ĐỊA CẦU 67 QUA THỂ PHÁP. (tt)
“Địa cầu trong địa cầu”
“Địa cầu 67: ý thức & địa điểm”
“Chung
& Riêng”.
4/- LỜI TẠM KẾT.
Địa
Cầu 67 Qua Thể Pháp là một đề tài mới. Nó chắc chắn là khác với nhiều người đã
nghĩ, đã hiểu về địa cầu 67. Chúng tôi vẫn mạnh dạn trình bày những điều đã học
được trình ra trước diễn đàn để được thảo luận cùng quí hiền. Ngày nào Hội
Thánh ĐĐTKPĐ cầm quyền hành chánh thì chúng tôi sẽ đệ trình để xin được xem
xét.
Dù sao
đây cũng chỉ là một hướng để tìm hiểu không chắc gì là đúng... nếu sai thì nó
cũng có cái lợi là người sau khỏi mất thời giờ với cái sai đó nữa. Cái ý nghĩa
câu: Thất bại là mẹ đẻ của thành công là vậy.
Được
làm cục đá, làm hòn sỏi nhỏ để lót đường cho khách tầm chơn êm bước trên đường
đạo cũng là mãn nguyện lắm rồi.
* * *
Chúng tôi viết lời tạm kết theo qui trình: Khai Cửu, Đại Tường và
Tiểu Tường. Đó là ba cụm vận hành như những kim tự tháp vô hình trong đạo học.
4.1/- KHAI CỬU.
Là khai mở những điều vĩnh cửu, trường tồn.
Mà vĩnh cửu trường tồn ấy là Đạo. Đạo pháp vô biên mà vẫn hiện hữu
để vạch ra con đường cho khách trần về ngôi xưa vị cũ, hay là được hưởng cảnh
thanh nhàn tại thế. Đạo pháp trường lưu để chỉ dẫn qui luật giải quyết KHỔ ĐỀ
cho vạn linh sanh chúng tùy vào tài nguyên và môi trường hiện sinh.
Đạo là của chung, trong cái chung ấy mổi người tùy vào khả năng
của mình mà lập vị. Thầy lập ra địa cầu 67 là lập chung cho nền đạo và nhân
loại. Còn phần riêng của mổi người khi trải bước trên đường công quả thì tự
mình tạo lấy.
Qua các phần trình bày trên đây thiết tưởng đã đủ để chứng minh
Thầy lập ĐĐTKPĐ là lập ra địa cầu 67.
Còn cái chung và riêng là phần đi sau đó.
4.2/- ĐẠI TƯỜNG. (chung).
Đại tường là biết cái lớn, cái chung.
Địa cầu 67 bắt nguồn từ địa cầu 68 và ở trong địa cầu 68. Đó là
địa cầu trong địa cầu. Nó nâng địa cầu 67 lên dần (Tùng theo chơn pháp độ
lần chúng sanh. Kinh Xuất Hội; câu 08). Đó là quá trình tiệm tiến do môn đệ
Thầy thực hiện để lập vị. Phần địa cầu 67 tăng dần và phần địa cầu 68 giảm dần
theo luật công bằng.
Cái ý nghĩa cây cân công bằng bố trí trước Đền Thánh chính là một
thể pháp để môn đệ Đức Chí Tôn tự cân phần địa cầu 67 & 68 trong mổi con
người mình. Còn trong nền đạo đó là cán cân của ĐĐTKPĐ (địa cầu 67) và phần còn
lại của nhân loại (địa cầu 68).
Thầy khai ĐĐTKPĐ là đưa môn đệ đang sống trong địa cầu 68 bước vào
sống trong cảnh giới của địa cầu 67 từ năm 1925. Đó là phần ý thức. (vô hình).
Từ ý thức đó tạo lập nên: Một
trời, một đất một nhà riêng....
Nhà riêng đó là từ ĐĐTKPĐ lập ra Tiểu Thiên Địa là địa cầu 67 khởi
đầu tại Tòa Thánh Tây Ninh rồi lan tỏa ra cho toàn thế giới. Đó là từ ý thức
tạo ra địa điểm tại thế gian nầy chớ chẳng phải ngoài thế gian. (hữu hình).
Nếu hiểu rằng ĐĐTKPĐ là một phát minh gốc thì từ phát minh gốc đó
sẽ tạo ra nhiều phát minh mới nữa để thành lập nền văn minh Cao Đài Giáo (Văn
Minh Nhơn Đạo).
Nhơn Đạo đây là ĐẠO LÀM NGƯỜI. Từ việc thực hiện Đạo Làm Người như
thế nào thì Thầy lấy phẩm vị Thần, Thánh, Tiên, Phật trả công, theo lẽ công bằng.
Địa cầu 67 là ý thức mà cũng là địa điểm.
Đó là địa cầu trong địa cầu.
Là Tiểu Thiên Địa trong địa cầu 68.
4.2/- TIỂU TƯỜNG (riêng).
Tiểu tường là biết cái tế vi (nhỏ). Là khởi từ cái nhỏ.
Đạo Đức Kinh dạy:
Thiên
lý chi hành khởi ư túc hạ,
Bào
mộc chi ôm khởi ư hào mạt,
Cửu
tằng chi đài khởi ư lũy thổ....
(Đường xa vạn dậm khởi từ bước chân. Cây to một ôm khởi từ
mầm nhỏ. Nhà cao chín từng bắt đầu từ nhúm đất.).
Kinh Thiên Đạo & Thế Đạo dạy: ...Phép tu vi là kế tu hành...
(Kinh Nhập Hội; câu 10) có nghĩa là phép tu phải bắt đầu từ chổ nhỏ nhặc tế vi
làm căn bản. Thấp nhất, ẩn khuất trong mỗi con người là phần con (tiểu hồi).
Tu được phần con (thú tánh) thì phần người (nhơn tánh) lớn lên. Là bước qua
được phần tiểu hồi; rồi từ đó mới bước qua đại hồi.
Theo đạo học thì mỗi người là một Tiểu Thiên Địa. Người có nhập
môn là tín đồ ĐĐTKPĐ ấy là Tiểu Thiên Địa trong Tiểu Thiên Địa.
Bước vào đường tu theo ĐĐTKPĐ thì phải trị cái thú tánh trong mỗi
con người chúng ta trước. Nếu phần nầy mà không chắc chắn thì lũ hổ lang trong
chính con người mình sẽ xông ra cắn xé chúng ta liền.
Trị được cái thú tánh thì mới trừ bỏ những thú vui vật chất tầm
thường (Thất tình lục dục như dường tiêu tan. Kinh Đệ Tam Cửu- câu 04). Thoát được
thất tình lục dục thì tìm kinh sách Hội Thánh ĐĐTKPĐ ban hành mà học hỏi (Tiêu
thiều lấp tiếng dục tình. Kinh
Đệ Tam Cửu- câu 07). Có học kinh sách mới khai mở dần dần ý nghĩa kinh luân.
Có khai mở được kinh luân mới hiểu và thực thi được tam lập: lập
công, lập đức và lập ngôn. Muốn đi đường nào cũng phải bỏ phàm tâm.
Gần
thiện lương xa lánh phàm tâm....
Án văn đạo học của Đức Lý Giáo Tông dạy:
Có
công phải biết gắng nên công,
Tu
tánh đã xong tới luyện lòng.
Kinh
sách đầy đầu chưa thoát tục,
Đơn
tâm chữa định lấy chi mong.
Thiết tưởng là một mẫu mực cho người tu thân hành đạo.
Nói nhiều càng thấy thiếu nhiều.... Kính xin quí hiền tìm đọc
Thánh Ngôn cùng lời dạy các bậc tiền khai và cầu khẩn với Đại Từ Phụ, Đại Từ
Mẫu, các Đấng Thiêng Liêng khai khiếu để: ...Đủ thông minh học Lễ học Văn...
(Kinh Vào Học; câu 14)
Chung và riêng là hai mặt của một bàn tay.
Bàn tay của Thượng Đế, của Đấng Cao Đài nắm một đầu lưới.
Còn đầu kia do môn đệ của Ngài hiệp nhau nắm giử. (6).
Thiên Thượng và Thiên Hạ hiệp nhau để xây dựng một thế giới Đại
Đồng trên nền tảng Bác Ái- Công Bằng.
Nay kính.
* * *
CHÚ
THÍCH.
(6) Ngày Samedi
01 Janvier 1927 (28-11-Bính Dần). Thầy dạy:
...Cười.... Hiếu, con cũng ngã
lòng nữa sao con. Con nhớ ngày trước Thầy cực nhọc với các con thì thế nào, mà
ngày nay các con cực nhọc với Thầy lại than phiền.... Cười ... Các con một đầu,
Thầy một đầu nắm chặt tay lưới vớt cả chúng sanh. Ngày vui các con chẳng phải
nơi thế này, mà là ngày các con hội hiệp cùng Thầy nơi Bạch Ngọc Kinh, hiểu con
há?... (Đạo Sử
Q2).
Bà Nữ Đầu Sư Hương Hiếu là một
trong 04 vị môn đệ đầu tiên của ĐĐTKPĐ (i). Lời dạy nầy làm chúng ta liên tưởng
đến Kinh Thánh đoạn Ðức Chúa Giêsu thâu nhận bốn môn đệ đầu tiên.
Đức Chúa đang đi dọc theo bờ biển Galilê, thì thấy hai anh em nhà
Simon, cũng gọi là Phêrô, và người anh là ông Anrê, đang quăng chài xuống biển,
vì các ông làm nghề đánh cá.
Chúa bảo "Các anh hãy bỏ nghề đánh lưới bắt cá, tôi sẽ chỉ
cho anh em nghề đánh lưới bắt người... lập
tức hai ông bỏ chài lưới lại tại đó mà đi theo Chúa.
Ði một quảng nữa, Người thấy hai anh em khác con ông Dêbêđê, là
ông Giacôbê và người em là ông Gioan. Hai ông này đang cùng với cha là ông
Dêbêđê vá lưới ở trong thuyền. Người gọi các ông đi theo, lập tức các ông bỏ
thuyền, bỏ cha lại mà theo Chúa.
* * *
CHÚ THÍCH TRONG CHÚ THÍCH:
(i)/- Ba vị
kia là Đức Cao Thượng Phẩm, Đức Phạm Hộ Pháp và Đức Cao Thượng Sanh. Chúng tôi
viết 04 vị là đệ tử đầu tiên của ĐĐTKPĐ chớ không viết 04 vị là đệ tử đầu tiên
của Đức Cao Đài.
Người
đệ tử đầu tiên của Đức Cao Đài là Ngài Ngô Văn Chiêu. Nhưng Ngài Ngô Văn Chiêu
không có trong ĐĐTKPĐ. Bằng cớ là:
.
TỜ KHAI ĐẠO (ĐĐTKPĐ) không có tên Ngài.
.
LỄ KHAI ĐẠO (ĐĐTKPĐ) Ngài không đến dự.
.
Ngài không hề nhập môn vào ĐĐTKPĐ.
.
Tổ Đình của Ngài có tên rõ ràng:
CAO
ĐÀI ĐẠI ĐẠO
CHIẾU
MINH TAM THANH VÔ VI
THÁNH
ĐỨC TỔ ĐÌNH
Trụ sở chính của Pháp môn đặt tại Thánh Đức Tổ Đình - Cần Thơ.
Ngài Ngô Văn Chiêu thọ giáo với Đức Cao Đài học Pháp môn có tên
là: Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi.
Qua hơn 80 năm hoạt động, sáng ngày 26/4, Pháp môn Cao Đài
Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi chính thức được Ban Tôn giáo Chính phủ trao Quyết
định công nhận pháp nhân hoạt động với 8 cơ sở và khoảng 6.000 Đạo hữu (trụ sở
chính tại Thánh Đức Tổ đình, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
* * *
Ngày 20-2-1926. Thầy dạy các vị trong ĐĐTKPĐ:
…Cái nhánh các con là nhánh chính mình Thầy làm chủ,
sau các con sẽ hiểu. (TNHT Q 1, tr 08, dòng 01-02, bản in 1973).
* * *
Ngày 13 tháng 10 năm Giáp Ngọ (DL. 1954). Đức Hộ Pháp dạy:).
… Khi Đức Chí Tôn đến với chúng tôi, Đức Chí Tôn mở Đại Đạo Tam Kỳ
Phổ Độ, chớ không phải mở Đạo Cao Đài, tới chừng Ngài biểu chúng tôi cầm một
cây Cơ và một ngọn Bút đi các nơi thâu Môn đệ....
Đức Chí Tôn đến với Người và thâu Người
làm Môn Đệ đầu tiên hết, là người được Đức Chí Tôn xưng là Cao Đài Tiên Ông Đại
Bồ Tát Ma Ha Tát. Trong khi đó
Đức Chí Tôn đến với chúng tôi mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
* * *
Qua 02 trích đoạn trên chúng ta hiểu rằng Đức Cao Đài là GỐC. Từ
cái GỐC tạo ra Pháp Môn và ...Cái nhánh các con là nhánh chính mình Thầy
làm chủ, sau các con sẽ hiểu. Chúng tôi sẽ làm rõ trong đề tài
khác.
BỔ SUNG.
(Lần
một). 09-07-2013.
Sau
khi post số bài về địa cầu 67 qua thể pháp xong sáng ngày 15-5-Quí Tỵ (2013)
chúng tôi nhận được lời dạy rằng phải kết hợp với trường hợp Hội Thánh qui định
cách thức xây dựng Nghinh Phong Đài để làm sáng tỏ bài viết thêm lên.
https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2020/01/3048-ky-120-nam-la-mot-ky.html#more
Hội
Thánh ĐĐTKPĐ qui định các Thánh Thất ở địa phương được xây đủ 03 phần: Hiệp
Thiên Đài, Cửu Trùng Đài và Bát Quái Đài.
Nhưng
nơi Thánh Thất thì cả ba phần trên đều có sự giới hạn chớ không thể đầy đủ như
Tòa Thánh được. Cụ thể như sau:
1/-
Phần Cửu Trùng Đài ở các Thánh Thất:
.
Không được phép xây Nghinh Phong Đài.
. Phần
nền không có bậc thang (Ngoại trừ Thánh Thất Trại Mát ở Đà Lạt phần nền Cửu
Trùng Đài có cấp. Đó là do Đức Hộ Pháp cầm quyền Chí Tôn tại thế ban đặc ân
riêng cho nơi đó là Phước Địa nên chính Ngài ký khóa 03 phần Hiệp Thiên Đài,
Cửu Trùng Đài và Bát Quái Đài). Ngày nay đến Thánh Thất Trại Mát thấy nền liền
nhau thì do nơi các vị hữu trách của chi phái 1997 xây dựng sai với bản vẽ của
Đức Hộ Pháp chớ không phải chúng tôi thêu dệt ra.
*
* *
2/-
Phần Bát Quái Đài ở các Thánh Thất cũng không được phép tạo lập Quả Càn Khôn.
Tại sao như thế?
Bởi vì
địa cầu 67 được phát xuất từ Tòa Thánh Tây Ninh mà lan rộng ra phần còn lại của
thế giới (là địa cầu 68). Địa cầu 67 chỉ có một mô hình duy nhất, TẠI CÁI GỐC
LÀ TRUNG ƯƠNG, không cho phép có phiên bản thứ hai. Do vậy các Thánh Thất
không thể tạo lập Quả Càn Khôn nơi BQĐ để thờ được.
Như
vậy thì những người hiểu rằng Quả Càn Khôn nơi Tòa Thánh tượng trưng cho Trời
và Đất sẽ bị hụt chân nên họ sẽ phản bác. Chính sự phản bác của họ càng làm cho
quan điểm: Quả Càn Khôn nơi Đền Thánh là biểu tượng cho địa cầu 67 thêm phần
vững chắc và rõ ràng hơn.
*
* *
3/- Nhân đây cũng
nên nói thêm chút rằng phần
Hiệp Thiên Đài ở các Thánh Thất cũng sẽ không có Phi Tưởng Đài là nơi Giáo Tông
đến Hiệp Thiên Đài để thông công cùng Tam
Thập Lục Thiên, Tam Thiên Thế Giái, Lục Thập Thất Địa Cầu và Thập Điện Diêm
Cung, đặng cầu rỗi cho các
con. Bởi vì từ phẩm Phối Sư trở lên phải hành đạo ở Tòa Thánh thì các Thánh
Thất xây Phi Tưởng Đài là không phù hợp.
Như
chúng tôi đã nhiều lần nói rõ rằng bài nầy chỉ tìm hiểu về thể pháp và chỉ là
sự học hỏi của một nhóm người theo ĐĐTKPĐ. Đúng hướng hay sai lệch còn phải khi
Hội Thánh ĐĐTKPĐ cầm quyền hành chánh trở lại mới rõ.
Còn
phần bí pháp là vấn đề khác nữa. Kính.