Tôi viết những điều này vì có nhiều người hỏi tôi về chuyện bị bắt, cũng là viết ra để làm chứng, đánh dấu, để ai đó có thể đọc và hiểu tư tưởng của tôi
8639. 10 tiếng trong đồn và chuyện
anh an ninh tên T.
Posted by adminbasam on
07/06/2016
FB Hoang Bui. 7-6-2016
Nếu hôm qua tôi không bị bắt và đánh, có thể tôi ra đường cũng bị xe đụng vỡ đầu. Anh T giúp tôi trả cho xong cái nghiệp báo đó, bản thân anh ta tạo cái nghiệp và gánh lấy nó, anh sẽ phải trả giá cho nó, đó là luật nhân quả, tôi đã có đủ trải nghiệm trong đời để chắc rằng luật nhân quả không chừa một ai.
Một trang trong cuốn sách về bà Aung San Suu Kyi, niềm cảm hứng
cho phong trào dân chủ Việt Nam. Ảnh: FB Hoang Bui
Tôi đi biểu tình, tôi bị bắt, chuyện này hết sức … bình thường.
Vốn biết trước chuyện này, tôi cầm theo một cuốn sách dày để đọc.
Khi bị đưa về phường Bến Nghé, tôi từ chối làm việc và ngồi đọc
sách, được hai chương thì họ lấy luôn cuốn sách, tôi ngồi ngủ. Được một lúc thì
anh an ninh phụ trách tôi tên là T, và anh N đến. Có vẻ như khá giận vì chủ
nhật mà bị lôi ra khỏi nhà nên vừa tới nơi là hai anh xông vào quát mắng, và
đánh tôi liền. Hai anh liên tục đánh vào đầu và mặt trước sự chứng kiến và hả
hê của mấy anh công an phường.
Sau đó họ đưa tôi về phường 10, Tân Bình, tôi lăn ra ngủ, và khi
dậy thì anh T tiếp tục đánh những lúc không thể nói chuyện với tôi. Anh ta cầm
cuốn sách của tôi đập vào đầu, cầm gáy sách đánh, trước sự chứng kiến của toàn
bộ lực lượng công an phường 10. Lực lượng hành pháp phường 10 và phường Bến Nghé
đã hoàn toàn bó tay trước việc vi phạm luật hình sự diễn ra ngay trước mặt họ.
Họ bị sự hèn hạ và nồi cơm của họ chặn họng khiến họ không thể làm gì, nói gì
trước sự phạm pháp này.
Anh T hiểu rõ gia thế của tôi, vừa đánh tôi anh vừa dành lời khen
ngợi bố tôi. Anh nhân danh truyền thống gia đình cách mạng, ông nội là liệt sĩ,
anh nhân danh bố tôi, một cựu đảng viên cộng sản, trung tá bộ đội, tiến sĩ khoa
học, anh nhân danh tất cả những điều đó để xúc phạm nhân phẩm tôi, để hạ nhục
tôi, để gây đau đớn cho tôi, khi mà tôi chỉ cất lên tiếng nói ôn hoà để mong xã
hội này tốt đẹp hơn. Và vừa đánh anh vừa nói: “Tao đéo hiểu mày nghĩ gì”.
Tôi biết, anh không thể hiểu tôi nghĩ gì, giữa tôi và anh là một
khoảng cách quá xa về nhận thức. Tôi nói vậy không phải chê anh ngu dốt, mà là
vì anh đã đi quá xa trên con đường của anh, anh như một tờ giấy than đen, không
giống như cậu sinh viên tối qua, cậu ta chưa bị nhuộm màu, nên cậu ta nhận ra
và hiểu dễ dàng. Tôi thử cố gắng giảng giải cho anh nghe những lý luận căn bản về
chính trị, tôi không dùng đến bất cứ chữ đa đảng, chữ dân chủ, nhưng cứ đụng
đến gốc của vấn đề là anh kết luận bằng câu “đặc điểm chính trị ở nước mình nó
khác”, và anh xác nhận “tôi không đủ tầm lý luận chính trị”.
Về chuyện bị đánh, tôi suy nghĩ đơn giản, những gì tôi nhận lại
hôm nay là cái quả tôi phải trả cho những cái nhân tôi làm trước kia. Tôi trả
cho hết nghiệp báo và tôi sẽ được giải thoát, điều này tôi học được từ khi còn
bé lúc 10 tuổi ngồi đọc kinh phật cho ngoại. Nếu hôm qua tôi không bị bắt và
đánh, có thể tôi ra đường cũng bị xe đụng vỡ đầu. Anh T giúp tôi trả cho xong
cái nghiệp báo đó, bản thân anh ta tạo cái nghiệp và gánh lấy nó, anh sẽ phải
trả giá cho nó, đó là luật nhân quả, tôi đã có đủ trải nghiệm trong đời để chắc
rằng luật nhân quả không chừa một ai. Tôi chẳng buồn trách móc hay lăng mạ gì
anh, bởi riêng sự u mê và nghiệp báo đã là hình phạt quá lớn dành cho anh rồi.
Và đáp lại việc anh đánh tôi, tôi đem Phật pháp giảng lại cho anh,
tôi giảng cho anh về Tứ Diệu Đế. Đáng tiếc là chưa kịp nói cho anh về bát chánh
đạo, có lẽ anh chưa đủ căn duyên. Tôi chỉ biết mong nếu anh đọc được những điều
này, thì nhớ lời Phật: phóng hạ đồ đao, lập địa thành phật. Bây giờ quay đầu
lại, về với nhân dân vẫn còn kịp T ạ.
Sau cùng thì mọi màn đánh đấm, trao đổi lý luận cùng sỉ nhục và
bươi móc đời tư xong. Anh T tiễn tôi ra cửa đồn ra về, ra đến cửa, anh hỏi tôi:
– Có đi nữa không?
– Đi chứ.
– Anh có sợ tôi không?
Tôi nhìn thẳng vào mắt anh, cười và đáp:
– Không.
– Đi chứ.
– Anh có sợ tôi không?
Tôi nhìn thẳng vào mắt anh, cười và đáp:
– Không.
Hình minh hoạ: một trang trong cuốn sách về bà Aung San Suu Kyi,
niềm cảm hứng cho phong trào dân chủ Việt Nam.
Tôi viết những điều này vì có nhiều người hỏi tôi về chuyện bị
bắt, cũng là viết ra để làm chứng, đánh dấu, để ai đó có thể đọc và hiểu tư
tưởng của tôi