ĐỊA CẦU 67 QUA THỂ PHÁP. (tt)
“Địa cầu trong địa cầu”
“Địa cầu 67: ý thức & địa điểm”
“Chung & Riêng”.
3.7/- Thầy lập Tiểu Thiên Địa.
Thầy dạy cuối năm Đinh-Mão (1927)
Thầy, các con
Thầy đã lắm công-trình dìu-dắt các con vào đường đạo-đức, mà mỗi ngày Thầy hằng thấy những việc bất bình thì biết ngày nào các con làm nên đặng? Thầy đã lắm phen để lời khuyên-dỗ, các con chẳng kể ra chi nên mới có điều trở-ngại như lúc nầy.
Các con có thấy, có nghe chăng? Nếu Thầy không vì Tam-Kỳ Phổ-Độ nầy, thì Thầy đã y tấu lời xin của Giáo-Tông mà hủy trường công-quả của các con hết thảy. Vậy nay Thầy cũng lấy lòng nhơn mà để vào trí-não các con ít lời thêm cho rõ việc thi-hành chánh-sách của Đạo....
... Ngày Thầy khai Đạo, Thầy cũng có lời
để lại cho các con hiểu rằng: lũ ma-hồn quỉ-xác nó cứ theo phá-khuấy các con là
nó muốn phá Đạo đó, lại cũng vì các con không thoát tục đó chớ; các con mà có
sức chống-chỏi, thì lũ ấy phải xa và Tòa-Thánh hôm nay đã thành một nơi đô-hội,
mà các con cũng đặng sum-vầy một cửa, anh lớn, em nhỏ, một lòng, một dạ, lấy Đạo làm gốc mà lập nên một
tiểu Thiên-Địa, há chẳng hơn giàu sang bốn biển sao? Há chẳng phải một
điều phước-hạnh lớn-lao hơn mọi sự sao? Há chẳng phải là một nơi giải-thoát
chung cho nhơn-quần xã-hội sao? Các con hiểu chăng? Nếu các con hiểu đặng ý
Thầy thì rất may cho Đạo đó.
Thầy hỏi các con vậy chớ Chức-sắc
của Thầy ban cho các con để làm gì?
Nếu các con phủi trần-thế mà lo cho
Đạo thì sao Tòa-Thánh còn thiếu tay giúp Đạo, để cho đến đổi càng ngày càng
tiều-tụy, mà ra một cảnh điêu-tàn.
Nếu các con biết Đạo thì hiệp nhau
về Tòa-Thánh mà chung lo cho xong, đừng quyến-luyến hồng trần nữa, nghe à!
Thăng.
(TNHT Q2 trang 45, 46
bản in 1963).
* * *
Tìm hiểu câu: lấy
Đạo làm gốc mà lập nên một tiểu Thiên-Địa,
Câu nầy Thầy dạy rõ là lấy ĐĐTKPĐ LÀM GỐC lập nên Tiểu Thiên Địa.
Vậy Tiểu Thiên Địa đó tên là gì nơi địa cầu 68 nầy?
Thiễn nghĩ Tiểu Thiên Địa đó là địa cầu 67 trong địa cầu 68 như đã
trình bày phần thể pháp qua kiến trúc qua Pháp Chánh Truyền chú giải bên trên.
* * *
3.8/- Thầy dạy Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt.
Ngày 31-01-1926. THẦY
Khai đàn cho ông Lê Văn Trung
Một Trời một Ðất một nhà riêng,
Dạy dỗ nhơn sanh đặng dạ hiền.
Cầm mối Thiên Thơ lo cứu chúng,
Ðạo người vẹn vẻ mới thành Tiên.
(TNHT Q2 trang 112 bản
in 1963)
* * *
Câu Một Trời một
Ðất một nhà riêng ... nếu
hiểu là Tiểu Thiên Địa chắc cũng an toàn... Tiểu Thiên Địa đó theo chúng tôi
trình bày trên đây là địa cầu 67 vậy. (Trời Đất là Càn Khôn nên Quả Càn Khôn
đang thờ trong Đền Thánh cũng theo nghĩa nầy. Trên Quả Càn Khôn có 3072 ngôi
sao tượng cho Tam Thiên Thế Giới và Thất Thập Nhị Địa “Thiên là Trời, là Càn; Địa là đất, là
Khôn. Ấy là Càn Khôn. Lại có Thiên Nhãn. Thiên Nhãn là Thầy. Đó là Thầy lập
Tiểu Càn Khôn 67 cho môn đệ).
Cầm mối thiên thơ là gì? Trong thể pháp của ĐĐTKPĐ thiên thơ chính
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
Ngài Trung có nhiệm vụ cầm mối thiên thơ nên Thầy mới ban cho đặc
ân rất lớn lao: .... TR...........đã thọ mạng nơi thầy, con đi đâu Thầy theo đó; Lời
Đạo-Đức trong miệng con nói ra, ấy là lời của Thầy bố-hóa tâm trí con đặng đi
truyền Đạo; tùy cơ mà dạy kẻ; một mình con đâu đủ sức mà phục người. Chẳng luận
là Nam hay Nữ, bất kỳ là nước nào, nó muốn biết Đạo Lý con phải độ, biểu chúng
nó đến nghe Thầy dạy, mới có thế nó tu-hành đặng; trước con không nên buộc chúng
nó lắm.
Thầy nói một lần từ đây nhớ lấy: dầu cho đá, sắt, cây cỏ mà nghe
đến Thánh-Ngôn nơi Thầy mà con nói ra, cũng hoan nghinh, huống lựa là người,
con nhớ và an lòng.
Đã
thấy ven mây lố mặt dương
Cùng nhau xúm xít dẫn lên đường
Đạo cao phó có tay cao độ
Gần gũi sau ra vạn dặm trường.
Thầy đã hàng ngày nói với con rằng: Muôn việc chi Thầy đã bố-hóa
vào lòng con. Như con tính điều chi, tức Thầy đã định rồi. Con không cần nặng
lòng lo lắng. Đạo cốt để cho kẻ hữu duyên. Những kẻ nào đã làm môn đệ của
"Tà-thần Tinh-quái" thì không thế gì làm môn đệ Thầy đặng.
Lẽ
chánh tự nhiên có lẽ tà
Chánh Tà hai lẽ đoán sao ra;
Sao ra Tiên Phật người trần tục,
Trần tục muốn thành phải đến Ta
* * *
Lời Thầy dạy trên đây là phần riêng dành Ngài Trung. Là dành cho
bậc Thiên Tiên mở Đạo. Trong 04 hạng khách trần còn lại: trả quả, chủ nợ, du
học (lập vị) và du thủ du thực đâu đã được hưởng hồng ân đặc biệt như thế.
Những môn đệ khác ai cũng có quyền đọc để hiểu quyền năng của Thầy
nhưng nếu tự cho rằng mình cũng được hưởng đặc ân y như Ngài TR trên đây là
người có vấn đề về nhận thức. Huống chi lại còn đi xa hơn nữa khi lý luận rằng:
Thánh Ngôn của Thầy do họ nói ra đến sắt đá cỏ cây cũng hiểu nên hoan nghinh
(không hiểu làm sao hoan nghinh?). Họ lớn tiếng hô ầm lên rằng Thánh Ngôn của
Thầy đến con nít lên ba đọc cũng hiểu.... nên họ đọc đến đâu là hiểu đến đó....
Than ôi! 02 quyển Thánh Ngôn Thầy dạy cho ĐĐTKPĐ dùng trong thất
ức niên đến như Đức Hộ Pháp còn dạy đi dạy lại là trong Thánh Ngôn của Thầy ẩn
chứa nhiều điều huyền vi mầu nhiệm phải gia công học hỏi mà nay rộ lên một số
người hiểu vậy mới làm sao?
Chỉ còn cách chờ cho Thiêng Liêng ban bố ân lành để cho họ hồi tâm
tỉnh trí rồi học lại Thánh Ngôn hầu thấy cái cao sâu, mầu nhiệm trong đó
thì mới bớt tự cao tự đại. Người xưa dạy càng học càng thấy dốt, hễ càng biết
thì lại tự coi là ngu... là vì cái kho tri thức của nhơn loại là vô tận mà mình
chỉ là hạt cát trong sa mạc, là giọt nước trong đại dương mênh mông.
Nhà bác học Newton nói rất khiêm nhượng rằng Tôi như đứa trẻ chơi trên
bờ biển thấy được một vài cái vỏ sò đẹp mà thôi... Người có nhiều tiền nhất
thế giới hiện nay là Bill Gate (người được coi như phát minh ra vi tính) nói
rằng: Tôi là người nghèo có nhiều tiền... có phải ông muốn nói rằng nhiều tiền
chưa phải là giàu; cái giàu có ở tâm hồn, ở tinh thần mới đáng là giàu hay
chăng?
Thánh Ngôn Thầy dạy người bình dân ít học cũng hiểu
theo tầm mức của họ, rồi hạng có tâm hồn đạo đức cũng hiểu theo cách của mình.
Đến như hạng nghiên cứu thì càng học càng thấy mình dốt là vì trong đó luôn
luôn ẩn chứa điều mới không bao giờ chấm hết....
Đạo người vẹn vẽ mới thành tiên có phải là Thầy dạy rằng hễ lo xong đạo ĐẠO LÀM NGƯỜI nơi cõi thế
(là trong gia đình, tôn giáo và xã hội) thì Thầy lấy ngôi Thần, Thánh, Tiên,
Phật mà trả công cho y theo nguyên tắc dâng công đổi vị đúng như câu:
Bao nhiêu công quả bấy nhiêu phần hay chăng?
* * *
ĐẠO SỬ Q2 (tt).
Trg
Văn Thành: (Cẩm
Giang, Giai Hóa)
Ðong đầy đức cả hóa kho vàng,
Ðừng thấy phận nghèo chiếp miệng than.
Cái cửa Thiêng liêng chưa dễ đặng,
Ðỉnh chung thế sự trấu cùng than.
Thâu.