ĐỊA CẦU 67 QUA THỂ PHÁP. (tt)
“Địa cầu trong địa cầu”
“Địa cầu 67: ý thức & địa điểm”
“Chung
& Riêng”.
3.6/- ...Đứng bậc Đế-Vương nơi trái địa-cầu nầy, chưa đặng vào
bực chót của Địa-cầu 67....
Thầy dạy: Ngày 15-11- Bính Dần (19-12-1926)
...Các con nghe:
Một sự các con chưa hề biết đến, đặng hiểu Đạo quí trọng là dường
nào, lo tu tâm dưỡng tánh.
Các con đã sanh ra tại thế nầy, ở tại thế nầy, chịu khổ não tại
thế nầy, rồi chết cũng tại thế nầy. Thầy hỏi: Các con chết rồi các con ra thể
nào?
Các con đi đâu?
Chẳng một đứa hiểu đặng cơ mầu nhiệm ấy.
Thầy dạy: Cả kiếp luân hồi thay đổi từ trong nơi vật -chất mà ra
thảo mộc, từ thảo mộc đến thú-cầm, loài người phải chịu chuyển kiếp ngàn ngàn,
muôn muôn lần, mới đến Địa-vị nhơn-phẩm. Nhơn phẩm trên thế nầy lại còn chia ra
phẩm giá mỗi hạng. Đứng bậc
Đế-Vương nơi trái địa-cầu nầy, chưa đặng vào bực chót của Địa-cầu 67. Trong Địa-cầu 67, nhơn loại cũng
phân ra đẳng cấp dường ấy.
Cái quý trọng cuả mỗi địa-cầu càng tăng thêm hoài, cho tới
Đệ-nhứt-cầu, Tam-Thiên-Thế-Giái; qua khỏi Tam-Thiên-Thế-Giái mới đến
Tứ-Đại-Bộ-Châu, qua Tứ-Đại-Bộ-Châu mới vào đặng Tam-Thập-Lục-Thiên; vào
-Tam-Thập-Lục-Thiên rồi phải chuyển kiếp tu-hành nữa, mới đặng lên đến
Bạch-Ngọc-Kinh, là nơi Đạo Phật gọi là Niết-Bàn đó vậy.
(TNHT Q1 trang 74 bản
in 1973).
* * *
Tìm hiểu đoạn:
Cả kiếp luân hồi thay đổi từ trong nơi vật -chất mà ra thảo mộc,
từ thảo mộc đến thú-cầm, loài người phải chịu chuyển kiếp ngàn ngàn, muôn muôn
lần, mới đến Địa-vị nhơn-phẩm. Nhơn phẩm trên thế nầy lại còn chia ra phẩm giá
mỗi hạng. Đứng bậc Đế-Vương
nơi trái địa-cầu nầy, chưa đặng vào bực chót của Địa-cầu 67. Trong Địa-cầu 67,
nhơn loại cũng phân ra đẳng cấp dường ấy.
* * *
Đoạn nầy Thầy dạy sự chuyển kiếp của nhân loại... Riêng
đoạn: Đứng bậc Đế-Vương
nơi trái địa-cầu nầy, chưa đặng vào bực chót của Địa-cầu 67.
được chứng minh thế nào trong ĐĐTKPĐ?
Chữ trái địa cầu nầy là chỉ địa cầu 68 như đã dẫn chứng từ các bài
Thánh Ngôn trên.
Bực chót của Địa Cầu 67 là gì?
Trong ĐĐTKPĐ thì bực chót (phẩm chót) là Đạo Hữu.
Trong phạm vi bài viết chỉ nêu lên 01 khía cạnh nhỏ và rất hữu vi
để làm sáng tỏ câu trên.
. Một vị Đạo Hữu của ĐĐTKPĐ phải thọ Lễ Nhập Môn. Đã nhập môn phải
hành đạo, phải thông kinh sách và luật lệ đạo, phải ăn chay từ 10 ngày sắp
lên....
Khi lìa trần được làm LỄ NHẬP MẠCH. Được thiết lễ CẦU SIÊU với đầy
đủ kinh do tôn giáo qui định. Được hành pháp độ thăng hay phép xác. Được tụng
Cửu, làm lễ Tiểu Tường, Đại Tường.
. Một bực quân vương của một quốc gia hay một người giàu sang có
danh vọng vang lừng trong thiên hạ...nhưng không phải là tín đồ ĐĐTKPĐ nếu khi
qua đời có tin tưởng Đức Chí Tôn, nhờ ĐĐTKPĐ lo tang lễ thì Hội Thánh cũng chỉ
được phép hành đám theo Bạt Tiến...
Làm LỄ TẨN LIỆM. Cầu siêu theo Bạt Tiến (không đủ kinh). Khi tới
ngày Tuần Cửu, Tiểu, Đại Tường thì thân nhơn bực đế vương đó đến Thánh Thất sở
tại xin hành lễ Cầu Siêu (không được tụng kinh Cửu, Tiểu Tường, Đại Tường).
Tóm lại: ĐĐTKPĐ thì nhất luật chớ chẳng phải thấy tiền nhiều, chức
lớn, quyền cao rồi cả nễ... mà làm sai luật, sai nghi lễ để tính mối lợi vật
chất riêng mà làm cho chánh giáo bị biếm nhẽ chê bai.
Nếu làm việc đó chính là một trong những diện liên hiệp với chánh
trị mà Thầy đã cấm.
Việc TỘI hay PHƯỚC là do thiêng liêng cần cân nẫy mực, không một
người phàm nào biết; nhưng luật pháp và nghi lễ qui định như vậy thì phải thi
hành triệt để.... do đó đã làm sáng tỏ lời Thầy dạy trên đây.
[[[Ngày 1-8-1931 (Tân-Mùi). Đức Lý Giáo Tông dạy:
Ngày nay đã hành-chánh, thì cũng nên lập mình cho đủ tư-cách của
một người cầm sanh-mạng của nhân-loại. Chưa
có ngôi-vị Đế-vương nào mà sánh với phẩm-vị Thiêng-liêng đặng, khá phân-biệt
trượng khinh mà giữ-gìn kẻo bị tà-tâm rối-loạn. Hiểu à. (TNHT Q2 trang 82)
Tìm hiểu đoạn nầy với lời Thầy dạy ta thấy đây là so sánh phẩm vị
thiêng liêng (của một phẩm bậc nơi địa cầu 67 với bực đế vương nơi địa cầu 68)
chớ không phải dạy so sánh về tiện nghi vật chất...]]]
* * *
Đoạn: Trong
Địa-cầu 67, nhơn loại cũng phân ra đẳng cấp dường ấy.
Điều nầy là hẳn nhiên vì trong ĐĐTKPĐ có nhân sự Cửu Trùng Đài,
nhân sự Hiệp Thiên Đài. Trong Hiệp Thiên Đài lại có Phước Thiện... sau hết là
đến phẩm Đạo Hữu cũng còn có bực Thượng thừa và Hạ thừa trong đó.... nhất nhất
đều có đẳng cấp phân biệt chẳng cho loạn hàng thất thứ, giúp cho người đạo êm
chơn trên đường lập công bồi đức và người Lương hay tôn giáo bạn nhìn vào cũng
thấy tính cách quốc đạo trong đó.
Cả Hội Thánh ĐĐTKPĐ đều là người phàm, là nhân loại. Nhưng Thầy
đến cầm chánh giáo dạy cho người phàm nên hiền, nên thánh ấy là Thầy đem địa
cầu 67 đến cho môn đệ hưởng trước rồi dìu dắt vạn linh sanh chúng từ địa cầu 68
vào địa cầu 67 cùng hưởng hồng ân Thầy ban.
Cả câu đều không hàm ý rằng địa cầu 67 ở ngoài địa cầu 68.
Cho nên nếu hiểu địa cầu 67 là ý thức, là địa điểm ở trong địa cầu 68 theo thể
pháp cũng không trái nghĩa với đoạn trên.
* * *
Câu Thầy dạy bực chót của địa cầu 67 có nghĩa là phẩm chót trong
địa cầu 67. Phẩm chót trong địa cầu 67 nếu hiểu theo nghĩa là phẩm Đạo Hữu rất
trùng khớp với Tân Luật, Luật Hội Thánh và lời dạy của Đức Hộ Pháp.
Tân luật điều 12 qui định:
Nhập
môn rồi gọi là tín đồ. Trong hàng tín đồ có hai bực:
1/-
Một bực còn ở thế, có vợ chồng làm ăn như người thường, song buộc phải giữ trai
kỳ họăc 6 họăc 10 ngày trong tháng, phải giữ Ngũ Giái Cấm và phải tuân theo Thế
Luật của Đại Đạo truyền bá. Bực này gọi là người giữ Đạo mà thôi; vào phẩm hạ thừa.
2/-
Một bực đã giữ trường trai, giái sát và tứ đại điều qui, gọi là vào phẩm thượng thừa.
* * *
Vậy theo điều 12 Tân Luật định thì Tín đồ ĐĐTKPĐ là gì?
Là những người đã nhập môn cầu đạo (em bé sơ sinh có thọ phép tắm
thánh chưa phải là tín đồ vì chưa nhập môn).
Từ hàng tín đồ người đạo tùy vào khả năng để chọn con đường lập
công bồi đức: vào hàng phẩm chức việc, chức sắc... còn lại gọi là đạo hữu. Đạo
hữu là phần đông hơn hết trong tôn giáo nên đôi khi gọi tín đồ là Đạo Hữu. Còn
kỳ thực thì từ Đạo Hữu đến Giáo Tông đều là tín đồ.
Một số văn bút cho rằng Đạo Hữu chưa phải là một phẩm trong ĐĐTKPĐ
ấy là những người nhân lúc Hội Thánh ĐĐTKPĐ không cầm quyền hành chánh tôn giáo
rồi giải thích bừa bãi theo ý họ để hạ thấp phẩm giá người Đạo Hữu.
Đạo hữu là người đã nhập môn cầu đạo. Nhập môn cầu đạo là tín đồ.
Tín đồ hiện diện ở 02 phẩm hạ thừa và thượng thừa. Vậy những người đưa ra
văn bút Đạo Hữu không phải là một phẩm họ chưa học được những điều cơ bản của
Tân Luật mà đã muốn lập công qua con đường lập ngôn thật là buồn cười.
Xét kỷ thì những người cho rằng Đạo Hữu chưa phải là một phẩm của
ĐĐTKPĐ chưa phân biệt được ý nghĩa của chữ tín đồ và đạo hữu.
Luật Hội Thánh: Quan Hôn Tang Lễ.
QUAN HÔN TANG LỄ năm 1976 của Hội Thánh ĐĐTKPĐ cũng ghi rõ PHẨM
ĐẠO SỞ VÀ ĐẠO HỮU (chung một nghi thức hành đám khi mãn phần).
Ngày
15-8-Quí Dậu (1933) Đức Hộ Pháp dạy: Bần
đạo xin tỏ rằng: Duy bậc phẩm hèn của Đạo mới dày công nghiệp với Chí Tôn, còn
có công nghiệp thì có đủ quyền hành, có quyền hành thì có tự do ngôn luận. Cũng
vì chư Đạo hữu trong Hội Nhơn Sanh chưa hiểu rõ quyền hành nên Chức Sắc Thiên
Phong lộng phép. (Xin chư Đạo hữu lưỡng phái đọc luật cho thường, rồi kiếm
hiểu).
* * *
Duy bậc phẩm hèn là phẩm nào?
Duy là chỉ có một không có cái thứ hai. Nếu hiểu chữ duy chỉ hàng
phẩm chức việc là hiểu sai. Vì chức việc có 03 phẩm: Chánh Trị Sự, Phó Trị Sự
và Thông Sự thì không thể nói là duy. Chữ duy đây là duy nhất.
Phẩm thấp duy nhất trong ĐĐTKPĐ là PHẨM ĐẠO HỮU.
* * *
Đức Hộ Pháp dạy ngày 15-7-Nhâm Thân (1933):
Ông Thiệu Khương Tiết nói rằng :
“Thượng phẩm chi nhơn, bất giáo nhi thiện,
Trung phẩm chi nhơn, giáo nhi hậu thiện,
Hạ phẩm chi nhơn, giáo diệc bất thiện.”
Lại thêm như vầy :
“ Bất
giáo nhi thiện, phi Thánh nhi hà ?
Giáo nhi hậu thiện, phi Hiền nhi hà ?
Giáo diệc bất thiện, phi ngu nhi hà ? “
* * *
Đó là lời cổ nhơn dạy về Thượng Phẩm, Trung Phẩm và Hạ
Phẩm mà Đức Hộ Pháp trích lại.
Người tu là người biết tự xét mình trước.
Vậy đối chiếu lại xem Tân Luật dạy vậy; Luật Hội Thánh
dạy vậy; Đức Hộ Pháp dạy vậy mà dám cho rằng Đạo Hữu không phải là một phẩm của
ĐĐTKPĐ thì thuộc diện nào?
*
* *
ĐẠO
SỬ Q2 (tt).
Nguyễn Văn Tàu:
Bề trên thương dưới dắt dìu
nhau,
Ví lỗi muôn xe cũng nhục bào.
Thêm sức tại nhà nay đã sẵn,
Nhiều cây nên núi dạo nương rào.
Thâu
Nguyễn Văn Tám:
Nương rào tòng bá núp Trời
đông,
Trí đủ ... chưa phải thiện lòng.
Nên nghiệp đôi khi chưa tính trước,
Năm tròn trở ngại có mùa Ðông.