Trang

Thứ Hai, 20 tháng 12, 2021

3693 ĐỊA CẦU 67 QUA THỂ PHÁP (tt 8)

 ĐỊA CẦU 67 QUA THỂ PHÁP. (tt)

“Địa cầu trong địa cầu”

“Địa cầu 67: ý thức & địa điểm”

“Chung & Riêng”.

BÀI 8.

a.2.6/- Địa Cầu 72 ở đâu?

Ngày 23-3-Canh Ngũ. (21-4-1930) Thầy dạy:

.... Đạo tuy cao, song nên biết sức quỉ, cũng chẳng hèn; nếu không ngăn-ngừa, dằn lửa nóng trong tâm, thì lửa Tam-muội của Quỉ-vương đốt cháy. Con khá hiểu lời Thầy, và nên biết rằng, nếu con chẳng dụng quyền-lực của Thầy, ban cho con, mà đương-cự dìu-dắt các em, thì một ngày kia, nó dẫn đi lần hồi hết; rồi còn một mình; như chim lẻ bạn, như phụng lạc bầy; gặp cơn giông-tố kia, cũng chẳng sức gì đởm-đương cho khỏi xa nơi hắc-ám. Chừng ấy thì Thế-giái phải tạo-lập lại, sụt các con cho đến địa cầu bảy mươi hai, đặng chờ lúc thiên-niên đày vào nghiệt-cảnh. Nên biết trách-nhậm rất nặng-nề, nếu chẳng kham, thì con đường thiêng-liêng kia, đâu an-vị được.

(TNHT Q2 trang 75. Bản in 1963)

 

sụt các con cho đến địa cầu bảy mươi hai, là khi môn đệ Thầy làm hư mối Đạo quí giá Thầy lập cho nhân loại. Làm cho cuộc tiến hóa chậm lại....

Trở chơn ít kẻ lo đi ngược,

Bước đọa xem qua dấu dập dìu...

(Thánh Ngôn).

Đã có nhiều cách giải thích. Nay đem áp dụng vào trường hợp thăng đọa theo các quả địa cầu ta thấy nó hoàn toàn đúng và rất cụ thể cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Đi ngược là đi từ địa cầu 68 lên 67 và lần lên nữa cho tới đệ nhứt cầu ...Thầy dạy:

...Cái quý trọng cuả mỗi địa-cầu càng tăng thêm hoài, cho tới Đệ-nhứt-cầu, Tam-Thiên-Thế-Giái; qua khỏi Tam-Thiên-Thế-Giái mới đến Tứ-Đại-Bộ-Châu, qua Tứ-Đại-Bộ-Châu mới vào đặng Tam-Thập-Lục-Thiên; vào -Tam-Thập-Lục-Thiên rồi phải chuyển kiếp tu-hành nữa, mới đặng lên đến Bạch-Ngọc-Kinh, là nơi Đạo Phật gọi là Niết-Bàn đó vậy.

(TNHT Q1 trang 74 bản in 1973). 

%%%%

Vậy địa cầu 72 ở đâu? Nó là cảnh giới hay địa điểm?

Có phải là ở tại thế gian nầy? Ở trong địa cầu 68 nầy nhưng không được hưởng ánh sáng thiêng liêng của Thầy là Đạo nên sống trong cảnh u u minh minh, tối tăm về tinh thần.

Thiễn nghĩ địa cầu 72 chính là cuộc sống nặng về thú tánh của con người. Cái phần sống của con thú lớn hơn phần sống của người trong mỗi con người. Nó quay lại vòng quay tiểu hồi (vật chất, thảo mộc, thú cầm). Còn khi sống với phần sống đậm chất người mới tham dự vào vòng quay đại hồi (đủ quyền vượt cấp không phải tuần tự đi theo thứ tự: Thần, Thánh, Tiên, Phật khi lập vị).

Tóm lại theo chúng tôi hiểu đó là DIỆN tấn hóa rất chậm (về tâm linh) trên địa cầu nầy, ngay trong cõi người nầy.

Thầy dạy đã thả một lũ hổ lang ở lẫn lộn với loài người... vậy lũ hổ lang đó ở đâu? Có phải nó chính là phần THÚ TÁNH trong mổi con người.  Tánh có thú tánh, có nhơn tánh... có Tiên tánh, Phật tánh và Thiên tánh. Nên khi Đức Lý dạy: Tu tánh đã xong tới luyện lòng ấy là Ngài dạy tu cái thú tánh trước cho thành nhơn tánh.

Đó là bước căn bản, không tu cái thú tánh trong con người mình cho xong là tự mình bày cái thú tánh của mình ra cho mọi người thấy rồi còn hành đạo được gì? Nói lời đạo đức mà cái tánh thú còn lù lù ra đó có phải là tà nhơn thuyết chánh pháp, chánh pháp qui tà pháp theo kinh Kim Cang dạy đó chăng?

Tu cái thú tánh không xong thì mọi việc khác đều là xây lâu đài trên cát. Đức Hộ Pháp cũng dạy tìm đạo là tìm cách trị cái thú tánh trong con người mình trước. Cái thú tánh nầy rất mạnh mẽ và chực chờ cắn xé chính chúng ta trên đường tu nên Thầy dạy thả lũ hổ lang là vậy.

Đó là hiểu riêng cho chữ TU TÁNH trong bước đầu mà thôi, còn những bước sau xin gác lại...

*  *  *

Điều ghi nhận được là trước khi Thầy lập ĐĐTKPĐ thì giới khoa học có đưa ra thống kê rằng: Khi có một phát minh của khoa học thì cần thời gian nhiều năm mới đưa ra ứng dụng được. Nhưng càng về sau thì khoản thời gian ấy rút ngắn dần... cho đến hiện nay thì hầu như khi có một phát minh nào về khoa học thì nó được giới kỹ thuật ứng dụng ngay tức khắc. Cái khoản cách giữa một phát minh khoa học đến đưa vào ứng dụng trong kỹ thuật rút ngắn chính là sự tiến hóa nhanh.

Đó là nói về khoa học tự nhiên. Còn về khoa học xã hội thì sao?

Theo Tây lịch thì: Có tháng 30 ngày, có tháng 31 ngày (ngoại trừ tháng 02).

12 tháng thành một năm.

Một thế kỷ là 100 năm.

Một thiên niên kỷ là 1.000 năm.

Nên thế kỷ thứ I được tính từ năm 01 đến năm thứ 100.

Thế kỷ thứ II được tính từ năm 101 đến năm thứ 200.

Nhưng đến năm 2000 thì ở Việt Nam (và nhiều nơi trên thế giới) phần nhiều lại cho rằng đã sang thế kỷ 21. Và được xã hội chấp nhận.

Thiên niên kỷ thứ nhất từ năm 01 đến năm 1.000.

Nhưng thiên niên kỷ thứ 2 lại từ năm 1.001 đến năm 1.999 (ít hơn thiên niên kỷ thứ nhất 01 năm).

Như vậy thiên niên kỷ thứ 03 đã đến sớm hơn 02 thiên niên kỷ trước đó 01 năm.

*  *  *

Trong trách nhiệm của việc xây dựng một nền văn minh mới thì Hội Yến Diêu Trì Cung năm nào cũng có. Đó là nơi trình bày những phát minh mới của nhân sự trong và ngoài ĐĐTKPĐ.

Long Hoa Thị là nơi Hội Thánh trưng bày những công thức, những mô hình hoàn chỉnh trong các lãnh vực: Học, Y, Nông, Hộ, Lương, Công... để mọi người đến quan sát và thỉnh về để xây dựng quê hương mình. Đó chính là thúc đẩy cho xã hội được mở mang nhanh chóng trong hòa bình, trong dân chủ và tự do... đó là một cuộc tấn hóa cả về tinh thần lẫn vật chất theo luật Cung Cầu.

Tóm lại đó tài nguyên và môi trường Thầy tạo lập cho nhân loại bước vào sống trong địa cầu 67.

a.2.7/- Câu: sụt các con cho đến địa cầu bảy mươi hai,  có nghĩa là địa cầu 72 vẫn có nhơn loại ở.

*  *  *

Đêm 05-10- Mậu-Tý (05-11-1948). Đức Hộ Pháp giảng:

 Ngày nay Bần-Đạo giảng tiếp cuộc dục tấn trên con đường Thiêng Liêng Hằng-Sống....

...Chúng ta lấy sự so-sánh gọi là chủ quyền hơn hết là trong phần 72 trái địa-cầu có nhơn-loại ở, ...

...Chẳng phải nơi mặt địa-cầu này thôi, trong Tam-Thiên Thế-Giái, Thất-Thập-Nhị Địa-Cầu cũng vậy, đều có đại-diện của mình nơi đó đặng để bào chữa tội cho Vạn-Linh sanh chúng.

Các bạn duy có tu mà thành, tu hành thì không ai có quyền-hành nào biếm nhẻ các bạn, và không có quyền-hành nào bỏ rơi các bạn. Nhớ hằng ngày tưởng-tượng tới lẽ ấy, để tâm hăng-hái đặng làm bửu-bối mà theo chơn Chí-Tôn cho trọn Đạo.

*  *  *

Bài 20. (CĐTLHS).

Trong Càn-Khôn Vũ-Trụ này, cái địa-cầu 68 này là hạng chót, hạng khổ não nhứt nơi mặt địa cầu này, kiếp sanh nơi mặt địa-cầu 68 này không phải đáng cho chúng ta lưu-luyến, mặt địa-cầu này khổ não lắm, khổ não hơn hết.

*  *  *

ĐẠO SỬ (tt).

 

Trương Văn Ðộng:

Ba đào ngọn nước với nguồn sông,
Như một cây trôi ở giữa dòng.
Thấy vậy thương tình cho kẻ vớt,
Ðem về làm của với làm song.

Thâu.

Thầy sẽ trọng dụng, khá học Ðạo.

*  *  *