Trang

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2016

1452. 8746. Thử phân tích của nguyên nhân máy bay SU 30MK2 rơi!

Posted by adminbasam on 14/06/2016


Việc áp chế điện tử này không thể từ chiến hạm Trung+ vì không thể vào sát bờ biển Việt như thế được, tàu cá thì nhỏ quá để chứa thiết bị này, mà chỉ có thể từ Formosa hay từ các tàu vận tải trá hình trong cảng đó.

Ảnh: FB Nguyễn Tấn Thành
Ảnh: FB Nguyễn Tấn Thành
A/ Nhóm dữ liệu SU 30:
– A1: Đây là máy bay hiện đại nhất của Việt, mới mua năm 2015.
– A2: Máy bay này của trung đoàn không quân 927 đóng quân ở sân bay Thọ Xuân.
– A3: Tầm tác chiến của máy bay này là 3000km, đóng quân ở Thọ Xương có vĩ độ ngang với Hải Nam, trung đoàn này không có chức năng tham chiến Hoàng Trường Sa mà nhằm tấn công phủ đầu các căn cứ Trung+ ở Hải Nam.
– A4: Phi công máy bay là chuyên nghiệp, có nhiều giờ bay và là lực lượng tinh nhuệ của Việt.
– A5: Máy bay bị mất liên lạc tại đảo Hòn mắt, nơi cách bờ biển chỉ 20km. Cách sân bay Thọ Xuân 100km về phía Nam.
– A6: Máy bay mất liên lạc bất ngờ không thông báo kịp tình hình về đài chỉ huy, độ cao máy bay khi xảy ra sự cố thấp nên dầu hai phi công kinh nghiệm nhưng không bung dù được.
B/ Nhóm dữ liệu máy bay VN168 ngày 7/6 hạ cánh khẩn cấp ở Lào:
– B1: Cất cánh từ Đà Nẵng bay tới Hà Nội.
– B2: Hạ cánh khẩn cấp tại Viêng Chăn Lào.
– B3: Để khách vẫn ở trên máy bay xác định là sẽ nhanh bay lại.
– B4: Thông báo xử lý kỹ thuật và cho khách xuống máy bay.
– B5: Sau 2h đồng hồ xử lý xong, mời khách lên bay về.
– B6: Một nữa khách không về, sáng hôm sau máy bay khác đón.
C/ Nhóm dữ liệu liên quan Trung+:
– C1: Trung+ có 100 chiếc SU 30 các loại.
– C2: Từ năm 2006 Nga đã liên kết với Trung+ để phát triển Rada cho dòng SU30 này, có tên mã là Zhuk-MSF
– C3: Từ 2006 trở đi Trung+ chỉ mua máy bay Nga nhưng bỏ lại các thiết bị điện tử lại, mà dùng của họ.
– C4: Ngày 19/3 tàu chiến của Indo bắt một tàu cá Trung+, sau đó một tàu Hải cảnh Trung+ lao vào giành tàu cá. Khi một tàu chiến Trung+ tới thì chiến hạm của Indo mất liên lạc với chỉ huy trên bờ. Sau một hồi giằng co mà không liên lạc được với chỉ huy, tàu Indo chỉ bắt 8 ngư dân và thả tàu cá lại cho Trung+
D/ Tổng hợp dữ liệu:
– D1: Từ A5: cho thấy các tướng lãnh Việt đã xác định tránh chạm trán với Trung+ nên lập đường bay tập luyện hướng về phía Nam và chỉ ven bờ. Kết hợp thêm A6 cho thấy, khả năng máy bay bị Trung+ bắn hạ là rất thấp.
– D2: từ A1, A4, A6; cho thấy, máy bay rất khó bị trục trặc kỹ thuật hay là lỗi người phi công.
– D3: từ B2 cho thấy khi máy bay VN168 phát hiện bị sự cố nó nằm trong vòng tròn màu nâu có tâm là sân bay Viêng Chăn. Nguyên tắc vị trí đó phải gần Viêng Chăn hơn sân bay Vinh, Đồng Hới.
– D4: Từ B1, B2 và C3 cho thấy thay vì đường bay màu đỏ, VN168 bay theo đường màu xanh.
– D5: Từ C4 và B3 cho thấy phần cong của đường xanh là giai đoạn VN168 mất liên lạc đài chỉ huy và hệ thống GPS của máy bay bị nhận tín hiệu GPS giả, đánh lừa thay vì bay về Hà Nội thì hướng qua Lào. Khi liên lạc được thì nó đã gần Viêng Chăn hơn Vinh, Đồng Hới. Nên phải hạ cánh ở Lào và họ hy vọng lỗi đã qua chỉ hạ xuống kiểm tra lại sơ nên không cho khách xuống.
– D6: Từ B5 cho thấy việc sửa chữa mất 2 tiếng tại sân bay Lào, nơi không có kỹ thuật chuyên môn mà chỉ từ phi hành đoàn. Thì đây không phải là sự cố Cơ Điện, mà chỉ là chuyện phần mềm, và công việc sửa chữa chỉ là Reset hay Khôi phục cài đặt gốc.
– D7: Từ B6 cho thấy, có một số hành khách nhận được điện thoại từ người nhà, biết chuyện chưa tìm được nguyên nhân nên họ không chịu bay về, dẫn tới 102 người ở lại.
– D8: Từ C1, C2, C3, C4 cho thấy Trung+ đạt những thành tựu rốt lớn về điện tử và họ rất rành phần điện tử của SU30.
– D9: Từ D5 đường cong màu xanh và A5 vị trí Hòn Mắt, cho thấy vị trí của hai chiếc bị sự cố và nạn là ở ven Biển Hà Tĩnh, nơi có Formosa.
– D10: Từ A6 và D2 cho thấy khả năng Su 30 bị tác động điện tử làm mất khả năng định vị và mất lái nên đâm xuống biển bất ngờ.
E/ Từ đó tạm kết luận:
– E1: Từ D1, D2 và D10 cho thấy khả năng SU 30 bị bắn, bị sự cố kỹ thuật, bị lỗi người lái là rất thấp.
– E2: Từ D3 tới D9 cho thấy khả năng SU 30 bị Trung+ áp chế điện tử nên mất lái và cao độ thấp quá nên phi công không trở tay kịp.
Việc áp chế điện tử này không thể từ chiến hạm Trung+ vì không thể vào sát bờ biển Việt như thế được, tàu cá thì nhỏ quá để chứa thiết bị này, mà chỉ có thể từ Formosa hay từ các tàu vận tải trá hình trong cảng đó.

Cám ơn bạn Nguyễn Việt Dũng đã hỏi tôi sự liên hệ hai vụ máy bay để tôi mới có hướng phân tích này!