Phản ứng của sinh viên về
việc bắt buộc đóng bảo hiểm y tế
Hoàng Dung, thông
tín viên RFA
2016-04-23
Ngày 15/04/2016 thứ trường bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa vừa ký,
ban hành quy chế công tác sinh viên, trong đó có quy định sinh viên cố tình nộp
chậm hoặc không nộp bảo hiểm y tế sẽ bị thôi học.
Phản ứng của sinh viên trước
sự việc này như thế nào?
Thẻ bảo hiểm y tế
(hình minh họa)
Courtesy photo
Tự nguyện nhưng bắt
buộc?
Vào ngày 15/04/2016 thứ trưởng bộ GD&ĐT Nguyễn
Thị Nghĩa đã ký văn bản về quy chế công tác sinh viên, trong đó có quy định các
mục vi phạm và khung xử lý kỷ luật với sinh liên quan đến bảo hiểm y tế. Văn
bản này cho biết nếu sinh viên cố tình nộp chậm hoặc không nộp bảo hiểm y tế
theo quy định của nhà trường sẽ bị xử lý từ nhắc nhở, khiển trách đến buộc thôi
học, mức xử phạt này sẽ bắt đầu được áp dụng từ ngày 23 tháng 05 năm 2016.
Vào đầu năm học 2015 – 2016 vụ bảo hiểm Y Tế thuộc
Bộ Y Tế đã bắt buộc các em học sinh, sinh viên phải đóng bảo hiểm y tế, tuy
nhiên chưa có khung hình phạt cho những học sinh, sinh viên mà một số trường
mới tự ra khung hình phạt cho sinh viên trong trường của họ như hạ hạnh kiểm,
xử phạt hành chính, hay là trừ điểm rèn luyện. Đến nay bộ GD&ĐT mới có quy
định và yêu cầu các trường Đại Học chính quy phải áp dụng hình thức xử
phạt này.
Nếu mà gia đình mình
mua rồi thì khỏi phải mua, nếu không thì bắt buộc phải mua ai không mua thì bị
phạt. Hơi vô lý tý vì cái tinh thần là tự nguyện nhưng mà phải bắt buộc, bắt
buộc cá gọi là bất hợp lý rồi.
-Sinh viên Bùi Ân
-Sinh viên Bùi Ân
Trước thông báo mới này, Bùi Ân một sinh viên năm 2
ở trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng cho biết, đây là một hình thức xử phạt rất
chi là vô lý, cái này gọi là bảo hiểm tự nguyện thế sao giờ lại đuổi học sinh
viên, anh cũng cho rằng sự việc không nộp bảo hiểm không liên quan đến việc
phải đuổi học. Anh cũng chia sẻ thêm ngay từ năm đầu đi nhập học ở trường Đại
Học Bách Khoa Đà Nẵng nếu sinh viên không đóng bảo hiểm y tế sẽ không được nhập
học, còn từ năm 2 trở lên nếu sinh viên không nộp thì họ sẽ bị hạ một bậc hạnh
kiểm kèm theo đó là thêm xử phạt hành chính.
Sinh viên Bùi Ân tiếp lời:
“Gia đình nào thuộc hộ cận nghèo thì mình photo cái
bản chính rồi nộp cho nhà trường rồi để không bị mua. Nếu mà gia đình mình mua
rồi thì khỏi phải mua, nếu không thì bắt buộc phải mua ai không mua thì bị
phạt. Hơi vô lý tý vì cái tinh thần là tự nguyện nhưng mà phải bắt buộc, bắt
buộc cá gọi là bất hợp lý rồi.”
Chị Niệm, một sinh viên ở trường Đại Học Tự Nhiên
Thành Phố Hồ Chí Minh cũng cho rằng đó là một quyết định vô lý đối với sinh
viên, chị cũng cho biết ở trường chị nhiều sinh viên không có tiền nộp bảo hiểm
thì nhà trường lại chuyển từ tiền học phí sang tiền bảo hiểm, mà không có tiền
nạp học phí thì trường lại không cho thi. Hơn nữa từ năm 1 thì nhà trường chỉ
bắt các sinh viên nộp tiền bảo hiểm 9 tháng nhưng từ năm 2 trở lên thì nhà
trường lại bắt các sinh viên nộp 12 tháng với số tiền lên đến hơn 500.000 ngàn:
Phòng y tế của một
trường học ở Thái Nguyên. Photo courtesy of thainguyen.edu.vn
“Hắn (nhà trường) bắt nộp thêm ba tháng cuối cộng
với chín tháng để được 1 năm, bảo hiểm của em một lần nộp đầu năm thì chỉ được
9 tháng thôi, xong rồi hắn bắt nộp 3 tháng cuối nữa. Có một trường hợp không
nộp bảo hiểm thì hắn ghi nợ học phí khi trên trường. Bảo hiểm đó là hắn bắt nộp
chứ không phải mình tự nguyện. Vô lý em hồi trước nhiều người nói đừng
nộp bảo hiểm chỉ mỗi đưa tiền học phí lên nộp thôi, nhưng mà mình nộp rứa hắn
cứ treo tiền họ phí. Nhưng mà nói không nộp tiền bảo hiểm mà hắn đuổi học thì
vô lý.”
Đặng Thị Hoàn một sinh viên trường Đại Học Mỏ Địa
Chất ở Hà Nội cũng có ý kiến:
“Hắn (nhà trường) bảo là bắt buộc sinh vên phải nộp
nên là em thấy tất cả mọi người đều nộp. Vì nếu như mà phạt thì cũng chỉ là cấm
thi. Em thấy đuổi học thì cũng vô lý thật vì mình đóng tiền đó mà chẳng bao giờ
sử dụng cả.”
Với số tiền nạp bảo hiểm 12 tháng với hơn 500.000
ngàn thì nhiều sinh viên cho rằng đó là một số tiền lớn với họ, trong khi nhiều
sinh viên gia đình nghèo họ lại phải tiết kiệm từng đồng 1, ăn mì tôm thay cơm.
Chị Hoàn cho biết, chị nộp tiền bảo hiểm từ hồi cấp
2 đến giờ mà chưa một lần phải sử dụng đến, có đi khám chữa bệnh thì em cũng
không có sử dụng bảo hiểm y tế, vì sử dụng bảo hiểm y tế mà không có tiền đút
lót cũng như không, mà các nhân viên khám chữa bệnh bảo hiểm y tế họ cũng không
nhiệt tình:
“Em thấy là từ khi em đi học đến bây giờ thì không
chỉ là đại học mà ngay cả cấp 3, cấp 2 tất cả đều bắt buộc phải nộp bảo hiểm y
tế, nhưng mà rất ít khi dùng ngay cả khi cấp 2 đến bây giờ chưa bao giờ dùng
đến bảo hiểm y tế cả.”
Chất lượng phục vụ
Em sử dụng được một
lần,trường em thì chỉ để lấy thuốc thôi, thì đưa bảo hiểm đến lấy thuốc thôi,
không khám đâu.
-Sinh viên Niệm
-Sinh viên Niệm
Đối với người dân Việt Nam, thì họ luôn kêu ca về
chất lượng phục vụ khám chữa bệnh đối với bệnh nhân đi khám mà có bảo hiểm y
tế, thì đối với sinh viên cũng vậy, nhất là dịch vụ khám chữa bệnh cho sinh
viên lại sơ sài và yếu kém.
Sinh viên Niệm chia sẻ, trường chị không liên kết
với bệnh viện nào, mà nhà trường lại mở một phòng khám trong nhà trường rồi
thuê y bác sỹ về khám tại chỗ, tuy nhiên chị cũng cho biết thêm, trong phòng
khám đó không có dịch vụ khám chữa bệnh nào hết và bác sỹ ở đó cũng không hề
làm công tác khám chữa bệnh, chỉ những người nào ốm đau chỗ nào rồi đến đó lấy
thuốc, chị cũng cho biết một lần chị bị cảm cúm nhưng đến trường lấy thuốc 2
lần mà bệnh không khỏi khi đó em mới đi lấy thuốc bên ngoài và nhanh chóng bệnh
được giảm:
“Em sử dụng được một lần,trường em thì chỉ để lấy
thuốc thôi, thì đưa bảo hiểm đến lấy thuốc thôi, không khám đâu.”
Trong khi đó sinh viên Bùi Ân lại may mắn hơn khi
nhà trường lại liên kết với 1 bệnh viện lớn ở Đà Nẵng nên dịch vụ tốt hơn
nhiều, anh cũng cho biết trong 2 năm qua thì anh mới đến bệnh viện đó để khám 1
lần:
“Ở Đà Nẵng thì cái dich vụ nó cũng tốt hơn.”
Sinh viên Niệm cũng chia sẻ với chúng tôi, sinh viên
không phải ai cũng giàu, cũng có tiền để nộp tiền bảo hiểm y tế, chị cũng biết
lợi ích của việc đóng bảo hiểm y tế, nhưng số tiền đó đối với những sinh
viên ở vùng nông thôn, miền núi là khá lớn. Hơn nữa chỉ vì không có tiền đóng
bảo hiểm y tế mà sinh viên không được thi, bị trừ điểm thi đua, không được xét
học bổng thế quá là bất công đối với sinh viên trong khi dịch vụ khám chữa bệnh
cho sinh viên lại vô cùng yếu kém.