Đồng Nai: Bắt người tố cáo sai phạm
trong quản lý rừng phòng hộ vì “chống người thi hành công vụ”
Mời một đàng, bắt một nẻo?
Sáng 19/4/2016,
Công an xã Phước An mời bà Ánh Ngọc đến trụ sở để làm việc về “vụ liên quan bảo
vệ lâm trường” nhưng sau đó bà Ngọc bị còng tay đưa lên xe về Công an huyện
Nhơn Trạch.
Người Quan Sát (Danlambao) - Báo Tuổi Trẻ đưa tin: chiều 19-4, đại diện Viện KSND
huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) xác nhận đã phê chuẩn lệnh khởi tố bị can để công
an huyện bắt giam 2 tháng đối với bà Nguyễn Thị Ánh Ngọc điều tra hành vi
“chống người thi hành công vụ”. (1)
Trước đó, bà Nguyễn Thị Ánh Ngọc là người ký hợp
đồng giao khoán nuôi trồng thủy sản ở đoạn rạch Ông Trúc. Trong khoảng thời
gian ở rừng, bà Ngọc cũng là người chứng kiến nạn cát tặc hoành hành ở khu vực
rạch Ông Trúc.
Sau khi bà Ngọc
chụp ảnh khai thác cát làm chứng cứ rồi gửi đơn tố cáo đến các cấp. Bà Ngọc
cũng cho rằng lực lượng bảo vệ rừng đã không làm tròn trách nhiệm, thả nổi cho
cát tặc, không đứng về phía dân bảo vệ môi trường trong đơn tố cáo.
Ngày 26 và
27/2/2016, có khoảng 15 người là lực lượng quản lý bảo vệ rừng thuộc BQL rừng
phòng hộ Long Thành (Đồng Nai) ập vào chòi canh tôm đánh đập bà Ngọc và bắt
trói cha của bà với lý do “xây nhà giữ tôm kiên cố”.
Vụ việc đánh
người, hủy hoại tài sản này vẫn đang được điều tra. (2)
Trả lời báo Tuổi
Trẻ, đại diện Viện KSND huyện Nhơn Trạch cho biết: “lý do bắt bà Ngọc vì liên quan trong một vụ chống người thi hành
công vụ đã được công an thu thập, lập hồ sơ xác minh. Theo điều tra, đầu tháng
9-2015 công an lập biên bản ghe hút cát trên sông Thị Vải đưa vào bờ nhưng bà
Ngọc cản trở nên công an đề nghị bắt để điều tra".
Thư mời của công an mời bà Ngọc để “làm việc vụ liên quan bảo vệ
lâm trường” nhưng sau đó bắt giam bà để điều tra một vụ khác, và hình ảnh bà
Ngọc bị nhân viên bảo vệ rừng đánh vào chiều 26-2 - Ảnh, chú tích: H.M - Tuổi
Trẻ
Bắt để dằn mặt?
Theo luật sư
Nguyễn Đức - chủ tịch Hội luật gia tỉnh Đồng Nai: “Việc khởi tố bắt giam bà Ngọc phải dựa trên các chứng cứ mới xác
định đúng sai. Tuy nhiên, một vụ việc xảy ra từ tháng 9-2015 sao lúc đó cơ quan
điều tra không khởi tố điều tra để ngăn chặn hành vi tội phạm mà để đến lúc này
mới bắt giữ bà Ngọc. Theo tôi, bà Ngọc đang là nạn nhân trong một vụ việc bị
nhân viên bảo vệ rừng hủy hoại tài sản, đang được điều tra nhưng lúc này bắt bà
để điều tra một vụ khác sẽ không có tác dụng phòng chống tội phạm. Hơn nữa dư
luận sẽ nghĩ đây là đòn trả thù đối với bà khi dám đứng ra tố cáo cát tặc và tố
cáo nhân viên bảo vệ rừng đánh bà”.
Trong nội dung
băng ghi âm chiều 26/2/2016 mà phóng viên báo Tuổi Trẻ công bố, đại diện lực
lượng bảo vệ rừng có hăm doạ đánh què chân bà Ánh Ngọc sau khi đã bắt trói cha
và ném điện thoại xuống sông vì cho rằng bà Ngọc “đánh đổ hết chén cơm manh
áo”.
Luật pháp được
ban hành để thiết lập trật tự xã hội chứ không phải được dung theo kiểu biến
tấu để chèn ép, dọa dẫm người dân khi họ tố cáo sai phạm của lực lượng công vụ.
Việc cơ quan
công an mời bà Ngọc đến trụ sở làm việc với lý do ghi rõ trên giấy mời “liên
quan đến lực lượng bảo vệ rừng” và tiến hành bắt tạm giam bà với một lý do khác
cho thấy, công an đã tùy tiện sử dụng luật pháp để bẫy và bắt giữ dân.
Đây là hành vi
đáng lên án và phải chấm dứt ngay.
______________________________________
Chú thích: