Trang

Thứ Hai, 20 tháng 12, 2021

3690. ĐỊA CẦU 67 QUA THỂ PHÁP (tt 5)

 

ĐỊA CẦU 67 QUA THỂ PHÁP. (tt)

BÀI 05.

Quả Càn Khôn trong Đền Thánh là mô hình hay biểu tượng?


Quả Càn Khôn trong Đền Thánh






 

Mô hình Thái Dương Hệ. Mặt Trời, các hành   tinh  hành tinh lùn trong hệ Mặt Trời

3/- TRA CỨU TỪ THIÊN THƠ.

Do tầm quan trọng của đề tài nên chúng tôi trích khá dài và khá nhiều để quí hiền tiện bề theo dõi và nhận xét... một cách khách quan.

3.1/- QUẢ CÀN KHÔN.

Ngày 12-8-Bính Dần (1926). Thầy dạy.

Ngọc-Hoàng Thượng-Đế Viết Cao-Đài

Giáo Đạo Nam Phương

... Bính - Thầy giao cho con lo một trái Càn-Khôn; con hiểu nghĩa gì không?... Cười... Một trái như trái đất tròn quay, hiểu không? Bề kinh tâm ba thước ba tấc, nghe con, lớn quá mà phải vậy mới đặng, vì là cơ mầu nhiệm Tạo-Hóa trong ấy, mà sơn màu xanh da trời; cung Bắc-Đẩu và Tinh-Tú vẽ lên Càn-Khôn ấy. Thầy kể Tam-Thập-Lục-Thiên, Tứ-Đại-Bộ- Châu ở không-không trên không khí, tức là không phải Tinh-Tú, còn lại Thất-thập-nhị-Địa và Tam-Thiên thế giái thì đều là Tinh-Tú. Tính lại ba ngàn bảy mươi hai ngôi sao, con phải biểu vẽ lên đó cho đủ. Con dở sách thiên-văn Tây ra coi mà bắt chước. Tại ngôi Bắc-Đẩu con phải vẽ hai cái bánh lái cho đủ và sao Bắc-Đẩu cho rõ ràng. Trên vì sao Bắc-Đẩu vẽ con mắt Thầy, con hiểu chăng? Đáng lẽ trái ấy phải bằng chai, đúc trong một ngọn đèn cho nó thường sáng; ấy là lời cầu nguyện rất qúy báu cho cả nhơn-loại Càn-Khôn Thế-Giái đó; nhưng mà làm chẳng kịp, thì tùy con tiện làm thế nào cho kịp đại-hội - Nghe à!

Còn chư Phật, chư Tiên, Thánh, Thần đã lên cốt thì để dài theo dưới, hiểu không con?

(TNHT Q1 trang 45 bản in 1973)

*  *  *

a/- Quả Càn Khôn là mô hình hay là biểu tượng?

a.1/- Không là mô hình của Thái dương hệ.

Ngay từ năm 1926 (là năm Thầy dạy làm Quả Càn Khôn) thì khoa học về thiên văn, về vũ trụ của Tây Phương đã lên được mô hình của Thái Dương Hệ chúng ta đang sống. Sao Bắc Đẩu thì văn bút phương Đông và phương Tây cũng đều có đề cập đến. Nhưng Thầy chọn theo Phương Tây (khoa học kỷ thuật) thì Quả Càn Khôn trong Bát Quái Đài hiện nay nhất định không phải là biểu tượng của Thái Dương Hệ chúng ta đang sống.

Còn như lý luận rằng Đạo đến Thất ức niên nên Quả Càn Khôn là biểu tượng cho Thái Dương Hệ khác nữa thì lại là một viễn tưởng phi lý và không phù hợp với định nghĩa về Thái Dương Hệ. Chẳng có Thái Dương Hệ nào chỉ có một thiên thể.

Cho nên chúng tôi thấy không phù hợp với giáo lý ĐĐTKPĐ.

*  *  *

a.2/- Không phải là biểu tượng cho địa cầu 68.

Thầy dạy: giao cho con lo một trái Càn-Khôn; con hiểu nghĩa gì không?... Cười... Một trái như trái đất tròn quay, hiểu không?

Nếu hiểu trái càn khôn là biểu tượng cho trái đất nầy thì đó là địa cầu 68. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu xem có phù hợp không?

*  *  *

a.2.1/- Nguồn gốc địa cầu 68.

Đêm 29-07-Kỷ-Sửu (1949). Đức Hộ Pháp giảng:

... vạn-vật trong Càn-khôn Vũ-Trụ này phải hoạt động mãi thôi không ngừng, nó nhờ hoạt động chuyển luân mà tấn hóa mãi mãi.

     Vạn-vật trong Càn-Khôn Vũ-Trụ dù trái địa-cầu thấy trước mắt hay địa cầu chúng ta đương cư ngụ đây, phải vận hành luôn; ngưng là chết mà cả vạn-vật loài người cũng phải vậy. Nó có lưu động là nhờ khí nổ Thái-Cực buổi nọ, Thái-Cực nổ thành khối lửa; khối lửa nổ trong Càn-Khôn Vũ-Trụ hiện ra muôn muôn triệu triệu ức quả địa-cầu trong Càn-khôn Vũ-Trụ. Quả cầu ấy nguội lại thành địa-cầu chúng ta đương ở đây, là quả địa-cầu 68. Quả cầu ấy là vậy.

a.2.2/- Hiện trạng địa cầu 68.

Thầy dạy: Ngày 15-11- Bính Dần (19-12-1926)

. Đứng bậc Đế-Vương nơi trái địa-cầu nầy, chưa đặng vào bực chót của Địa-cầu 67....

*  *  *

Đêm 18- 8- Mậu-Tý (21-9-1948). Đức Hộ Pháp:

...Tôi xin nói không phải địa-cầu này làm bạn với địa-cầu này mà thôi, mà nơi địa-cầu khác họ đến làm bạn. Những Đấng đến đó họ ở địa-cầu khác họ qua không phải ở địa-cầu này, họ ở địa-cầu về đoạt phẩm-vị cao siêu, chớ địa cầu 68 này, Bần-Đạo nói: Ở địa cầu 68 này có loạn nhiều....   (Con Đường Thiêng Liêng Hằng Sống).

*  *  *

(CĐTLHS bài 20).18-12-Mậu-Tý (16-01-1949). Đức Hộ Pháp:

Bần-Đạo nói quả quyết rằng: Trong Càn-Khôn Vũ-Trụ này, cái địa-cầu 68 này là hạng chót, hạng khổ não nhứt nơi mặt địa cầu này, kiếp sanh nơi mặt địa-cầu 68 này không phải đáng cho chúng ta lưu-luyến, mặt địa-cầu này khổ não lắm, khổ não hơn hết.

Với 03 trích đoạn trên ta thấy cơ sở để hiểu Quả Càn Khôn tượng cho địa cầu 68 là không thuyết phục.

a.2.3/- Đạo lập sắc dân Tân Dân tại địa cầu 68 nầy; vậy sắc dân Tân Dân ở đâu?

(CĐTLHS). 29-01-Mậu Tý (1948). Đức Hộ Pháp:

...Mấy em có biết tương lai nền Chơn giáo nầy của mấy em là tạo đại nghiệp gia đình cho một sắc dân gọi là Tân Dân của Chí Tôn, để nơi mặt thế nầy, là Thần Thông Nhơn. Mấy em kiếm hiểu hai tiếng Thần Thông, dầu không thấu lý mà nghe nói tiếng ấy cũng hiểu sự quan hệ của nó ra sao.

Ấy vậy, muốn tạo một tinh thần tới Thần Thông cho sắc dân Tân Dân của Chí Tôn đem đến mặt địa cầu nầy, do trong mấy em hiện tượng ra mà mấy em không tầm cái giống Thần Thông thì làm sao tạo Tân Dân ấy cho được. Cả huyền vi bí pháp của Chí Tôn để tạo Thần Thông Nhơn ấy, mắt mấy em nhìn thấy không biết hình ảnh thì làm sao đạt thành được.

*  *  *

Chơn truyền Đức Chí Tôn đại kỵ những điều ảo ảnh...Đức Hộ Pháp dạy rõ: Cả huyền vi bí pháp của Chí Tôn để tạo Thần Thông Nhơn ấy, mắt mấy em nhìn thấy không biết hình ảnh thì làm sao đạt thành được.

Vậy sắc dân Tân Dân nầy bắt nguồn từ đâu? Bắt đầu từ thời gian nào? Thành hình năm nào? Sống ở đâu?  Xin thưa rằng:

Trong Lời Thuyết Đạo (ngày 14-6-Đinh Hợi- 1947) của Đức Hộ Pháp Q1 trang 51 có câu: …Thần thông nhơn (Race lucidé) do hai sắc da vàng và trắng hiệp lại xuất hiện…Một trong những ý nghĩa của sự hiệp lại từ hai sắc dân da vàng và da trắng xuất hiện ra là CHỮ QUỐC NGỮ. Chữ quốc ngữ hiện nay là một trong những sản phẩm quan trọng bậc nhất do hai sắc da vàng và da trắng hiệp lại tạo nên. Chữ quốc ngữ hiện nay là loại chữ ký âm để ghi lại TIẾNG AN NAM. Tiếng An Nam là chánh tự của Thầy dùng để lập ĐĐTKPĐ.

Thầy dạy: ngày 29-7-Bính Dần (05-9-1926): ...Như Nhãn hiền đồ Thầy không muốn nói với con bằng tiếng Hớn Ngôn vì tiếng An Nam từ đây Thầy cho là Chánh Tự đặng lập Đạo của Thầy nên buộc phải nói rõ ràng với con.  Thời kỳ dấu diếm Thiên cơ đã qua rồi…

 (Đạo Sử Q.2. T. 237 bản in Hoa Kỳ).

Thần Thông Nhơn cũng chính là sắc dân Tân Dân. Sắc Tân Dân bắt nguồn từ ĐĐTKPĐ. Bắt đầu từ năm 1925 là năm Thầy ban yến sáng cho địa cầu 68. Thành hình vào năm 1926 là tổ chức LỄ KHAI ĐẠO tại Chùa Gò Kén.