ĐỊA CẦU 67 QUA THỂ PHÁP.
“Địa cầu trong địa cầu”
“Địa cầu 67: ý thức & địa điểm”
“Chung & Riêng”.
ĐĐTKPĐ
có thể pháp và bí pháp.
Thể pháp
là phần hữu hình nhìn thấy được như: một văn bản, một nghi thức, một cách thức
bố trí, một cách sắp xếp trong tôn giáo, một công trình kiến trúc theo bộ phận
hay tổng thể ....
Bí
pháp là phần ý nghĩa hay thông điệp ẩn tàng trong thể pháp. Bí pháp là phần tìm
hiểu, vạch ra chương trình, đề ra kế hoạch để thực thi. Nên nó tùy theo tài
nguyên, môi trường (khoa học kỷ thuật, phương tiện, nhân sự) của Đạo hay Đời mà
ứng hiện.
Thể
pháp là đất đứng mà bí pháp là đôi mắt, là trí huệ... hướng đến cái chơn pháp của
Thầy là công bình, bác ái đến vô tận không có một sự giới hạn nào như trời xanh
bao la kia vậy.
Trong
tầm mắt của con người hay trong hội họa.... thì có đường chân trời. Nhưng trên
thực tế không ai có thể đi đến đường chân trời được. Con người tiến lên thì
đường chân trời lùi lại và chúng ta lại đối diện với đường chân trời mới với
khoảng không vô tận mới dù rằng đã tiến... Bí pháp là một ước định như đường
chân trời kia vậy, nhân sự ĐĐTKPĐ có khám phá ra được tầng nầy của bí pháp thì
lập tức có tầng mới phát sinh dành cho thế hệ mai sau những công án mới... cứ
thế mà luân chuyển hóa sanh cho hết chu kỳ thất ức niên.... Mảnh đất ta đứng là
phương tiện, đôi mắt, tâm hồn ta hướng tới là cứu cánh cũng như thể pháp là
phương tiện mà bí pháp là cứu cánh.
Nhìn lại
lịch sử tôn giáo thì nhứt kỳ và nhị kỳ đi theo nguyên lý: Nhứt bản tán vạn thù
và đạo đi từ vô vi đến hữu hình [Đạo từ một gốc sinh ra rất nhiều (Một cội sanh
ba nhánh in nhau) và các vị giáo chủ (của tam giáo) lúc tại thế không vị nào có
danh hiệu giáo chủ (vô vi). Khi các vị tạ thế thì các đệ tử mới tôn vinh là
giáo chủ (hữu hình)]. Do vậy mà các tôn giáo thời đó không có thể pháp. Thầy
khai đạo thì Phật Giáo trước, Tiên Giáo kế và Nho giáo là chót. (1)
ĐĐTKPĐ
do Thầy làm chủ, Thầy quyết định phản tiền vi hậu nên đi theo nguyên lý: Vạn
thù qui nhứt bản và đạo đi từ hữu hình đến vô vi. [từ cái rất nhiều trở về cái
một (Thâu các đạo hữu hình làm một),
đạo đi từ cái nhìn thấy được (...Đạo tức
là con đường để cho Thánh, Tiên, Phật đọa trần do theo mà qui hồi cựu vị. Đạo
là đường của các nhơn phẩm do theo mà lánh khỏi luân hồi...) tiến lần đến
vô vi (Đạo hư vô sư hư vô)].
Thầy
qui nhứt tam giáo thì: Nho là trước, Lão là giữa, Thích là chót. Do vậy mà đến
ĐĐTKPĐ mới có thể pháp (hữu hình). Từ thể pháp mới có căn cứ để tìm về bí pháp
(vô vi).
Bài
viết có mục đích tìm hiểu địa cầu 67 qua thể pháp nên chúng tôi xin phép trình
bày thể pháp qua kiến trúc trước. Chúng tôi đi lần từ đơn sơ, riêng lẽ đến sự
kết hợp tinh vi của Hội Thánh ĐĐTKPĐ bố trí qua kiến trúc và kinh văn....
1/-
THỂ PHÁP QUA KIẾN TRÚC.
1.1/-
Thầy dạy mở thể pháp trước bí pháp sau:
Đức Hộ
Pháp kể rằng khi vâng lịnh Đức Chí Tôn mở đạo Thầy mới hỏi: Mở thể pháp trước
hay bí pháp trước?
Đức
Ngài trả lời: Mở bí pháp trước.
Thầy
dạy: Mở bí pháp trước thiên hạ sẽ giành giựt và làm hư bí pháp. Vậy nên phải mở
thể pháp trước.
Điều
nầy nhất quán với nguyên lý của ĐĐTKPĐ là đi từ hữu hình đến vô vi. Thể pháp là
hữu hình. Bí pháp là vô vi.
Hậu
tấn học đạo căn cứ vào thể pháp mà tìm hiểu về bí pháp.
Thể
pháp đã ra đời (như một văn bản, một công trình kiến trúc...) nếu chẳng may có
bị sửa đổi ắt cũng có người phát hiện và chứng minh cụ thể để phục hồi thể pháp
lại như thuở ban sơ.
Thể
pháp là hữu hình do người phàm lập ra thì đương nhiên cũng có thể có sơ sót. ĐĐTKPĐ
thực thi dân chủ mục (là nhìn thấy được), tự do quyền (không phải xin cho) nên
bất cứ ai có phát hiện sơ sót chi thì có quyền đệ trình ra cho môn đệ Thầy cùng
xem xét và quyết định qua 03 Hội Lập Quyền Vạn Linh.
Ngoại
trừ 15 vị có dây sắc lịnh theo PCT chú giải với uy quyền đặc biệt được Thầy ban
cho khi hành chánh; còn lại bất cứ phẩm nào trong ĐĐTKPĐ tự ý chỉnh đốn (không
thông qua 03 Hội Lập Quyền) là bất hợp pháp. ĐĐTKPĐ dạy môn sinh theo Đạo chớ
không có theo người là như vậy.
Đức Hộ
Pháp dạy rõ: mổi kiến trúc trong ĐĐTKPĐ đều ẩn tàng bí pháp trong đó. Chỉ một
chi tiết nhỏ đã tạo nên sự khác biệt. Đó là một trong những ý nghĩa của thể
pháp.
1.2/-
Cửa Hòa Viện (cửa số 01).
Cửa
Hòa Viện nằm trên Lộ Bình Dương Đạo.
Hai
bên có bố trí 02 căn nhà nhỏ. (2) Căn nhà nhỏ ở hướng Tây có trống báo giờ cho
cả Nội Ô. Trống báo giờ ở đây khởi trước rồi trống báo giờ ở Báo Ân Từ mới được
khởi sau.
Nóc cả
hai căn nhà đều có bố trí đồng hồ bằng xi măng để làm mốc định thời gian cho
Đông bán cầu và Tây bán cầu theo lịch của ĐĐTKPĐ.
Con
đường cắt ngang Lộ Bình Dương Đạo theo nhà biên khảo Huỳnh Minh trong quyển Tây
Ninh xưa và nay thì khi xưa có tên có CON ĐƯỜNG SỨ. Đó là đường của sứ thần
nước Cao Miên và Xiêm La đi tấn cống cho triều đình nhà Nguyễn ở Huế. Sau đổi thành
Liên Tỉnh Lộ 13. Nay là Đường Cách Mạng Tháng 8.
Đây là
cửa đi vào mặt tiền Đền Thánh gần nhất. Khi đi ra hay vào Nội Ô Tòa Thánh bằng
cửa Hòa Viện là đi theo trục Bắc Nam.
Cung
hàng rào Hướng Đông có bố trí 06 bông sen.
Cung
hàng rào Hướng Tây có bố trí 07 bông sen.
Mặt
trời mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây nên đọc theo thứ tự trước sau ta được
số 67.
CHÚ THÍCH BÀI 01:
(1)/- Nếu như việc Đức Phật trao Y Bát cho Ngài Ca Diếp được hiểu
như một thể pháp hiếm hoi thì đến đời thứ 33 thể pháp ấy cũng đã thất kỳ
truyền.
Lục Tổ Huệ Năng nhận Y Bát từ Ngũ Tổ. Nhận xong thì bị Thần Tú
tranh. Người của Thần Tú đuổi theo Lục Tổ để đoạt Y Bát. Lục Tổ ném Y ra và hỏi
các ngươi đến đây vì Y hay vì Pháp?
Người đuổi theo tỉnh ngộ qui phục Lục Tổ.
Sau đó Lục Tổ quyết định từ đây về sau chỉ truyền bát không truyền
Y. Không truyền Y là đã thất kỳ truyền.
Những lời dạy của Lục Tổ được kết tập lại thành quyển PHÁP BẢO ĐÀN
KINH. Trong PHÁP BẢO ĐÀN KINH Ngài dạy rõ: Lời ta nói là kinh. Từ đây về sau
không có kinh nữa.
Thầy có dạy vốn từ Lục Tổ thì Phật Giáo đã thất kỳ truyền.
* * *
(2)/- Ảnh dưới (bên trái) là căn nhà nhỏ phía Tây có trống báo giờ
chi phái 1997 còn để lại. Căn nhà đối diện bị đập bỏ còn nền trống đối diện
nhau Đại Lộ Phạm Hộ Pháp.
Căn nhà nhỏ phía Tây kim đồng hồ
chỉ 11 giờ 55 phút 25 giây (23 giờ 55 phút 25 giây).
Căn nhà nhỏ phía Đông kim đồng hồ chỉ
11 giờ 35 phút 20 giây (23 giờ 35 phút 20 giây) bị chi phái 1997 đập mất.
Căn nhà nhỏ bên phía Đông (phía có Tòa Nội Chánh Cửu Trùng Đài)
hiện nay Chi phái 1997 với danh nghĩa ĐĐTKPĐ (CĐTTTN) đã đập bỏ.
Hai căn nhà nhỏ đơn sơ đối diện nhau qua Đại Lộ Phạm Hộ Pháp là
một thể pháp trong cụm ĐỊNH LÝ THỜI GIAN của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ... là một
thể pháp khác.
(Còn tiếp bài 02)
Trần
Văn Chí.