Trang

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2016

1451. Các Bộ trưởng Asean hay là con nít???

Đối chiếu với bài 1450 để thấy Trung + biến các Bộ trưởng Asean thành con nít...BBT Blog.

Asean rút lại tuyên bố về Biển Đông

15.06.16. BBC.
Khối Asean mau chóng rút lại thông cáo với lời lẽ cứng rắn về căng thẳng ở Biển Đông mà có thể khiến Trung Quốc, nước chủ trì hội nghị, bực bội, theo AP.
Thông cáo của khối Asean viết: "Chúng tôi bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về các diễn biến gần đây cũng như đang xảy ra, vốn gây xói mòn lòng tin, tăng căng thẳng và có nguy cơ gây cản trở cho hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông".



Image copyrightREUTERS
Image captionNgoại trưởng các nước Asean và Ngoại trưởng Trung Quốc đã có cuộc họp tại Ngọc Khê, tỉnh Vân Nam
Tuy văn bản này không nhắc tên Trung Quốc nhưng người đọc có thể ngầm hiểu vì đây là quốc gia đang có nhiều hoạt động xây dựng đảo nhân tạo, xây dựng sân bay nhằm khẳng định chủ quyền ở Biển Đông.
Thông cáo được đưa ra tối thứ Ba 14/6 sau cuộc họp Asean -Trung Quốc ở tại Ngọc Khê, tỉnh Vân Nam, nhưng rồi bị rút lại chỉ ba giờ sau đó.
Ngoại trưởng Trung Quốc đã có phản hồi sau khi Asean vừa rút lại thông cáo có lời lẽ mạnh mẽ bất ngờ mà khối này đưa ra trước đó bày tỏ "quan ngại nghiêm trọng" về các diễn biến gần đây ở Biển Đông.
Ông Vương Nghị nói: "Sự hợp tác của chúng ta lớn hơn sự khác biệt; cơ hội của chúng ta lớn hơn thách thức; tình đoàn kết của chúng ta lớn hơn các vấn đề. Chúng ta sẽ giải quyết những khác biệt sao cho đúng đắn và không màng tới sự can thiệp từ bên ngoài để mối quan hệ của chúng ta có thể phát triển đúng đường lối".
Image copyrightREUTERS
Image captionTrung Quốc đang có nhiều hoạt động xây dựng đảo nhân tạo, xây dựng sân bay tại Biển Đông
"Tranh chấp trên Nam Hải (Biển Đông) nên được các bên liên quan trực tiếp giải quyết một cách êm thấm thông qua đàm phán và tham vấn, theo quy định tại Điều 4 của Tuyên bố về ứng xử các bên ở Nam Hải (DOC). Trước một trật tự thế giới hỗn loạn, khu vực của chúng ta không thể trở thành một cái nôi nữa cho sự bất ổn".
"Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không quân sự hóa và kiềm chế trong mọi hoạt động, kể cả hoạt động xây đảo, vốn có thể tăng căng thẳng ở Biển Đông."
"Chúng tôi cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc gìn giữ hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do đi lại trên biển cũng như trên không ở Biển Đông, theo các nguyên tắc luật pháp đã được quốc tế thừa nhận, trong đó có Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982."

'Kiềm chế'

Trước đó, các nước Asean ra thông cáo lời lẽ mạnh mẽ bất ngờ bày tỏ "quan ngại nghiêm trọng" về các diễn biến gần đây ở Biển Đông.
Ngoại trưởng các quốc gia khối Asean đã có cuộc gặp với bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc tại Vân Nam, và việc thông cáo được đưa ra ngay ở đây được hãng tin AFP nhìn nhận như một "cái tát ngoại giao vào mặt" Trung Quốc.
Thông cáo của khối Asean viết: "Chúng tôi bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về các diễn biến gần đây cũng như đang xảy ra, vốn gây xói mòn lòng tin, tăng căng thẳng và có nguy cơ gây cản trở cho hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông".
Văn bản này không nhắc tên Trung Quốc nhưng người đọc có thể ngầm hiểu vì đây là quốc gia đang có nhiều hoạt động khẳng định chủ quyền ở Biển Đông.
Thông cáo của Asean nói các ngoại trưởng đã có "trao đổi thẳng thắn với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị". Thông cáo khá trực diện khi nói về sự nguy hiểm của chương trình cải tạo đảo của Trung Quốc.
"Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không quân sự hóa và kiềm chế trong mọi hoạt động, kể cả hoạt động xây đảo, vốn có thể tăng căng thẳng ở Biển Đông."
"Chúng tôi cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc gìn giữ hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do đi lại trên biển cũng như trên không ở Biển Đông, theo các nguyên tắc luật pháp đã được quốc tế thừa nhận, trong đó có Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982."
Philippines, cũng là thành viên Asean, đã kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế và Bắc Kinh nhiều lần tuyên bố không chấp nhận vụ kiện này.
Thông cáo của Asean khẳng định cam kết của khối trong việc tìm giải pháp hòa bình cho các tranh chấp.
Điều đó bao gồm "tôn trọng đầy đủ các tiến trình pháp luật và ngoại giao, không đe dọa sử dụng vũ lực hay sử dụng vũ lực, phù hợp các nguyên tắc luật pháp được quốc tế thừa nhận, kể cả UNCLOS và hiến chương LHQ".
Cho tới nay Asean bị cho là quá mềm mỏng trong đối xử với Trung Quốc nên một thông cáo lời lẽ cứng rắn hơn là điều gây chú ý.

Phán quyết về vụ kiện Trung Quốc được trông đợi sẽ đưa ra trong tháng này.