ĐỊA CẦU 67 QUA THỂ PHÁP. (tt)
“Địa cầu trong địa cầu”
“Địa cầu 67: ý thức & địa điểm”
“Chung
& Riêng”.
c/- Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo.
Thầy dạy: Trong
Địa-cầu 67, nhơn loại cũng phân ra đẳng cấp dường ấy...phải hiểu như thế
nào? (TNHT)
Thiễn nghĩ địa cầu nào cũng cảnh thăng và đọa. Đọa ở địa cầu 67 không
phải như bị đọa ở địa cầu 68. Phật Mẫu Chơn Kinh dạy:
Vô
siêu đọa quả căn hữu pháp,
Vô khổ
hình nhơn kiếp lưu oan,
Vô địa
ngục vô quỉ quan,
Chí
Tôn đại xá nhứt trường qui nguyên.
Đó là dạy cho môn đệ của ĐĐTKPĐ. Mà môn đệ Thầy là được sống trong
địa cầu 67. Cho nên cảnh đọa của địa cầu 67 là vẫn được hưởng hồng ân của Thầy là
như vậy.
Thầy là Đấng Đại Từ Bi lập ra địa cầu 67 cho môn đệ vào trường
công quả thì Thầy cũng thương những con cái còn lặn hụp trong địa cầu 68. Nên
Thầy dạy cho Hội Thánh:
Những người chưa nhập môn cầu Đạo, chẳng luận giàu sang hay
nghèo-hèn, già cả hay trẻ bé, cùng đã có nhập môn rồi bị sa ngã bỏ Đạo, mà đến
giờ chót của người biết hồi tâm tin tưởng Đức Chí-Tôn,
hay là người chết rồi mà thân tộc người tin tưởng Đức Chí-Tôn, đến rước chúng ta cầu
hồn cùng là cầu siêu thì chúng ta cũng nên thi ân giúp đỡ linh hồn ấy siêu
thoát. Ấy là một điều phước đức độ linh hồn con cái của Đức Chí-Tôn y theo chơn truyền tận
độ. (Kinh Thiên Đạo & Thế Đạo).
d/- Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
d.1/- Tòa-Thánh Tây-Ninh, tháng 10 năm (1932)
Bát-Nương Diêu-Trì-Cung (Giải-thích về Âm-quang)
... Có nhiều hồn chưa qua khỏi đặng, phải chịu ít nữa, đôi trăm
năm, tùy chơn-thần thanh trược, Chí-Tôn buộc trường-trai cũng vì cái quan-ải
ấy.
Em nói thiệt rằng, mấy anh hiểu
thấu, thì kinh-khủng chẳng cùng, nếu để cho chơn-thần ô-trược thì khó mong trở
lại cõi thiêng-liêng và về cùng Thầy đặng.
Em biết đặng nhiều hồn còn ở lại nơi ấy trót ngàn năm chưa thoát
qua cho đặng. Thất-Nương ở đó
đặng dạy-dỗ, nâng-đỡ các chơn-hồn, dầu sa-đọa luân-hồi cũng có người giúp-đỡ.
Nghe lại coi có phải vậy chăng? Thăng.
(TNHT Q2 trang 86. Bản
in 1963).
* * *
Những hồn sa-đọa
luân-hồi còn ở lại nơi ấy
trót ngàn năm chưa thoát qua cho đặng hẳn
nhiên là ĐĐTKPĐ chưa mở. Thầy chưa lập địa cầu 67 nên các hồn nầy chưa được
hưởng cơ Đại Ân Xá.
Trả lời câu hỏi: Bà Thất Nương đến dạy dỗ các hồn bị sa đọa luân
hồi vào lúc nào thì sẽ sáng tỏ?
Xin xem bài Thánh Ngôn xác định thời điểm Bà Thất Nương đến với
các hồn bị sa đọa luân hồi kế đây.
* * *
d.2/- Ngày 9-4 Giáp-Tuất (1934)
Thất-Nương Diêu-Trì-Cung
... Thưa cùng mấy chị, em xin nhắc-nhở điều nầy: Ngày hội Ngọc-Hư đặng lo phương
tiếp pháp của Tây-Phương Cực-Lạc qua, em đã đặng nghe thấy những lời của
Địa-Tạng-Vương Bồ-Tát than thở rằng: Ngài là Phật, nên khó gần-gũi các hồn
Nữ-phái mà khuyến-giáo cơ giải-thoát mê-đồ. Bởi cớ nơi Âm-Quang, nữ hồn còn bị
luyện tội nhiều hơn nam-phái bội phần. Em
lại nghe người ước rằng: Chớ chi có một Đấng Nữ-Tiên dám đảm-đương đến phổ-tế
mới mong tận-độ chư vong của Phong-Đô thoát-kiếp. Em mới để dạ lo-lường cả lòng lẫn-ái
đến đó; em đã chán thấy nhiều tội tình chẳng trọng hệ, song có hồn chịu sầu-thảm
lạ thường. Em đã liệu nhiều phương-thế cho từ đây mấy chơn-hồn có bề dễ tránh
khỏi cửa Âm-Quang hãm tội.
(TNHT Q2 trang 91)
Bài trên dạy rõ: Ngày
hội Ngọc-Hư đặng lo phương tiếp pháp của Tây-Phương Cực-Lạc qua,
Bà Thất Nương mới nghe thấy lời than của Địa Tạng Vương Bồ Tát. Từ
đó Bà mới đến phong đô Phổ Tế mở cơ TẬN ĐỘ... giải thoát mê đồ.
Thiễn nghĩ đến đây cũng nên minh lý hai chữ tận độ trên.
Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo phần vừa trích dẫn bên trên đoạn chót có
dạy: Ấy là một điều phước đức
độ linh hồn con cái của Đức Chí-Tôn
y theo chơn truyền tận độ. Theo
đây mà hiểu thì những người sa ngã bỏ Đạo. Người chưa nhập môn cầu đạo được
hưởng cơ TẬN ĐỘ nếu tin tưởng vào Đức Chí Tôn.
Còn trong TNHT dạy như bài trên đây thì tận độ có nghĩa là dù chơn
hồn bị sa đọa luân hồi (ở cõi phong đô địa phủ của mê tín gieo truyền đến
ĐĐTKPĐ chính danh lại là Thanh Tịnh Đại Hải Chúng) (3) vẫn có người đến dạy dỗ.
Đến tận nơi bị đọa để độ.
Kết hợp cả hai lời dạy về TẬN ĐỘ thì dù là người sa ngã nơi trần thế
hay những hồn sa đọa luân hồi vẫn có người giúp đở. Ấy là ý nghĩa chữ Tận
Độ.
Đây chính là khoản thời gian Thầy Hội Chư Tiên Phật lo việc lập
đạo tại Đại Nam Việt Quốc. (4)
* * *
***: Ngày 26-10-Tân Mão (24-11-1951) Đức Hộ Pháp có dạy về Bà Đoàn
Thị Điểm:
"Khi Bà Đoàn Thị Điểm qui vị, bị ngồi nơi Thanh Tịnh Đại Hải
Chúng, nhờ Cô Thất Nương xuống độ Bà về Lôi Âm Tự, rồi nhờ Bà viết ra một cuốn
Nữ Trung Tùng Phận, Bà mới siêu thoát được.".
Theo đây mà hiểu thì Bà Đoàn Thị Điểm chính là một trong những
chơn hồn còn ở nơi sa đọa luân hồi (phong đô). Khi Đức Chí Tôn mở cơ Đại Ân Xá,
lập ra địa cầu 67 Bà Đoàn được Bà Thất Nương đến dạy nên được về LÔI ÂM TỰ.
Từ Lôi Âm Tự Bà Đoàn mới về cơ viết quyển NỮ TRUNG TÙNG PHẬN năm
1933 (dạy cho Nữ giới).
Sau khi viết xong NỮ TRUNG TÙNG PHẬN bà đắc vị vào Bạch Ngọc Kinh.
Do đâu mà biết? Do nơi mấy câu thi áp chót của tác phẩm mà biết vậy:
Khi đã siêu thoát Bà mới được lịnh viết 08 bài kinh ở phần Kinh
Thế Đạo.
Như vậy chơn hồn của Bà Đoàn đã trãi qua 03 giai đoạn: Ở Thánh
Tịnh Đại Hải Chúng. Được độ về Lôi Âm Tự và về Bạch Ngọc Kinh.
* * *
Nếu không phân rõ các giai đoạn nầy theo lời Đức Hộ Pháp dạy
sẽ có người lầm tưởng (như chúng tôi từng lầm khi mới học đạo) rằng Bà Đoàn về
cơ viết sách và kinh khi còn ở Thanh Tịnh Đại Hãi Chúng.
Tóm lại: Căn cứ theo PCT chú giải kết hợp với Kinh Thiên Đạo và Thế
Đạo, với Thánh Ngôn có liên quan để hiểu thì Tam
Thập Lục Thiên, Tam Thiên Thế Giái, vẫn
có môn đệ Thầy tu hành nơi đó. Ấy là những người tùng thị pháp điều Tam Kỳ Phổ
Độ nên cao thăng phẩm vị ... còn Thập
Điện Diêm Cung, là những môn
đệ bị rớt không đạt phải ở cảnh giới đó tu học... hiểu vậy thì địa cầu 67 là
nơi xuất phát... từ đó có cao thăng phẩm vị và có người phải vào Thập Điện Diêm
Cung. Nhưng Giáo Tông vẫn thay mặt Thầy mà cầu rỗi cho tất cả.
Nhưng đó chưa phải là tất cả mà còn những bằng cứ từ thiên thơ và
thể pháp hữu hình tượng trưng cho địa cầu 67 ngay trong Đền Thánh. Tất nhiên là
có sự phối hợp với triều nghi của Đức Chí Tôn trong ĐĐTKPĐ.
* * *
PHẦN
CHÚ THÍCH.
(3)/- Thanh Tịnh Đại Hải Chúng là gì? Bà Bát Nương dạy:
Vậy thì nơi khiếm ánh Thiêng-liêng là âm-quang, nghĩa là âm-cảnh
hay là địa-ngục, Diêm-đình của Chư-Thánh lúc xưa đặt hiệu. Vậy thì chính lời
nhiều Tôn-giáo, nơi ấy là những chốn phạt tù những hồn vô căn vô kiếp, nhơn-quả
buộc ràng, luân-hồi chuyển thế, nên gọi là âm-quang, đặng sửa chữ phong-đô
địa-phủ mê-tín gieo-truyền, chớ kỳ thật là nơi để cho các chơn-hồn giải thân
định trí (một nơi trung-gian giữa thiên-đường và địa-ngục hay là mờ-mờ
mịt-mịt).
(TNHT. Q2 trang 85. Bản
in 1963)
* * *
(4)/- Quốc hiệu Đại Nam.
Khi vua Gia Long thống nhất sơn hà thì nhà vua dâng biểu sang
Thanh Triều xin quốc hiệu là Nam Việt. Thanh triều ngại để Nam Việt thì trùng
với quốc hiệu thời Triệu Đà (bao gồm cả đất Lưỡng Quảng) mới đảo ngược thành Việt
Nam.
Quốc hiệu Việt Nam là do Thanh Triều ban cho.
Sau đến thời vua Minh Mạng nhà vua thấy nhà Thanh đã suy yếu nên
cải quốc hiệu là Đại Nam. Thực dân Pháp khi xâm lăng nước ta lúc ấy có quốc
hiệu là Đại Nam.
Đến năm 1927 Juillet 1927, Minh-Lý-Đàn. Thầy dạy:
Ta chào các con. Ta cho phép lên hết. Ta chào
chung các con. Cười... Ta mừng cho con đó, Trung. Thầy có hội chư Tiên-Phật lại mà thương nghị về sự lập Đạo tại Đại-Nam Việt-Quốc...
(TNHT Q1 trang 111 bản
in 1973).
Theo bài Thánh Ngôn trên đây thì Thầy đã dạy cho biết: nước Đại
Nam (1926) có tên trong thiên thơ là ĐẠI NAM VIỆT QUỐC.
* * *
Theo wiki thì trong chiều dài lịch sữ các triều đại quân chủ không
thấy triều đại nào đề quốc hiệu Việt Nam. Mãi đến đời Vua Gia Long.
Chữ Việt Nam có xuất hiện hiếm hoi trong một vài tác phẩm trước
kia nhưng nó không phải là quốc hiệu. Thời vua Gia Long với quốc hiệu là Việt
Nam không thấy có tác phẩm nào xuất hiện.
Nhưng quốc hiệu Đại Nam thì có rất nhiều tác phẩm lớn như:
a/- Đại Nam thực lục gồm tiền biên
và chính biên.
. Đại Nam Thực lục Tiền biên hay Liệt
thánh thực lục tiền biên (gồm
12 quyển) ghi chép các sự kiện lịch sử của 9 chúa Nguyễn Đàng trong từ Nguyễn Hoàng (1558) đến hết đời chúa Nguyễn Phúc Thuần (1777).
. Đại Nam thực
lục chính biên (gồm
587 quyển) là phần thứ hai viết về triều đại các vua nhà Nguyễn, nhưng là phần chủ yếu, của bộ biên niên sử viết bằng chữ Hán Đại Nam Thực lục.
Đại Nam Thực lục Chính
biên ghi chép các sự kiện
lịch sử từ khi Nguyễn Ánh làm chúa (1778) đến đời Đồng Khánh (1887), và sau này được viết thêm đến đời vua Khải Định (1925).
Cả hai phần Tiền biên và Chính biên của bộ sử Đại
Nam thực lục được soạn bắt đầu từ năm 1821 (năm Minh Mạng thứ
hai), sau 88 năm đến năm 1909 mới cơ bản hoàn thành (gồm toàn bộ phần Tiền biên
và 6 kỷ đầu phần Chính biên).
. Đại Nam nhất thống chí là bộ sách dư địa chí (địa lý - lịch sử) Việt Nam,
viết bằng chữ Hán do Quốc sử quán
triều Nguyễn biên
soạn thời vua Tự Đức. Có thể coi đây là bộ sách lớn nhất và quan trọng
nhất về địa chí Việt Nam dưới thời quân chủ.
* * *
ĐẠO SỬ Q2 (tt).
V.
Phên:
Ðồng phồn đưa rước viếng Diêm Cung,
Ai đã trước đi hỏi nhắn cùng.
Trời với Diêm Ðình đôi ngõ trở,
Muốn toan thoát tục liệu mà dùng.
Thâu
Phạm
Văn Lắm: (Long
Thành, Tây Ninh)
Lời khen miệng thế quí chi đâu,
Bất quá như son lộn bả trầu.
Thành thật thôi thì mình xử lấy,
Ðèo bồng chi rộn trí không sâu.
Thâu