Trang

Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2016

1469. Nhà nước VN đang chính trị hóa niềm tin...

Kinh Cao Đài dạy: Làm người rõ thấu lý sâu (đồng nghĩa với không tìm cái lý sâu chưa đáng với phẩm giá làm người...)  đọc bài nầy sẽ gia tăng kiến thức về niềm tin và tổ chức tôn giáo khác nhau một trời một vực. Đây là lý do vì sao nhà nước VN hiện nay diệt các tổ chức tôn giáo và cho những lễ hội theo niềm tin phát triễn mạnh mẽ. Riêng với những người Đạo Cao Đài chủ trương tu hành thuần túy. Tối ngày gõ mỏ tụng kinh bỏ mặc xã hội là đã rơi vào bẫy TỰ DO NIỀM TIN của chế độ cộng sản... BBT Blog. 

 Niềm tin tôn giáo tại Việt Nam

 Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ RFA
2016-06-17
Cho nên người ta đi đến định nghĩa có 3 loại tổ tiên: thứ nhất là gia đình, dòng họ; thứ hai là tổ tiên của cộng đồng ví dụ người lập ra các làng, xã…; thứ ba là quốc tổ ví dụ như Hùng Vương cho nên giỗ tổ Hùng Vương thì cả hệ thống chính trị - tổng bí thư, chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội đến dự.


IMG_0498-622.jpgTS Nguyễn Văn Chính và TS Nguyễn Quang Hưng thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Châu Á - Thái Bình Dương, Đại học Quốc gia Hà Nội tại một buổi hội thảo.
RFA
Việt Nam trên danh nghĩa là quốc gia do đảng cộng sản vô thần nắm quyền lãnh đạo toàn diện; theo như Hiến pháp năm 2013 qui định. Tuy nhiên trong thực tế số người có niềm tin tôn giáo tại Việt Nam khá đông và số đó được nhận định đang ngày càng tăng.

Sự phân biệt giữa tôn giáo giảm

Gia Minh trao đổi với hai vị tiến sĩ thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Châu Á - Thái Bình Dương, Đại học Quốc gia Hà Nội: ông Nguyễn Văn Chính và Nguyễn Quang Hưng về vấn đề này. Trước hết là nhận định về số người có niềm tin tôn giáo ngày càng tăng tại Việt Nam của tiến sĩ Nguyễn Văn Chính:
TS Nguyễn Văn Chính: Có thể nói không phải đến bây giờ con số người có niềm tin tôn giáo nhiều lên, mà sự phân biệt giữa tôn giáo và tín ngưỡng làm cho số người có tôn giáo giảm đi; mặc dù bây giờ số người cải đạo sang Tin Lành đang tăng lên.
Con số những người theo đạo ở Việt Nam không phải tăng lên, nó vẫn như vậy thôi, nhưng có nhiều niềm tin khác nhau và có sự cải đạo nữa, ví dụ từ thờ cúng tổ tiên chuyển sang đạo khác. Cái đó có biến động nhưng tôi tin tất cả người Việt Nam đều có niềm tin tôn giáo. 
-TS Nguyễn Văn Chính
Thế nhưng cách phân loại đó có một ngụ ý rất thực dụng. Ngụ ý thực dụng đó trong chính sách tôn giáo thì người ta không quan tâm nhiều đến niềm tin tôn giáo mà là tổ chức tôn giáo. Cho nên nếu nhìn vào tổ chức tôn giáo thì nhà nước lo sợ hơn là niềm tin. Vấn đề là họ sợ tổ chức chứ không sợ niềm tin đó.
Vì thế cho nên có thể nói lại rằng con số những người theo đạo ở Việt Nam không phải tăng lên, nó vẫn như vậy thôi, nhưng có nhiều niềm tin khác nhau và có sự cải đạo nữa, ví dụ từ thờ cúng tổ tiên chuyển sang đạo khác. Cái đó có biến động nhưng tôi tin tất cả người Việt Nam đều có niềm tin tôn giáo.
Gia Minh: Tiến sĩ vừa sử dụng từ ‘sợ’ mà tôn giáo gây ra cho nhà nước, vì sao?
TS Nguyễn Văn Chính: Việt Nam chia ra tín ngưỡng là những tôn giáo không có tổ chức, ví dụ như thờ cúng tổ tiên, lên đồng, thờ cùng Thành hoàng làng… Tức là chúng được thực hành theo truyền thống và nhà nước nói đây là những thứ giữ hồn dân tộc, giữ bản sắc dân tộc.
Hiện nay có khoảng từ 75.000 đến 80.000 lễ hội đang được khôi phục trở lại. Tức thậm chí nhà nước không phải lo sợ mà đang sử dụng những niềm tin tôn giáo này vào những mục đích có tính chính trị.
Ví dụ trong thời kỳ đầu của cách mạng, thờ cúng tổ tiên được xếp khác; nhưng sau đó có thảo luận trở lại, người ta không thừa nhận đó như là một tôn giáo mà thừa nhận như là một đạo đức. Việc coi thờ cúng tổ tiên là một đạo đức dẫn đến một chính sách rất quan trọng tức định nghĩa tổ tiên là ai và thờ cúng tổ tiên có vị trí thế nào đối với chính trị. Cho nên người ta đi đến định nghĩa có 3 loại tổ tiên: thứ nhất là gia đình, dòng họ; thứ hai là tổ tiên của cộng đồng ví dụ người lập ra các làng, xã…; thứ ba là quốc tổ ví dụ như Hùng Vương cho nên giỗ tổ Hùng Vương thì cả hệ thống chính trị - tổng bí thư, chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội đến dự.
Chùa Bái Đính nằm ở phía tây khu di tích cố đô Hoa Lư, thuộc xã Gia Sinh - Gia Viễn - Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 15 km
Chùa Bái Đính nằm ở phía tây khu di tích cố đô Hoa Lư, thuộc xã Gia Sinh - Gia Viễn - Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 15 km
Người ta đang định nghĩa lại khái niệm, bản sắc và vai trò của tôn giáo, niềm tin tôn giáo đối với hệ thống chính trị. Nó như việc sử dụng vào cho việc gọi là xây dựng lại khái niệm quốc gia, dân tộc và bản sắc dân tộc. Hay ví dụ chẳng hạn như đạo lên đồng, trước đây bị nghiêm cấm; có lúc họ cấm hoàn toàn và (cho là) rất nguy hiểm. Tôi từng phỏng vấn nhiều người theo đạo lên đồng. Thế nhưng bây giờ nó gọi là Đạo Mẫu là một di sản đại diện cho dân tộc và đang được đề xuất lên UNESCO. Tức là chính sách tôn giáo nhà nước đang có thay đổi đối với tôn giáo gọi là folk religion. Nhà nước đang có xu hướng phát triển, sử dụng và hiểu nó như là bản sắc dân tộc, như là hồn dân tộc, như là một quá trình đoàn kết dân tộc.
Thế nhưng các tôn giáo lớn thì có tổ chức ví dụ như catholic chẳng hạn. Họ có hai lập luận: một những tôn giáo lớn là ngoại nhập; thứ hai nó được tổ chức và điều khiển từ bên ngoài. Vì thế người ta nói nó có thể nguy hiểm, còn cái gì đó ở bên trong và dân tộc không như vậy! . Đó là ngụ ý có tính thực dụng của người làm chính sách; chứ không phải tự nhiên người ta chia ra thành tín ngưỡng và tôn giáo mà người ta có ngụ ý rất thực dụng (pragmatic implication).

Sự thay đổi của nhà nước Việt Nam đối với tôn giáo

Gia Minh: Phật giáo cũng có từ lâu đời tại Việt Nam rồi?
TS Nguyễn Quang Hưng: Trở lại câu chuyện giữa tôn giáo và tín ngưỡng: khác với những tôn giáo độc thần ở Phương Tây ví dụ như Islam, Ki tô giáo  hay Do Thái giáo- tất cả đặc biệt đều có tổ chức gọi là ( church) giáo hội; đặc thù của tôn giáo Trung Hoa nhấn mạnh đến niềm tin chẳng hạn nó thiên về mảng tôn giáo dân gian. Phải nói như thế, nó không nhất thiết phải có tổ chức giáo hội chặt chẽ.
Thế trở lại câu chuyện ở những quốc gia Đông Nam Á khác vốn có xung đột giữa các tôn giáo, ví dụ giữa Công giáo và Hồi giáo ở Philippines, giữa Ki tô giáo và Hồi giáo ở Indonesia, giữa Phật giáo và Islam ở Thái Lan. Còn ở Việt Nam ít nhất trong thời kỳ tiền ( trước) thuộc địa như thời kỳ Nhà Lê và Nhà Nguyễn giữa triều đình Nho giáo/Khổng giáo với Phật giáo thỉnh thoảng cũng có những xích mích nhưng không gây ra xung đột. Nhưng khi Công giáo truyền bá vào - đây là tôn giáo có tổ chức, thì gây ra xung đột. Chưa nói vấn đề thờ cúng tổ tiên trước Công đồng Vatican II, thời kỳ Trịnh- Nguyễn đã có cấm đạo; đặc biệt đến triều Nguyễn bởi vì nhà vua cai trị dựa trên đạo đức chính trị của Khổng giáo khó có thể chấp nhận Việt Nam trở thành một quốc gia Ki tô giáo. Cho nên xung đột giữa triều đình Nhà Nguyễn với Công giáo là điều mà chúng ta không ai muốn; nhưng mà dường như là điều khó tránh khỏi trong lịch sử. Chuyện này đến sau thời kỳ thuộc địa đây đó cũng là vấn đề.
Nhìn chung tôi phải nói trong tư cách người nghiên cứu về Công giáo cũng như quan hệ giữa Nhà nước với Công giáo hiện nay thì phải nói một điều là chưa bao giờ quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam với Tòa Thánh tốt như hiện nay. 
-TS Nguyễn Quang Hưng
Ban Tôn giáo phân biệt tôn giáo và tôn giáo có tổ chức vì nhiệm vụ của Ban Tôn giáo và nhà nước là quản lý các hoạt động của tôn giáo nên khi mà tôn giáo có tổ chức thì liên quan đến công tác quản lý các tôn giáo.
TS Nguyễn Văn Chính: 
Tôi muốn thêm là việc phân biệt tôn giáo và tín ngưỡng là có ngụ ý thực dụng trong chính sách; điều thứ hai anh hỏi ‘Phật giáo cũng là của Việt Nam’ sao có phân biệt? Ở đây có vấn đề là đối với những tôn giáo có tổ chức thì chính phủ có chính sách đối với hai nhóm khác nhau: loại thứ nhất là nhóm được gọi ‘patriotic church associations’- gồm Phật giáo, Tin Lành mà ‘yêu nước’, đảng viên các thứ… và nhóm thứ hai là không (‘yêu nước’). Thì trong chính sách. Cho nên trong chính sách, Ordinance (Pháp lệnh) năm 2004- 2005 thì tôn giáo được chia ra làm 3 tổ chức: thứ nhất là được công nhận (legal), thứ hai là không được công nhận (illegal), thứ ba là những nhóm tư nhân. Chính sách dựa trên cái đó.
Gia Minh: Phía Nhà nước có thay đổi và phía tôn giáo cũng có thích ứng, họ nói rằng cũng đi theo truyền thống, đưa những giá trị dân tộc vào. Sự khác biệt đang được giảm đi và phải đối thoại với nhau thì thế nào?
TS Nguyễn Quang Hưng: Có lẽ tôi phải nói rằng có sự thay đổi khá căn bản của nhà nước Việt Nam đối với tôn giáo trước và sau năm 90. Trước giai đoạn năm 90 thì trong bối cảnh chiến tranh lạnh rồi Việt Nam cũng phải trải qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Lúc đó chính sách tôn giáo của chúng ta thiên về cái gọi là ‘đối kháng’. Thế nhưng tình hình sau năm 90 trở lại đây hai phía đang tìm mô hình cùng tồn tại. Tuy nhiên, việc tìm kiếm cái này cả là một chặng đường phía trước, đôi khi/thỉnh thoảng vẫn có những cái gọi là xích mích, xung đột giữa hai phía trong việc tìm con đường đồng hành mà chúng tôi gọi là nhiệm vụ cùng giải quyết các vấn đề chung của xã hội. Ví dụ gần đây có những vụ liên quan một chút đến đất đai, rồi những sự vụ gần đây mà tôi cho chỉ là thỉnh thoảng có những cái khúc khủy trên con đường này.
Nhìn chung tôi phải nói trong tư cách người nghiên cứu về Công giáo cũng như quan hệ giữa Nhà nước với Công giáo hiện nay thì phải nói một điều là chưa bao giờ quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam với Tòa Thánh tốt như hiện nay. Mặc dù hiện nay vẫn có những cái mà hai bên phải giải quyết. Ví dụ hiện nay Tòa Thánh sẵn sàng muốn quan hệ với Việt Nam, nhưng Nhà nước Việt Nam vẫn muốn chờ dịp nào đó thuận lợi hơn để có thể làm việc này dù từ tổng bí thư cho đến chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội cũng đã có dịp đến thăm Vatican.
Nhưng vấn đề quan hệ ngoại giao đẩy đủ, dường như phía Việt Nam, quả bóng đang ở phía Việt Nam, Nhà nước Việt Nam muốn có dịp thuận lợi hơn chứ chưa phải hiện tại.

Gia Minh: Cám ơn hai ông.