây là một chuyến đi rất
có tính xây dựng.
Việt Hà: Ông có nhận được thông tin mới đây cho biết một mục sư ở
Tây Nguyên đã bị công an triệu tập để thẩm vấn sau cuộc gặp với ông?
ĐS. David Saperstein: Chúng tôi vừa nghe được tin này
và đại sứ quán của chúng tôi đang kiểm tra thông tin. Chúng tôi luôn bày tỏ
quan ngại bất cứ khi nào họ sách nhiễu và can thiệp đối với bất cứ ai và cộng đồng
tôn giáo. Vào lúc này chúng tôi chưa có thông tin cụ thể về chuyện này
Việt Hà: Sau chuyến đi này, ông sẽ có khuyến nghị gì với Bộ Ngoại
giao Hoa Kỳ về vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam?
Đs. David Saperstein: Theo tôi điều quan trọng là
hai bên vẫn phải cam kết sâu. Chúng tôi rất ấn tượng với sự cởi mở của họ
trong đối thoại nhân quyền hai nước vào năm ngoái liên quan đên việc lắng nghe
về những quan ngại của các cộng đồng tôn giáo ở Việt Nam, họ cũng rất cam kết
với chúng tôi và với với các chuyên gia luật pháp độc lập từ cộng đồng quốc tế.
Họ rất cởi mở và đó là điều khích lệ. Các bạn có thể thấy những tiến bộ trong
luật mới qua các bản thảo của luật.
Từng bước một luật mới được làm theo cách mà cộng đồng tôn giáo đề
nghị và đây là dấu hiệu khích lệ. Chúng tôi sẽ tiếp tục tham gia đối thoại với
Việt Nam. Hai bên sắp có đối thoại nhân quyền trong vài tuần tới và chúng tôi
sẽ nêu các vấn đề này ra với các lãnh đạo Việt Nam và Bộ Ngoại giao. Các vấn đề
này hiện nằm trong chương trình của chúng tôi trong những tháng tới cho tới khi
luật được thông qua và nằm trong đối thoại nhân quyền trong các năm tới.
Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.