Thanh
Trúc, phóng viên RFA
2016-06-23.
Đây là buổi điều trần được coi
là nghiêm khắc nhất để một lần nữa trình bày về thực trạng nhân
quyền sa sút và tồi tệ ở Việt Nam.
- DB Christopher Smith
"Tôi là Katie Dương đến từ
Dallas, Texas, đại diện cho Cao Đài là một tôn giáo thành lập ở Việt Nam năm
1926. Lý do tôi đến đây là bởi vì Cao Đài đã bị nhà nước xóa sổ kể từ sau 1975
và nhà nước đã thành lập một Cao Đài mới dưới sự quản lý của nhà nước
cộng sản năm 1977 mà chúng tôi không đồng ý. Chúng tôi muốn nói lên sự đàn
áp Cao Đài như thế nào,....
Buổi điều trần về sự vi phạm
nhân quyền ở Việt Nam tại Hạ viện Mỹ dưới sự chủ trì của dân biểu Christopher
Smith chiều 22/6/2016.
RFA photo
"Tổng Thống Obama Đến Việt
Nam: Lỡ Một Cơ Hội Thúc Đẩy Việt Nam Cải Thiện Quyền Con Người" là tiêu để
buổi điều trần này.
Với sự chủ trì và điều hợp của
dân biểu Christopher Smith, thành viên cao cấp Ủy Ban Đối Ngoại
kiêm chủ tịch Tiểu Ban Nhân Quyền Toàn Cầu tại hạ viện, buổi điều trần còn có
sự tham dự của đại diện các tổ chức Ân Xá Quốc Tế, Boat People SOS cùng thành
viên các tôn giáo đang bị bách hại tại Việt Nam như Tin Lành và Cao Đài.
"Tôi là mục sư Rmah Loan
tại Budak, từ Việt Nam mới qua đây. Hôm nay tôi sẽ nói Việt Nam đối xử với tôn
giáo như thế nào. Tôi rất mừng quí vị cho phép tôi nói chuyện về nhân quyền tại
Việt Nam, về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam Việt Nam, đối xử về tôn giáo khác
biệt lắm. Tôi sẽ nói với dân biểu ở đây những mục sư truyền đạo người dân tộc
thiểu số có hơn 20 người đang ở trong tù."
Đây là buổi điều trần được coi
là nghiêm khắc nhất để một lần nữa trình bày về thực trạng nhân
quyền sa sút và tồi tệ ở Việt Nam.
- DB Christopher Smith
"Tôi là Katie Dương đến từ
Dallas, Texas, đại diện cho Cao Đài là một tôn giáo thành lập ở Việt Nam năm
1926. Lý do tôi đến đây là bởi vì Cao Đài đã bị nhà nước xóa sổ kể từ sau 1975
và nhà nước đã thành lập một Cao Đài mới dưới sự quản lý của nhà nước
cộng sản năm 1977 mà chúng tôi không đồng ý. Chúng tôi muốn nói lên sự đàn
áp Cao Đài như thế nào, đặc biệt như trường hợp của ba tôi bị ở tù, bị
bắt và bị truy nã phải trốn tị nạn."
Lên tiếng với đài Á Châu Tự Do
trước khi bắt đầu cuộc điều trần, dân biểu Christopher Smith nói bất kể
bao áp lực từ bên ngoài yêu cầu Việt Nam cải thiện nhân quyền nhưng các quyền
căn bản của người dân Việt Nam như tự do tín ngưỡng, tự do báo chí, tự do bày
tỏ chính kiến, tự do lập hội vân vân ... vẫn bị vi phạm một cách nghiêm trọng.
Đặc biệt sau chuyến viếng thăm của tổng thống Obama thì Việt Nam đã không có sự
nhượng bộ nào cũng như không có sự thăng tiến đáng kể về mặt nhân quyền. Dân
biểu Christopher Smith nói:
Đây là buổi điều trần được coi
là nghiêm khắc nhất để một lần nữa trình bày về thực trạng nhân
quyền sa sút và tồi tệ ở Việt Nam. Chỉ một chi tiết như vụ luật sư Nguyễn Văn
Đài bị bắt bớ tù tôi hồi tháng 12 đủ cho thấy Việt Nam chẳng khác gì Bắc
Hàn hay những đất nước không có quyền tự do ngôn luận khác, Việt Nam đang
là mối đe dọa chống lại những gì tốt đẹp nhất về quyền con người mà nhân
loại hướng tới.
Dân biểu Christopher Smith
(phải) tại buổi điều trần. RFA photo
Thế nhưng tổng thống Obama lại
nhìn sự việc một cách khác, ông chẳng những đã nêu vấn đế nhân quyền một cách
hời hợt mà còn loan báo quyết định dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho
Việt Nam. Xét kỹ thì ta có thể thấy Mỹ đang bán khí giới cho một quốc gia mà
chính sách tiên quyết của quốc gia đó là cường quyền, kiểm soát, hạn chế mọi
quyền tự do căn bản của người dân. Mỹ đang bán vũ khí cho một đất nước mà
ở đó luôn có sự bất dung tôn giáo, luôn có sự kiểm duyệt và cấm đoán, luôn có
sự đàn áp, bắt bớ và bịt miệng đối lập.
Hãy nhớ tương lai Việt
Nam nằm trong tay giới trẻ là những người thực sự muốn có dân chủ, tụ do. Người
trẻ muốn đạo giáo được tôn trọng, các nhà báo,các
bloggers và các nhà hoạt động môi trường được bảo vệ. Những ước
muốn đó không thể xảy ra dưới một chế độ chuyên dùng sức mạnh và sự đàn áp để
cai trị như chính quyền hiện hành ở Việt Nam.
Không tiến bộ sau chuyến thăm
của Tổng thống Obama
Vẫn lời dân biểu Christopher
Smith, trước khi tổng thống Obama lên đường sang Việt Nam thì một số nhà lập
pháp đã yêu cầu ông lên tiếng đòi hỏi Việt Nam cải thiện nhân quyền. Thế nhưng
đáng tiếc một tháng sau chuyến công du Việt Nam chẳng những không thay đổi mà
còn mạnh tay đàn áp, bắt giữ hoặc bắt cóc những người biểu tình ôn hòa vì muốn
một câu trả lời minh bạch về thảm họa ô nhiễm môi sinh đang ảnh hưởng lên
đời sống của họ.
Hiện diện trong buổi điều trần
hôm thứ Tư còn có dân biểu Dana Rohrabacher, người đã đặt nhiều câu hỏi xác
đáng với các thuyết trình viên về nhân quyền, nhất là sinh hoạt tôn giáo và sự
thờ phượng của người Tin Lành sắc tộc ở vùng cao.
Tôi thực sự thất vọng vì ngài
tổng thống khi đến Việt Nam chỉ chú trọng đến hợp tác kinh tế và thương mại hơn
là cải tổ chính trị, vấn đề Việt Nam cần thực hiện hầu tạo niềm tin trong quan
hệ song phương.
- DB Christopher Smith
Tôi thực sự thất vọng vì ngài
tổng thống khi đến Việt Nam chỉ chú trọng đến hợp tác kinh tế và thương mại hơn
là cải tổ chính trị, vấn đề Việt Nam cần thực hiện hầu tạo niềm tin trong quan
hệ song phương.
Việt Nam không thể trở thành
một thành viên của TPP Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Chiến Lược Xuyên Thái Bình
Dương nếu một thể chế độc tài như thế còn tồn tại. Người ta không thể biết tin
tức trung thực vì Việt Nam làm gì có tự do báo chí cũng như không có báo chí
độc lập và không có đảng đối lập. Làm sao chúng ta có thể ủng hộ một chính phủ
giống như vậy. Muốn có chỗ đứng trong một cơ chế mậu dịch tự do thì Việt
Nam phải tự thay đổi và đáp ứng những điều kiện cần phải có. Rõ ràng là Việt
Nam không đủ khả năng để tự thay đổi và chúng ta phải tìm cách tiếp cận với họ,
đưa họ ra khỏi cái gọi là một chế độ được điều khiển bằng những kẻ bất lương
đang nắm mọi quyền hành cho tới lúc này.
Buổi điều trần chấm dứt bằng
kết luận của dân biểu Christopher Smith, rằng những điều mắt thấy tai
nghe hôm nay chứng tỏ chuyến đi Việt Nam của tổng thống Obama đã không thăng
tiến nhân quyền được cho Việt Nam như kỳ vọng của các nhà lập pháp,
của người Mỹ gốc Việt cũng như người Việt trong nước. Ông nói buổi điều trần
cũng là dịp để quốc hội rà soát lại xem chuyến đi Việt Nam vừa rồi của
hành pháp đạt kết quả bao nhiêu và cần thiết bao nhiêu để Quốc hội nhập cuộc
bằng những hành động lập pháp tích cực.
- DB Christopher Smith
- DB Christopher Smith