Mũi xung kích của nhóm lợi ích mới?
Không chỉ thương trường, mà trên chính trường Việt nam vừa lộ ra một dấu
hiệu bất thường: một văn bản của Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (VAFI) “tố
cáo” còn trai ông Vũ Huy Hoàng.
Trong
lịch sử hoạt động của mình, VAFI chưa từng có thói quen đứng đơn tố cáo những
vụ việc tham nhũng hoặc khuất tất về nhóm quyền lực, mà thường chỉ là địa chỉ
phát ra những kiến nghị về cơ chế thị trường chứng khoán, vàng, ngoại tệ… Nhưng
văn bản của VAFI - xuất hiện cùng thời điểm vụ Trịnh Xuân Thanh ở Hậu Giang -
đã mang tính “cáo trạng” khi đề cập đến việc ông Vũ Huy Hoàng “điều động” con
trai mới 28 tuổi của mình là Vũ Quang Hải về Công ty Sabeco ở vị thế hàm
Phó vụ trưởng để đảm đương vị trí chủ chốt là Thành viên hội đồng quản trị, đại
diện cho cổ phần nhà nước, đồng thời kiêm chức Phó tổng giám đốc. Trước đó khi
được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Tổng công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Công đoàn
Dầu khí VN (PVFI - trong ngành công thương do ông Vũ Huy Hoàng phụ trách), chỉ
trong 2 năm ông Vũ Quang Hải trực tiếp điều hành, công ty có vốn điều lệ hơn
300 tỉ đồng này đã lỗ liên tiếp đến 220 tỷ đồng.
Ngay
sau khi VAFI phóng ra văn bản “tố cáo” ông Vũ Huy hoàng, một số tờ báo đã lập
tức đăng tải, không quên làm đậm đề nghị của VAFI về “Bộ Công Thương cần
nhanh chóng đề nghị Chính phủ cho phép bán toàn bộ vốn nhà nước tại Sabeco và
Habeco theo hình thức đấu giá công khai tại Sở giao dịch chứng khoán. Đấu toàn
bộ cổ phần nhà nước tại 1 lần đấu giá nhằm gia tăng tối đa giá trị tại Sabeco
và Habeco. Không áp dụng việc mua bán thỏa thuận nhằm tránh tiêu cực, đồng thời
tạo sân chơi cho nhiều nhà đầu tư lớn tham gia cạnh tranh giá… Hiệp hội này ước
tính, số tiền thu được dự tính trên 3 tỷ USD, đủ tiền để tiến hành ngay việc
xây dựng tuyến đường sắt số 3, số 4 tại Thủ đô Hà Nội” (báo Dân Trí).
Chi
tiết đáng chú ý là sau đó, nguyên chủ tịch Sabeco là ông Phan Đăng Tuất đã
phản bác quyết liệt: "Đề xuất của VAFI rất "bậy", đưa lên sàn
rồi bán nguyên lô như thế không biết ai mua, và nhà đầu tư lớn sẵn sàng móc tay
với nhau đặt giá thấp hơn mà vẫn mua được. Nguy cơ thứ 2 là khi bán xong như
vậy không biết ai là người mua được thì liệu sau thương hiệu có giữ được không?
Thứ 3 cổ phiếu mua đi bán lại ai kiểm soát, thương hiệu còn không hay một nhà
đầu tư nước ngoài mua rồi xoá sổ thương hiệu đi bởi người ta muốn mua thị
trường chứ không phải mua thương hiệu" (Dân Trí).
Không
cần giải thích thêm, nỗi bức bối của nhóm lợi ích Sabeco đã đủ nói lên tất
cả. Có vẻ cuộc tranh giành thị phần và lãnh địa đang được khởi sự một cách
quyết tâm cùng với chiến dịch “diệt ruồi” của Tổng bí thư Trọng.
Tình
thế trên cũng bắt đầu chứng minh một dự đoán trước đây về khả năng sau đại hội
12 của đảng cầm quyền, một cuộc “thanh toán” của nhóm quyền lực – lợi ích mới
sẽ được dành cho nhóm lợi ích cũ, chủ yếu của nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng.
Nghe
nói Ngân hàng Bản Việt của con gái ông Nguyễn Tấn Dũng là cô Nguyễn Thanh
Phượng cũng đang nằm trong “tầm ngắm” của nhóm lợi ích mới.
Một
trong những biểu hiện có tính chỉ dấu là văn bản của Văn phòng trung ương đảng
về trường hợp phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang sử dụng chiếc xe có giá đến 5 tỷ đồng
trên lại được chuyển đến giới báo chí và lập tức được công khai hóa - một động
tác khá mâu thuẫn với truyền thống “bảo mật” đối với rất nhiều vụ việc, vấn đề,
đặc biệt liên quan đến công tác “phòng chống tham nhũng” của đảng cầm quyền.
Trong
bối cảnh các nguồn tài nguyên và cả nguồn tài chính của đất nước đang rơi vào
cảnh cạn kiệt, thị phần và lãnh địa làm ăn là một món béo bở có sẵn mà không
một nhóm quyền lực – lợi ích nào muốn bỏ qua. Có thể cho rằng chủ trương “việc
cần làm ngay” của ông Nguyễn Phú Trọng không quan trọng bằng việc những nhóm
lợi ích đứng phía sau sẽ thu lợi được bao nhiêu.
Và cũng
có thể dự đoán rằng những món hàng sặc mùi lợi nhuận, chẳng hạn như đặc khu
kinh tế Phú Quốc, không bao lâu nữa sẽ được đổi chủ. Tất nhiên đi kèm với quá
trình này là một chiến dịch “chống tham nhũng” mà chỉ có những cán bộ đảng viên
khờ khạo mới nhắm mắt vỗ tay.
Lê Dung
/ SBTN