Trang

Thứ Ba, 7 tháng 12, 2021

3664. CUỘC TRANH ĐẤU CHO TỰ DO TÔN GIÁO TẠI VIỆT NAM CÒN NHIỀU VIỆC PHẢI LÀM

VNTB – Việt Nam sẽ ‘thoáng’ hơn trong thủ tục hành chính về quyền tự do hành đạo?

VNTB – Việt Nam sẽ ‘thoáng’ hơn trong thủ tục hành chính về quyền tự do hành đạo?

Ngọc Lan

(VNTB) – Một khi đã không còn coi đó là những ‘thế lực thù địch từ nước ngoài’, vậy thì liệu sắp tới đây Nhà nước Việt Nam có cởi mở hơn trong các thủ tục hành chính về quyền tự do hành đạo?

https://vietnamthoibao.org/vntb-viet-nam-se-thoang-hon-trong-thu-tuc-hanh-chinh-ve-quyen-tu-do-hanh-dao/

Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã phê duyệt và ban hành quyết định số 855/QĐ-BNV về Chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và công tác tín ngưỡng, tôn giáo.

Theo đó, Ban Tôn giáo Chính phủ được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức biên soạn “Tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ thông tin, tuyên truyền chính sách pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và công tác tín ngưỡng, tôn giáo”.

Trong tài liệu này cho thấy dường như bước đầu Nhà nước Việt Nam có cái nhìn thân thiện hơn với những tôn giáo theo chân người Việt tại xứ người.

Rộng đường dư luận, xin trích đăng ở đây phần nội dung “Các tôn giáo ở Việt Nam có mối quan hệ quốc tế rộng rãi”, các tít phụ được đặt để dễ theo dõi.

Tôn giáo nội sinh cũng có mối quan hệ quốc tế

Một trong những đặc điểm quan trọng của các tôn giáo ở Việt Nam là có mối quan hệ quốc tế rộng rãi và đa dạng.

Phần lớn các tôn giáo ở Việt Nam hiện nay đều có nguồn gốc du nhập từ nước ngoài từ nhiều thế kỷ trước đây như: Công giáo, Phật giáo, đạo Tin lành, Hồi giáo, Tôn giáo Baha’i…; bản thân các tôn giáo này đã chứa đựng các yếu tố của mối quan hệ quốc tế.

Bên cạnh đó, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên một số tôn giáo nội sinh (Phật giáo Hòa Hảo, đạo Cao Đài, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam, Phật giáo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Giáo hội Phật đường Nam tông Minh Sư đạo…) cũng có một bộ phận chức sắc, chức việc, tín đồ đang sinh sống ở nước ngoài, tạo nên mối quan hệ quốc tế của các tôn giáo nội sinh.

Theo thống kê của Ủy ban Nhà nước  về  người  Việt Nam ở  nước  ngoài  (Bộ  Ngoại giao), hiện  có khoảng 5,3 triệu người Việt Nam đang sinh sống, học tập, lao động tại 109 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có khoảng 80% là người có tín ngưỡng, tôn giáo (với khoảng 2,5 triệu người là tín đồ của các tôn giáo).

Như vậy, có thể khẳng định hầu hết các tôn giáo ở Việt Nam hiện nay đều có mối quan hệ quốc tế rộng rãi. Các mối quan hệ quốc tế của các tôn giáo ở Việt Nam được thiết lập từ khá lâu (mang tính truyền thống) và ngày càng được tăng cường mở rộng.

Khi Đảng nhìn nhận các hệ phái cùng hành đạo không liên quan ‘diễn biến hòa bình’

Về cơ bản, quan hệ quốc tế của các tôn giáo ở Việt Nam bao gồm: hoạt động thuần tuý theo giáo lý giáo luật của tôn giáo; hoạt động từ thiện xã hội của các cá nhân, tổ chức tôn giáo; các đoàn tôn giáo ra nước ngoài tham gia các hội nghị, diễn đàn quốc tế, khóa đào tạo tôn giáo ở nước ngoài; tham gia việc giảng đạo của chức sắc, nhà tu hành của người nước ngoài tại Việt Nam…

Quan hệ quốc tế của các tôn giáo ở Việt Nam được thể hiện ở nhiều góc độ khác nhau, như: (1) Quan hệ phụ thuộc về cơ cấu tổ chức, hành đạo: Điển hình  là  quan  hệ  phụ  thuộc  của  Giáo  hội  Công  giáo  Việt  Nam  với  Tòa  thánh Vatican; quan hệ giữa các dòng tu quốc tế của Công giáo ở Việt Nam với các dòng Mẹ ở bên ngoài;

Quan hệ phụ thuộc của các tổ chức Cao Đài ở bên ngoài với các tổ chức, hệ phái Cao Đài ở trong nước; Tin lành Mỹ có quan hệ chi phối và đa chiều nhất đối với Tin lành Việt Nam; Giáo hội Phật giáo Việt Nam có 22 chi hội và Hội Phật tử ở nước ngoài.

(2) Quan hệ truyền giáo: Nhiều tôn giáo ở Việt Nam có nguồn gốc du nhập từ bên ngoài, được các giáo sỹ, các nhà truyền giáo nước ngoài vào Việt Nam hoạt động và truyền giáo.

Trong quá trình chủ động hội nhập nền kinh tế quốc tế, nhất là việc mở rộng liên doanh với Hàn Quốc, không ít tổ chức Tin lành Hàn Quốc đến Việt Nam để truyền đạo, phát triển tín đồ.

(3) Quan hệ đồng đạo: nhiều tôn giáo ở Việt Nam có quan hệ đồng đạo với các tôn giáo ở nước ngoài. Phật giáo Việt Nam có quan hệ giao lưu, thân hữu  với  rất  nhiều  nước  có  Phật  giáo  như:  Sri Lanka;  Thái  Lan;  Myanmar; Campuchia; Lào; Ấn Độ; Pháp; Đức; nhiều Tăng Ni sinh Việt Nam được gửi đi đào  tạo  tại  các  trường  Đại  học  ở  Ấn  Độ,  Đài  Loan,  Trung  Quốc,  Myanmar.

Ngoài ra, Phật giáo Việt Nam còn có các quan hệ cá nhân hoặc trong nội bộ sơn môn, pháp phái với tăng ni, Phật tử người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài với khoảng trên 400 ngôi chùa Việt Nam đặt tại gần 30 nước.

Đạo Tin lành Việt Nam có quan hệ ở tầm Châu lục, đặc biệt là các trung tâm Tin lành lớn Tây Âu, Bắc Âu và Bắc Mỹ; với Tin lành trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương mà trước hết là Tin lành Hàn Quốc (40% dân số Hàn Quốc theo đạo Tin lành với khoảng 46 triệu tín đồ).

(4) Quan hệ bình đẳng trong các tổ chức quốc tế: Giáo hội Phật giáo Việt Nam tham gia thành lập Tổ chức Phật giáo Châu  Á vì hòa bình (Asian Buddhist Conference for Peace – ABCP); thành viên của Ủy ban tổ chức Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc (Vesak)…

Quyền tự do đi lại về tôn giáo sẽ cởi mở hơn?

Như vậy, có thể thấy rằng hầu hết các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam đều có quan hệ quốc tế rộng rãi và đa dạng; ngày càng có rất nhiều hoạt động quốc tế của các tổ chức tôn giáo diễn ra trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, chức sắc tôn giáo, tổ chức, cá nhân nước ngoài vào Việt Nam ngày một nhiều tham dự các hoạt động hội thảo, hội nghị tôn giáo, các dịp lễ của các tổ chức tôn giáo tại được tổ chức tại Việt Nam.

Có thể khái quát một số quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam hiện nay như sau: Quan hệ dựa trên những hoạt động có tính chất thuần tuý tôn giáo (đây là các hoạt động mang tính giao lưu giữa các tôn giáo ở trong và ngoài nước như: thăm viếng lẫn nhau, tham gia các cuộc hội thảo, diễn đàn khu vực và quốc tế trao đổi về giáo lý, giáo luật, lễ nghi phụng tự, sinh hoạt tôn giáo, trao đổi về thần học, kinh sách…);

Quan hệ dựa trên những hoạt động xã hội của các cá nhân, tổ chức tôn giáo. Có thể coi đó là những hoạt động thế tục mà bất cứ tôn giáo nào cũng thực hiện, như: những hoạt động xã hội, bác ái, từ thiện, viện trợ, văn hoá,… hoạt động tại các diễn đàn quốc tế với chủ đề hoà bình, phát triển, tiến bộ xã hội, chống chiến tranh, xóa đói, giảm nghèo, dịch bệnh AIDS… do các tổ chức quốc tế hoặc Liên hợp quốc đứng ra tổ chức; Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc – Vesak Day; đối thoại liên tín ngưỡng “Hòa bình, hòa hợp và cùng tồn tại”…;

Quan hệ thông qua các Hội thảo, hội nghị, tọa đàm về tôn giáo được tổ chức trong và ngoài nước, có sự tham gia của chức sắc, nhà học giả, nghiên cứu về tôn giáo ở nước ngoài, như: Hội nghị “Tôn giáo và pháp quyền”, Lễ kỷ niệm 100 năm Tin lành vào Việt Nam…