Trang

Thứ Hai, 20 tháng 12, 2021

3688. ĐỊA CẦU 67 QUA THỂ PHÁP (tt 3)

 ĐỊA CẦU 67 QUA THỂ PHÁP. (tt)

“Địa cầu trong địa cầu”

“Địa cầu 67: ý thức & địa điểm”

“Chung & Riêng”.

BÀI 03.

2/- TÌM HIỂU TỪ:  Pháp Chánh Truyền, Tân Luật và Pháp Chánh Truyền chú giải.

Nói cho cụ thể là phần của Giáo Tông liên quan đến Thất Thập Nhị Địa hay Lục Thập Thất Địa Cầu.

2.1/- Pháp Chánh Truyền nguyên văn.

a/- Từ Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

Giáo Tông là Anh Cả các con, có quyền thay mặt Thầy mà dìu dắt các con trong đường Ðạo và đường Ðời. Nó có quyền về phần xác chớ không có quyền về phần hồn. Nó đặng phép thông công cùng Tam Thập Lục Thiên và Thất Thập Nhị Ðịa Giới đặng cầu rỗi cho các con, nghe à! Chư Môn Ðệ tuân mạng.


b/- Từ Đạo Sử.

Thầy lập phẩm Giáo Tông nghĩa là: Anh Cả các con có quyền thay mặt cho Thầy mà dìu dắt các con trong đường Ðạo và đường Ðời.

Thầy mừng các con, Chư Môn Ðệ nghe.

Nó có quyền về phần xác chớ không có quyền về phần hồn.

Nó đặng phép thông công cùng Tam Thập Lục Thiên và Thất Thập Nhị Ðịa Giới đặng cầu rỗi cho các con, nghe à.

Chư Môn Ðệ tuân mạng.

2.2/- Từ Tân Luật.

ĐẠO PHÁP. Chương I. Điều thứ nhứt.

Trên hết có một phẩm Giáo Tông là Anh Cả, có quyền thay mặt Thầy mà dìu dắt cả tín đồ trong đường Ðạo và đường Ðời. Đức Giáo Tong có quyền về phần xác chớ không có quyền về phần hồn.

Đức Giáo Tông đặng phép thông công cùng Tam Thập Lục Thiên và Thất Thập Nhị Ðịa Giới đặng cầu rỗi cho cả tín đồ.

Chư tín đồ phải tuân mạng lịnh phẩm ấy.

2.3/- Từ Pháp Chánh Truyền chú giải.

PHÁP CHÁNH TRUYỀN: Nó đặng phép thông công cùng Tam Thập Lục Thiên, Tam Thiên Thế Giái, Lục Thập Thất Địa Cầu và Thập Điện Diêm Cung, đặng cầu rỗi cho các con.

CHÚ GIẢI: Thầy đã nói, đặng cầu rỗi cho các con thì Thầy đã chỉ rõ rằng, Giáo Tông có phần cầu rỗi mà thôi, chớ phần siêu rỗi là về quyền của Bát Quái Đài chưởng quản.

Đức Giáo Tông làm thế nào mà thông công cùng Tam Thập Lục Thiên, Tam Thiên Thế Giái, Lục Thập Thất Địa Cầu và Thập Điện Diêm Cung mà cầu rỗi cho các Tín Đồ?

Người phải đến Hiệp Thiên Đài cầu huyền diệu Cơ Bút mới đặng.

Xin trích lục ra đây, đoạn Pháp Chánh Truyền Hiệp Thiên Đài nói về việc ấy: “Lại nữa Hiệp Thiên Đài là nơi của Giáo Tông thông công cùng Tam Thập Lục Thiên, Tam Thiên Thế Giái, Lục Thập Thất Địa Cầu, Thập Điện Diêm Cung mà cầu siêu cho cả nhơn loại”.

Ấy vậy về phần Thiêng Liêng là phần Đạo, thì Ngài chẳng có quyền hành chi hết, dầu cho dâng sớ cầu điều chi cùng Bát Quái Đài, thì cũng phải do nơi Hiệp Thiên Đài cả.

Hiệp Thiên Đài là trung gian để liên hiệp Giáo Tông cùng chư Thần, Thánh, Tiên, Phật.

*  *  *

Nhận xét:

a/- Pháp Chánh Truyền trong TNHT, PCT trong Đạo Sử và Tân Luật có liên quan đến phẩm Giáo Tông đều có nội dung như nhau: Thông công cùng Tam Thập Lục Thiên và Thất Thập Nhị Ðịa Giới để cầu rỗi cho tín đồ.

Trong 03 văn bản trên Tân Luật ra đời sau hết: 01-6-1927.

 b/- Pháp Chánh Truyền chú giải có sự khác biệt.

Sự khác biệt nầy là: ...Giáo Tông đến Hiệp Thiên Đài thông công cùng Tam Thập Lục Thiên, Tam Thiên Thế Giái, Lục Thập Thất Địa Cầu, Thập Điện Diêm Cung để cầu rỗi cho tín đồ...

So lại với 03 văn bản trên thì PCT chú giải có: 01 phần giử nguyên và 02 phần mới, 01 phần là điều chỉnh. Cụ thể như sau:

. Phần giử nguyên: Tam Thập Lục Thiên.

. Phần mới: Tam Thiên Thế Giái,

. Phần điều chỉnh: Lục Thập Thất Địa Cầu, (thay cho Thất Thập Nhị Địa).

. Phần mới: Thập Điện Diêm Cung

Hai phần mới và phần điều chỉnh đều có sự hướng dẫn của Đức Lý Giáo Tông....PCT chú giải lại đem cả phần PCT Hiệp Thiên Đài có liên quan đến Giáo Tông vào nên nó cung cấp kiến thức đa chiều hơn.

PCT chú giải không giải thích riêng cho PCT Cửu Trùng Đài Nam Phái mà kết hợp với PCT Hiệp Thiên Đài. Đến đây thể xác (CTĐ) có sự kết hợp với chơn thần (CTĐ) và đi theo hướng của chơn thần....

Thiên thơ dạy rõ HTĐ cầm số mạng nhơn sanh để lập thành chánh giáo nên thể xác phải theo chơn thần.... 

Còn về hành chánh tôn giáo Hội Thánh ban hành PCT CG ngày 02-04-1931 nên tính cập nhật cao hơn. Pháp có giá trị trên Luật. Nên Luật phải tùng Pháp.

Tóm lại:

PCT Cửu Trùng Đài Nam Phái và Tân Luật dạy Nó đặng phép thông công cùng Tam Thập Lục Thiên và Thất Thập Nhị Ðịa Giới đặng cầu rỗi cho các con, mà chưa dạy rõ đến đâu để thông công.

PCT chú giải nói cụ thể là Giáo Tông đến Hiệp Thiên Đài thông công.  Khi thông công thì cầu rỗi cho Địa Cầu 67.....

Hiểu như thế nào về sự thay đổi và thêm vào của PCT chú giải?

Bởi vì nhơn loại đang sống trong địa cầu 68.

Thầy lập ĐĐTKPĐ là lập ra địa cầu 67 cho môn đệ Thầy bước vào đó mà lập vị... Giáo Tông là anh Cả thay mặt cho thầy mà dìu dắt môn đệ Thầy trên đường Đạo và đường Đời...

Cả địa cầu 67 đều nằm trong trách nhiệm của phẩm Giáo Tông. Địa cầu 67 vẫn có nhiều phẩm trật (Trong Địa-cầu 67, nhơn loại cũng phân ra đẳng cấp dường ấy.... ). Môn đệ Thầy bước vào địa cầu 67 là bước vào trường công quả để lập vị mình. Trong cuộc thi nào cũng có người đậu và rớt. Do đó mà có thăng và đọa. Giáo Tông là anh Cả thay mặt Thầy nên vẫn có trách nhiệm với các vị đã thăng và các vị bị đọa theo phẩm trật địa cầu 67. Dù rằng bị đọa vẫn có người theo dạy dỗ đó là một trong những ý nghĩa của Đại Ân Xá mà Đức Hộ Pháp có dạy nhiều lần.

Còn tiếp...

*  *  *

ĐẠO SỬ Q2 (tt).

 

Phan Văn Muôn:

Lòng đây nào có khác chi phàm,
Biết đặng Ðạo rồi mới biết ham.
Ðưa đẩy ít ai dè có Lão,
Nếu đời thấy đặng chẳng người tham.

Thâu

Hà Văn Như:

Tham chi thế sự lắm đua tranh,
Cái miếng đỉnh chung xúm giựt giành.
Bỏ hết trong cơn mê một giấc,
Trăm năm ngắn ngủi nhớ làm lành.

Thâu

Ngô Văn Hoài:

Làm lành cho trọn Phật Trời thương,
Hai chữ hơn thua chớ liệu lường.
Mầng thiệt là khi nương cảnh tịnh,
Khen khen giận ghét kẻ đời thường.

Thâu

Lê Văn Hợi:

Bư như Ðạo chích thế khen khôn,
Khôn giống ông Nhan gọi chẳng hồn.
Lời lẽ đố con phân thiệt giả,
Khôn khôn, dại dại cũng đồng phồn.

Thâu