Con nít cũng hiểu Trung Quốc muốn gì mà ông học nầy cho rằng Trung quốc không biết... Ông đang làm cho người Việt mùng dỏm chăng??? học thiệt hay học giả??? BBT Blog
Cuộc chiến nội bộ Trung Quốc về Biển Đông
Feng Zhang, Foreign Policy, ngày 23/6/2016
Bản dịch của Vũ Quốc Ngữ
(VNTB) - Thậm chí Bắc Kinh không biết mình muốn gì
nữa. Căng thẳng đang gia tăng tại khu vực.
Với một quyết định của tòa án quốc tế có sứ mệnh xem xét tuyên
bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, căng thằng ở khu vực đang lên
cao. Một vấn đề quan trọng là không một quốc gia nào tham dự vào vấn đề
tranh chấp Biển Đông, kể cả Trung Quốc, biết được một cách rõ ràng
về những gì mà Bắc Kinh đang muốn đạt được ở vùng biển này. Đó là
bởi vì có ba trường phái khác nhau đang đấu tranh với nhau để giành sự
thống trị trong giới phân tích và hoạch định chính sách Trung Quốc. Một cái
nhìn về cuộc tranh luận bên trong Trung Quốc giúp giải thích sự thiếu thông
tin liên lạc hiệu quả và sự gia tăng của sự mất lòng tin chiến lược giữa Trung
Quốc, các quốc gia Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền chồng chéo ở Biển Đông
và Hoa Kỳ.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc, từ Chủ tịch Tập Cận Bình với Ngoại
trưởng Wang Yi cho đến các tướng lĩnh quân đội như Đô đốc Sun Jianguo, lặp
đi lặp lại rằng các đảo ở Biển Đông luôn là lãnh thổ Trung Quốc, các hành
động của Trung Quốc là các biện pháp hợp pháp để bảo vệ chủ quyền của mình,
Trung Quốc sẽ không theo đuổi chính sách mở rộng vượt ra ngoài yêu sách lãnh
thổ hợp pháp, và căn cứ quân sự hạn chế trên các đảo mới được xây dựng nhằm
mục đích phòng thủ. Tuy nhiên, một số nước trong khu vực ASEAN thấy những giải
thích này không thuyết phục, và họ cảm thấy bị đe dọa bởi các đảo nhân tạo
của Trung Quốc, và muốn Hoa Kỳ kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc. Một số quan
chức Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng Trung Quốc đang tìm cách "quân sự hóa"
trong khu vực, hay thậm chí là "bá chủ".
Nhưng trong thực tế, bản thân Trung Quốc cũng không thực sự
biết nước này muốn đạt được điều gì ở Biển Đông. Nói một cách tổng
quát, có ba trường phái tư tưởng giữa các nhà phân tích Trung Quốc về chính
sách tối ưu đối với khu vực: hãy gọi một trường phái là hiện thực, trường
phái thứ hai là bảo thủ hay cứng rắn, và nhóm còn lại là trung dung.
Các ấn phẩm hàn lâm của Trung Quốc, các bài báo trên phương tiện truyền
thông, và những ý kiến trên mạng cho ta thấy một cái nhìn vào những
quan điểm khác nhau. Kể từ năm ngoái, tôi đã nói chuyện với nhiều học giả
Trung Quốc, quan chức chính phủ và người dân thường. Ba trường phái trên đại
diện cho sự đa dạng của các quan điểm của Trung Quốc, mặc dù họ chắc chắn không
đại diện đầy đủ cho tất cả các quan điểm khác nhau.
Do cường độ tăng cao của những căng thẳng hiện nay, các nhà phân
tích Trung Quốc đang chịu áp lực để phản ánh các quan điểm mơ hồ của chính
phủ, và những chỉ trích mạnh mẽ hiếm khi được phát tán. Điều này có thể
giải thích tại sao thế giới bên ngoài thường bỏ qua những cuộc tranh luận đó.
Nhưng trên thực tế, các cuộc tranh luận trong nước của Trung Quốc về Biển Đông
có tầm quan trọng lớn đối với sự hiểu biết về định hướng tương lai của chính
sách của Trung Quốc.
Nhóm hiện thực của Trung Quốc tin rằng các nguyên tắc cơ bản của
chính sách Biển Đông của Trung Quốc hiện rõ ràng và không cần điều chỉnh.
Họ nhận ra sự mất mát về ngoại giao và uy tín, nhưng có xu hướng coi nhẹ
chúng bởi vì họ coi trọng sự hiện diện vật chất và sức mạnh của Trung Quốc
hơn là hình ảnh của nước mình ở nước ngoài. Niềm tin của họ được củng cố bởi
một sự hiểu biết thô thiển về chính trị quốc tế: sức mạnh vật chất chứ không
phải các yếu tố phù du không đong đếm được như danh tiếng, hình ảnh, hay
luật pháp quốc tế, là yếu tố quyết định trong chính trị quốc tế. Do vậy, họ
nghĩ rằng thời gian đang đứng về phía Trung Quốc, miễn là Trung Quốc có thể
quản lý được sự gia tăng của nó. Loại suy nghĩ này đang thống trị giới
quyết định chính sách Biển Đông của Trung Quốc.
Nhóm hiện thực nghĩ rằng họ đang bảo vệ lợi ích quốc gia của
Trung Quốc bằng cách tăng cường sự hiện diện vật chất của nước này ở Biển
Đông. Nhưng họ không chắc chắn về những gì cần làm với các hòn đảo mới được
xây dựng. Liệu Bắc Kinh có cần phải xây dựng các căn cứ quân sự với
nhiều vũ khí tấn công hay các thiết bị phòng thủ hiện có đã đủ để bảo
vệ hiện trạng? Nhóm hiện thực muốn gia tăng sức mạnh ở Biển Đông, nhưng
không chắc chắn quy mô thế nào là đủ.
Một trường phái thứ hai mang tư tưởng của những người bảo thủ,
có những câu trả lời mà phái thực dụng chưa có lời giải đáp. Họ
không chỉ nghĩ rằng Trung Quốc giữ những hòn đảo nhân tạo xây dựng ở
đảo Chữ Thập, đảo Subi và Vành Khăn mà còn nên xây thêm những đảo
khác nữa để mở rộng lãnh thổ ở Biển Đông. Việc mở rộng có thể bao
gồm xây các căn cứ quân sự nhỏ và chinh phục các hòn đảo mà các
nước khác đang kiểm soát, và biến bản đồ với đường chín đoạn, được
vẽ ra lần đầu vào năm 1947 và ngày nay dùng làm cơ sở pháp lý của Bắc Kinh
cho yêu sách của mình ở biển Đông, thành một đường ranh giới lãnh thổ của
Trung Quốc để tuyên bố chủ quyền ở hầu hết Biển Đông. Trường phái cứng
rắn không quan tâm đến sự quan ngại và lo lắng của thế giới bên ngoài,
chúng chỉ muốn tối đa hóa lợi ích của Trung Quốc.
Một số một số hãng thông tấn quốc tế nói rằng Trung
Quốc tuyên bố chủ quyền ở hơn 90% diện tích ở Biển Đông, chính là
quan điểm của nhóm này. Rất may là quan điểm này không chiếm ưu thế
ở những lãnh đạo cấp cao, những người làm chính sách. Những người
theo đường lối cứng rắn thường là những tướng lĩnh quân sự và các cơ
quan thực thi pháp luật. Một chính sách mang lại lợi ích tối đa cho Trung
Quốc ở Biển Đông sẽ làm thỏa mãn nhóm này. Nhưng công chúng cũng
ủng hộ đường lối cứng rắn vì đa số họ có cái nhìn hời hợt về
tình hình Biển Đông. Những người theo đường lối cứng rắn ở cấp cơ
sở thường kêu gọi sự quyết đoán dựa trên chủ nghĩa dân tộc cực đoan chứ
không phải là sự nghiên cứu kỹ càng về các lợi ích của Trung Quốc.
Sự khác biệt giữa phe bảo thủ cứng rắn và những người thực tế
là, trong khi quan điểm "cứng rắn cũng được dựa trên chính sách thực dụng,
có một nền tảng bổ sung của chủ nghĩa dân tộc, làm cho việc chung sống hòa
hảo với các nước khác trở nên đặc biệt khó khăn. Mặc dù những người bảo
thủ không chi phối chính sách hiện tại, ban lãnh đạo không thể dễ dàng lờ họ
vì chủ nghĩa dân tộc có thể dẫn đến việc mất kiểm soát.
Nhóm thứ ba, những người thuộc nhóm trung dung, tin rằng đây là
thời gian để Trung Quốc điều chỉnh chính sách của mình để làm rõ mục tiêu của
mình ở Biển Đông. Nhóm này nhận ra sự mơ hồ hiện nay của Bắc Kinh về chủ
quyền lãnh thổ và chính sách của Trung Quốc gây sợ hãi và ngờ vực của thế
giới bên ngoài. Họ cho rằng chính phủ không có một chiến lược hợp lý để
thúc đẩy giao tiếp hiệu quả với thế giới bên ngoài. Theo họ, cách tiếp cận
kiểu làm bừa của Trung Quốc trong các quyết định chiến lược quan trọng như
xây dựng đảo nhân tạo gây hại cho lợi ích riêng của nước này. Bằng việc quên
đi mọi nỗ lực để hợp pháp hóa việc đảo xây dựng, nó đảm bảo sự nghi ngờ của
quốc tế chứ không phải là cảm thông cho hành động của Trung Quốc.
Nhóm trung dung cho rằng Trung Quốc cần phải dần dần làm rõ
đường chín đoạn. Duy trì sự mơ hồ sẽ làm cho bản đồ thành một gánh nặng
lịch sử và là một trở ngại không cần thiết để đạt thỏa hiệp ngoại giao. Theo
quan điểm của họ, sẽ là phản tác dụng để giải thích bản đồ như là một đường
phân định ranh giới lãnh hải, bởi vì làm như vậy sẽ biến Trung Quốc thành kẻ
thù của hầu hết các quốc gia Đông Nam Á cũng như Hoa Kỳ. Họ cho rằng nếu Trung
Quốc đi theo hướng này, nó cuối cùng sẽ đối mặt với những nguy hiểm. Vấn đề
lớn nhất đối với Trung Quốc, theo những người thuộc phái trung dung là
quốc gia này thiếu một chiến lược rõ ràng và hiệu quả đối với Biển Đông.
Nhóm ôn hòa rất khác với hai nhóm hiện thực và bảo thủ.
Nhưng ba nhóm chia sẻ một điều chung: sự cần thiết phải xây dựng đảo nhân
tạo.
Trong nhiều cuộc trò chuyện của tôi với các học giả Trung Quốc và
quan chức chính phủ hàng đầu kể từ năm ngoái, tôi chưa từng nghe người nào
nói rằng việc xây dựng đảo là một sai lầm. Họ có thể đưa ra nhiều lý do
khác nhau để biện minh cho việc xây đảo và đưa ra nhiều đánh giá khác
nhau về những hậu quả, nhưng tất cả đều tin rằng đây là một điều mà Trung
Quốc phải làm, sớm hay muộn. Những lý do này bao gồm mang tính chiến lược
cho tới tính thực tế trần tục, từ việc thiết lập một chỗ đứng chiến
lược trong vùng Biển Đông đến việc mang đến điều kiện sống tốt hơn cho nhân
viên Trung Quốc đồn trú ở đó. Nhưng tất cả đều cho rằng trong giai đoạn hiện
nay của sự trỗi dậy của Trung Quốc, Bắc Kinh phải thiết lập một sự hiện diện ở
Biển Đông tương xứng với sức mạnh mới của mình, đặc biệt là khi hầu hết các
quốc gia tuyên bố chủ quyền ở biển này đều đã có sự hiện diện hàng
thập kỷ trong khu vực.
Cộng đồng quốc tế đã nhiều lần chỉ trích việc xây dựng đảo của
Trung Quốc. Nhưng với sự đồng thuận quốc gia rõ ràng bên trong Trung Quốc, và
cũng được thực tế là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển không nghiêm cấm
việc xây dựng trên tính năng hàng hải hiện có, nó là một chính sách tốt để giữ
đảo. Không phải là lợi ích của mỗi quốc gia bằng cách tạo ra những
hiện trạng mới nhưng ổn định đó sao?
Một hiện trạng mới đòi Trung Quốc làm rõ ý đồ chiến lược của nó.
Ngay bây giờ, ngay cả giới lãnh đạo Trung Quốc cũng không có một câu trả lời
rõ ràng cho câu hỏi đó. Trong ba trường phái đã phân tích ở trên, chỉ có nhóm
bảo thủ cực đoan có một câu trả lời nhanh chóng nhưng mang tính bất ổn. Phần
còn lại của Trung Quốc đang tranh cãi Trung Quốc nên có chiến lược gì ở
Biển Đông. Đây là một thực tế quan trọng. Nó gợi ý rằng chính sách Biển Đông
của Trung Quốc không xơ cứng, và do đó có thể thay đổi.
Cộng đồng quốc tế - đặc biệt là Hoa Kỳ và ASEAN - nên tạo điều
kiện thuận lợi cho việc hình thành chính sách của Trung Quốc theo hướng hòa
giải và hợp tác. Đặc biệt, họ nên giúp quan điểm trung dung có tầm quan
trọng trong những người làm chính sách, biến họ từ thiểu số thành
đa số. Việc sử dụng các ngôn từ như “bá quyền” đối với Trung Quốc ở
Đông Á bởi các quan chức Hoa Kỳ có thể làm quan điểm của nhóm bảo
thủ thắng thế, rằng Hoa Kỳ muốn kiềm chế Trung Quốc, và điều này dẫn
đến vai trò suy giảm của nhóm trung dung trong các cuộc tranh luận ở
Trung Quốc. Trong ba trường phái thảo luận ở trên, chỉ có đường lối cứng rắn
dứt khoát tìm quyền bá chủ bằng giải pháp quân sự. Nếu các quan chức Mỹ cho
rằng đây là chính sách quốc gia của Trung Quốc, họ sẽ tạo ra một khoảng cách
giao tiếp lớn giữa hai bên.
Về phần mình, Trung Quốc cần phải làm rõ các mục tiêu chính sách
của mình và trấn an các nước láng giềng, cũng như Hoa Kỳ. Một nhà ngoại giao kỳ
cựu của Trung Quốc gần đây đã nói với tôi rằng ngoại giao của Trung Quốc hiện
đang ở giai đoạn "vị thành niên." Nhưng một Trung Quốc đang mạnh
lên với trách nhiệm trong khu vực và toàn cầu cần phải học một cách nhanh chóng
để trở thành một người lớn.