Ngư dân dài cổ chờ nhà nước hỗ trợ
Gia Minh, PGĐ Ban Việt Ngữ
2016-06-13
“Gia đình tôi không có tiền bạc thì chồng phải đi làm một nơi, vợ đi là một nơi để kiếm tiền nuôi con thôi! Mình chuyên sống về biển mà nay không còn biển thì phải kiếm nghề gì để nuôi sống gia đình.
Nhà nước thì có cấp cho mỗi khẩu 22 cân gạo nhưng đến nay chưa nói chi với dân và chưa trả lời cho dân gì cả!”
Tàu cá neo đậu tại làng chài Đại Lãnh
Nhiều
ngư dân tại khu vực bắc trung bộ từ khi có thảm họa cá chết hằng loạt đến nay
không thể đi đánh bắt hay chỉ đánh bắt cầm chừng. Đồng thời cả người kinh doanh
cũng chịu tác động. Nhà nước đã có chủ trương hỗ trợ cho họ trong giai đoạn khó
khăn hiện nay.
Thực
tế của ngư dân
‘Nóng
như ngồi trên lửa’ là cách nói của những ngư dân chịu tác động không thể ra
khơi đánh bắt hải sản do tình trạng cá chết hằng loạt tấp vào bờ kể từ đầu
tháng tư vừa qua.
Điều dễ hiểu
vì từ bao đời nay kế mưu sinh duy nhất của họ là đi biển đánh bắt hải sản mang
về bán lấy tiền để mua gạo, thực thẩm để ăn và chi dùng vào các khoản sinh hoạt
khác cho cả gia đình.
Vợ một
ngư dân tại Vũng Áng, Hà Tĩnh cho biết chồng chị nay đã kiếm đường sang Đài
Loan làm việc; bản thân chị ở nhà cũng phải kiếm việc để lo cho hai đứa con
đang tuổi ăn học.
Chị cho
biết tình cảnh hiện nay của gia đình:
Nhà nước thì có cấp cho mỗi khẩu 22 cân gạo
nhưng đến nay chưa nói chi với dân và chưa trả lời cho dân gì cả!
- Vợ một ngư dân
- Vợ một ngư dân
“Gia đình tôi không có tiền bạc thì chồng phải đi làm một nơi,
vợ đi là một nơi để kiếm tiền nuôi con thôi! Mình chuyên sống về biển mà nay
không còn biển thì phải kiếm nghề gì để nuôi sống gia đình.
Nhà nước thì có cấp cho mỗi khẩu 22 cân gạo nhưng đến nay chưa
nói chi với dân và chưa trả lời cho dân gì cả!”
Một
người từng hành nghề thợ lặn ở khu Vũng Áng, nay ngồi nhà cho biết:
“Thời
gian này cũng chưa làm gì. Tôi ít khi đi xa, chỉ làm ở biển gần đây nhưng vừa
rồi cá chết và biển nhiễm độc nên không dám đi làm. Chúng tôi chỉ bám biển nên
nay không biết làm nghề gì; không làm thì đời sống vất vả rồi!
Vừa
rồi mới bầu cử xong nên chưa thấy có chuyển đổi ngành nghề gì cả.”
Trong
khi đó một ngư dân đồng thời cũng là thợ lặn trước đây, nay tham gia nhóm ra
vùng cách bờ hơn 100 cây số để lặn kiếm sò trình bày công việc hiện tại của họ:
“Vùng
này không làm được nữa vì bị nhiễm rồi. Họ xả thải ra thì không chỉ vùng đó mà
cách 5-7 (hải) lý cũng bị ảnh hưởng hết. Làm ra cho đến các hòn như Hòn Én, Hòn
Chim… đều bị hết. Nay là botay.com.
Từ
hôm đó đến nay tôi phải đi ra cách hơn 100 cây số để lặn sò. Tuy nhiên không ăn
thua. Đi hai tháng được mười mấy, hai chục triệu chỉ đủ để nuôi vợ con chứ
không được như trước đây. Đủ tiền gạo.
Thuyền
của mình thì kéo lên bờ, đập lại. Tôi đi theo thuyền của người ta; họ chịu hết
máy móc… nên nếu làm được 1 triệu thì mình hưởng 500 ngàn còn họ 500 ngàn.”
Thông
báo của cơ quan chức năng
Ngay sau
khi xảy ra thảm họa cá chết tấp vào các tỉnh bắc trung bộ Việt Nam, chính phủ
có chỉ thị hỗ trợ cho ngư dân và gia đình bị tác động 22 kilogarm gạo mỗi
tháng. Ngoài ra còn có quyết định cấp cho mỗi tàu phải nằm bờ 5 triệu đồng.
Bộ Công
Thương Việt Nam vào cuối tháng tư công bố đường dây nóng để ngư dân phản ánh về
tình hình của họ cũng như giúp thu mua sản phẩn đánh bắt được từ những chuyến
đi xa bờ, từ 20 hải lý trở ra, mang về.
Vào sáng
ngày 13 tháng 6, chúng tôi gọi điện đến ông Đỗ Thắng Hải, thứ trưởng Bộ Công
Thương, được phân công phát ngôn cho bộ này để hỏi về vấn đề liên quan hỗ trợ
ngư dân, thì được ông này hướng dẫn như sau:
“Đề
nghị vào mạng của Bộ Công Thương có thông tin báo chí gửi ra rất đầy đủ về vấn
đề đó.”
Theo trả
lời của ông Đỗ Thắng Hải được đăng trên mạng của Bộ Công Thương đề ngày 9
tháng 6, thì đường dây nóng của bộ này nhận được các câu hỏi tập trung cao điểm
từ ngày công bố 30 tháng tư cho đến ngày 7 tháng 5. Hiện nay thì không còn nhận
được câu hỏi nào nữa.
Kêu
gọi khẩn cấp
Ngư dân
không gọi điện vào đường dây nóng của Bộ Công Thương như báo cáo, có phải họ
không còn gặp vướng mắc nữa?
Sau khi
truyền thông trong nước loan tin vựa cá Dũng- Thuộc tại thị trấn Cửa Tùng,
huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị có 30 tấn cá nục đông lạnh bị phát hiện có chứa
chất phenol vượt hàm lượng cho phép. Chủ nhân của vựa cá này lên tiếng với
truyền thông Nhà nước rằng tại thời điểm thu mua lượng cá đó, cơ quan chức năng
tỉnh Quảng Trị đã cấp giấy chứng nhận hải sản an toàn.
Vùng này không làm được nữa vì bị nhiễm rồi.
Họ xả thải ra thì không chỉ vùng đó mà cách 5-7 (hải) lý cũng bị ảnh hưởng hết.
Làm ra cho đến các hòn như Hòn Én, Hòn Chim… đều bị hết. Nay là botay.com.
- Một ngư dân
- Một ngư dân
Đến khi
bị thông báo cá nục mà vựa cá này mua khoảng chừng 15 ngày sau khi xảy ra thảm
họa cá chết hằng loạt tấp vào bờ bị phát hiện có chứa chất Phenol cực độc thì
chủ vựa hết sức bất ngờ.
Và theo
chủ vựa cá Dũng- Thuộc thì riêng 30 tấn cá nục đông lạnh trong kho bị nói có
chất Phenol trị giá 750 triệu đồng bị thiệt hại; vựa này còn 110 tấn cá khoảng
2 tỷ 700 triệu cũng đứng trước nguy cơ không ai dám mua.
Sau khi
tin tức về kết luận của cơ quan chức năng địa phương về 30 tấn cá nục tại vựa
Dũng- Thuộc như vừa nói có chứa chất Phenol, giám đốc sở Nông nghiệp- Phát
triển Nông thôn tỉnh Quảng Trị cho rằng việc cấp giấy chứng nhận hải sản an
toàn vừa qua chỉ mang tính chất tương đối ‘cấp giấy để chứng nhận cá sạch, chứ
an toàn hay không thì chưa biết’.
Sang đến
ngày 13 tháng 6, có tin Bộ Y tế yêu cầu Chi cục An toàn Thực phẩm tỉnh Quảng
Trị gửi mẫu cá nục ra Hà Nội để kiểm nghiệm lại.
Trong
khi đó bà chủ vựa cá Dũng- Thuộc ở Cửa Tùng than vãn với truyền thông là trong
những ngày qua đi đâu bà cũng nghe bàn tán cơ sở của bà buôn bán cá nhiễm độc
khiến hoạt động kinh doanh bị khó khăn. Bà mong mỏi cơ quan chức năng công bố
nguyên nhân cá chết hằng loạt vừa qua để ổn định kinh doanh.
Chủ vựa
cá Dũng- Thuộc là cơ sở có tiền để kinh doanh mà phải than van như thế, còn đối
với những ngư dân chỉ có con thuyền làm kế mưu sinh thì hẳn khó khăn của họ
phải gấp nhiều lần hơn. Họ đang từng giờ, từng ngày mong khó khăn được tháo gỡ.