Hoa
Kỳ ngày 05-02-2025.
Thư số 4.
Dương Xuân Lương.
Kính
bà Janet Hoskin, Giáo sư trường Đại Học Nam California.
Trong bài trình
bày ở Bình Châu, Giáo sư đặt vấn đề tại trang 09: Làm sao một tôn giáo
được thành lập với hai nhánh tách rời “Cửu Trùng Đài” và “Hiệp Thiên Đài” lại
chỉ được một người quản lý?
Rất cảm ơn Giáo sư
trích ý từ Pháp Chánh Truyền Chú Giải và hiểu là Đức Hộ Pháp giải thích việc
Đức Ngài cầm Quyền Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng. Đó là
một cách tìm hiểu đầy thiện chí. Tôi xin giới thiệu một căn cứ khác gần như độc
lập với Pháp Chánh Truyền Chú Giải.
Định hướng tìm
hiểu.
Tôi xin mượn ý của
Giáo Sư tại trang 17: Kết luận: Nghệ Thuật Viết Kịch và Nghệ Thuật Quản Lý Nhà Nước để định hướng tìm
hiểu.
Kính thưa Giáo sư.
Trong một vở kịch
có phần: viết ra kịch bản (soạn kịch) và các nghệ sĩ (đoàn kịch) để công diễn
vở kịch trước công chúng.
Pháp Chánh Truyền
(1926) lập ra hình thể Hội Thánh Cao Đài, là hình thể hữu vi của Thượng Đế, tạm
hiểu như phần nghệ sĩ công diễn vở kịch trước công chúng. Pháp Chánh Truyền là
Hành Chánh Đạo nên chỉ có các nghệ sĩ biểu diễn từ Chức việc cho đến Chức sắc.
Một nghệ sĩ tài hoa cũng không thể đóng hai vai, và cùng xuất hiện một lúc trên
sân khấu. Cho nên Giáo Tông và Hộ Pháp phải tách ra làm hai như Giáo sư đã
biết.
Vậy kịch bản đâu
cho đoàn kịch đó tập luyện để biểu diễn? Chẳng lẽ các nghệ sĩ lên sân khấu rồi
tùy cơ ứng biến, muốn diễn cái gì, muốn nói cái gì cũng được hay sao? Một đoàn
kịch như thế thì khán giả nào xem? Một đoàn kịch phải có kịch bản mà Pháp Chánh
Truyền chỉ có diễn viên thì chưa thể tồn tại và phát triển.
Cho nên đến ngày
23-12-1931 Thượng Đế mới ban quyền hành trọn vẹn cho hình thể hữu vi ấy (Hội
Thánh Cao Đài) để đủ phương tận độ chúng sanh. Thượng Đế sắp xếp việc viết kịch
bản cho đoàn kịch (Hành Chánh Đạo) căn cứ vào kịch bản đó rèn luyện để trình
diễn trước công chúng. Phần viết kịch bản nầy gọi là Chánh Trị Đạo.
HẾT TRANG 01
Ngay trong câu hỏi
của Giáo Sư cũng nêu ra vấn đề quản lý, nêu ra công việc quản lý, đó là phần hành
chánh tôn giáo; trong khi Đức Hộ Pháp cầm cả hai quyền hữu hình của Hiệp Thiên
Đài và Cửu Trùng Đài nằm ở phần biên soạn kịch bản, đó là chánh trị của Đạo. Hành
Chánh Đạo và Chánh Trị của Đạo là hai lãnh vực khác nhau như hai mặt của một
bàn tay.
Người xưa nhận xét:
Ý Dân Là Ý Trời vậy Đạo Cao Đài chuyển hóa tư tưởng đó vào tôn giáo như
thế nào?
Thượng Đế sắp sắp
cho Nhơn Sanh có quyền tham gia vào việc viết kịch bản (tham gia vào Chánh Trị
Đạo). Có Nhơn Sanh tham gia thì kịch bản đi liền với thực tế đời sống tôn giáo
và xã hội. Nhơn Sanh viết kịch bản thì có trách nhiệm với kịch bản nên Thượng
Đế ban cho Nhơn Sanh quyền thanh tra, giám sát các nghệ sĩ trên sân khấu. Đó là
quyền Thanh Tra Chánh Trị Đạo. Đoàn kịch của Thượng Đế có diễn viên, có thành
phần soạn kịch bản rất đặc biệt mới đủ sức để tạo ra phong cách sống động, linh
hoạt xây dựng trật tự mới, xã hội mới một cách vui tươi (Kỷ nguyên Di Lặc).
Trong dịch lý nếu
khí dương nằm yên ở trên, khí âm nằm yên ở dưới nghĩa là hai khí âm dương không
thông thương nhau được, không đối thoại với nhau được, không hiểu nhau đó là
thời kỳ không tốt nên đặt tên quẻ là Thiên Địa Bĩ. Nếu khí dương đi xuống dưới
và khí âm đi lên trên nghĩa là âm dương thông thương được với nhau để đối thoại
với nhau và hiểu nhau được đó tốt nên đặt tên là Địa Thiên Thái.
Trong xã hội hay
tôn giáo khí dương tượng cho thượng tầng kiến trúc là thành phần lãnh đạo; khí
âm tượng cho hạ tầng cơ sở là dân chúng hay Tín đồ. Nếu thượng tầng không biết
đến hạ tầng là Bĩ; nếu thượng tầng và hạ tầng biết đối thoại nhau, hiểu nhau là
Thái. Dù cho Bĩ hay Thái thì nội quái (ba vạch bên dưới luôn luôn là chủ quẻ)
nên thời Bỉ thì khí âm làm chủ quẻ và thời Thái thì khí dương làm chủ quẻ.
Đạo Cao Đài là Đạo
của âm dương, Ấn của Đạo Cao Đài là khi hành lễ là Ấn Tý hay còn gọi Ấn Thái
Cực. Cho nên dùng dịch lý để ứng dụng vào Đạo Cao Đài đem đến nhiều điều thú
vị.
Mỗi một thời kỳ
phổ độ có một Bát Quái riêng. Nhứt Kỳ Phổ Độ có Bát Quái Tiên Thiên, Nhị Kỳ Phổ
Độ có Bát Quái Hậu Thiên, Tam Kỳ Phổ Độ có Bát Quái Đồ Thiên (bố trí tại Bát
Quái Đài) Tòa Thánh Tây Ninh. Dịch Lý Đồ Thiên thừa kế tinh hoa của Tiên Thiên
và Hậu Thiên để phụng sự nhơn loại theo luật tấn hóa.
Năm 1926, Thượng Đế lập đoàn hát ở Việt Nam (Đông Phương) nhưng lại có phong cách của Tây Phương. Khán giả ở Mỹ xem ca nhạc họ đứng lên nhảy múa, hát với nghệ sĩ biểu diễn (năng động) chứ không như khán giả ở Việt Nam chỉ ngồi xem và vỗ tay (thụ động).
HẾT TRANG 2
Thượng Đế còn đi xa hơn hơn là cho khán giả tham gia viết kịch bản, viết
nhạc. Đó là điều Tôi cảm nhận được từ thực tế khi làm khán giả ở Việt Nam và
Hoa Kỳ rồi đối chiếu với Đạo Cao Đài. Rất cảm ơn Giáo Sư đã nêu câu hỏi và
viết: Kết luận: Nghệ Thuật
Viết Kịch và Nghệ Thuật Quản Lý Nhà Nước để Tôi có dịp suy
nghĩ sâu hơn.
Tóm lại: Pháp Chánh Truyền
rất quan trọng vì nó lập ra hình thể hữu vi của Thượng Đế là lập ra Hành Chánh
Đạo (công diễn trước xã hội). Muốn cho hình thể hữu vi ấy có đủ quyền hành, bài
bản để xây dựng trật tự mới, xã hội mới; Thượng Đế dạy lập ra Chánh Trị Đạo.
Trong Chánh Trị Đạo, Thượng Đế cho quyền Giáo Tông và Hộ Pháp hiệp một để viết
ra kịch bản. Châu Tri 21: ấy là tuân theo thể pháp định cho Hộ Pháp phải
kiêm quyền hành Giáo Tông khi Giáo Tông qui vị, cũng như Giáo Tông phải kiêm
quyền hành Hộ Pháp khi Hộ Pháp qui vị (1).
Khi Đức Quyền Giáo
Tông đăng tiên Đức Hộ Pháp cầm quyền Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và
Cửu Trùng thuộc về Chánh Trị Đạo (giai đoạn viết kịch bản). Đó là định hướng để
làm rõ câu hỏi: Làm sao một tôn giáo được thành lập với hai nhánh tách rời “Cửu Trùng Đài”
và “Hiệp Thiên Đài” lại chỉ được một người quản lý?
Sự kiện quan trọng
cần biết.
Pháp Chánh Truyền
hiểu như hiến pháp của Đạo Cao Đài, nghiêm cấm mọi vi phạm và sửa đổi là chính
xác.
Năm 1951 các vị
Chức sắc Cửu Trùng Đài thấy Phước Thiện không có trong Pháp Chánh Truyền nên dự
định đến Hội Nhơn Sanh thì đem ra xin hủy bỏ. Ngài Chơn-Nhơn Trịnh Phong Cương
thay mặt Hội Thánh Phước Thiện nhờ Truyền-Trạng Phạm Ngọc Trấn (Thánh Vệ
Trưởng) đưa vào Hộ Pháp Đường để xin chỉ dạy (19 giờ ngày 11-7-1951 “08-06-Tân
Mão”).
Đức Hộ Pháp trả
lời: Phước Thiện không có trong Pháp Chánh Truyền, họ trích điểm là phải. Mà
chính Thầy cũng nhìn nhận là không khi nào Phước Thiện có trong Pháp Chánh
Truyền, dầu rằng mấy con cầu xin đem danh từ Phước Thiện vào Pháp Chánh Truyền
lại còn sai hơn nữa. Thầy vẫn lấy quyền Chí Tôn tại thế, không bao giờ làm trái
ngược vậy được.
... Pháp Chánh
Truyền ở trong cuốn Thiên thơ mà ra, còn chú giải là phân quyền hành. Quyển
Thiên Thơ Đức Chí Tôn đã để tại thế gian nầy. Ngài giao cho con cái của
Ngài gìn giữ mà làm của báu không gì bằng: Tức là “Thánh Ngôn Hiệp
Tuyển”. Trong quyển Thiên Thơ nầy, ngày kia có sản xuất nhiều cơ quan
khác trọng yếu nữa chớ không phải một cơ quan Phước Thiện mà thôi.
HẾT TRANG 3
Mấy con cứ mạnh
dạn trả lời: “Pháp Chánh Truyền Hộ Pháp và Giáo Tông lấy trong Thánh Ngôn
lập ra thì Phước Thiện, Phạm Môn nó cũng ở trong Thánh Ngôn của Đức Chí Tôn dạy
lập ra chớ không có chi gọi là lạ”. (hết trích).
Mời xem bài đầy đủ
tại Bán Nguyệt San Thông Tin số 77 phát hành ngày (10/6/1973). Ảnh chụp và bản
vi tính:
https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2017/07/2415-nhieu-co-quan-tu-thien-tho-ma-ra.html#more
Như vậy Pháp Chánh
Truyền chưa phải là tất cả, nó chỉ là một phần trong Thiên Thơ, cho nên cần phải
nhờ vào Thiên Thơ (Thánh Ngôn Hiệp Tuyển) để hiểu về việc Đức Hộ Pháp cầm quyền
Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng. Cũng như giải một bài
toán cao cấp không thể chỉ dùng bốn phép tính cộng trừ nhân chia, mà còn phải
nhờ vào những phép tính khác.
Giải thích về
Chánh Trị của Đạo.
1/- Sơ đồ tổng thể
của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
HẾT TRANG 4
Giải thích sơ đồ.
Về tổng thể
Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ có ba đài: Bát Quái Đài hoàn toàn vô vi, Hiệp Thiên Đài
có phần hữu hình và vô vi, Cửu Trùng Đài cũng có hai phần hữu hình và vô vi.
Vui lòng nhìn vào
cột viết chữ màu đỏ bên tay phải.
1.1/- Quyền Đạo: Phần trên là
quyền Đạo. Đạo là vô vi nên Quyền Đạo bao gồm Bát Quái Đài và phần vô vi của
Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng Đài. Bát Quái Đài là nơi Thầy và các Đấng Thần Thánh
Tiên Phật ngự nên toàn bộ là vô vi (vô hình). Phần vô vi của Hiệp Thiên Đài có
Hộ Pháp …. Phần vô vi của Cửu Trùng Đài có Đức Lý và Cửu Vị Tiên Nương ….
1.2/- Quyền Hội
Thánh: Phần bên dưới cột màu đỏ là Tôn giáo. Tôn giáo là
hữu hình nên có Giáo Tông phần xác và Hộ Pháp xuống trần nên có xác phàm. Giáo
Tông phần xác điều hành Cửu Trùng Đài với các phẩm có trong Pháp Chánh Truyền
Chú Giải. Hộ Pháp xuống trần điều hành phần phàm trần của Hiệp Thiên Đài. Quyền
Hội Thánh bao gồm cả Quyền Thánh Thể và Quyền Thế.
1.3/- Đạo và Tôn
giáo: Trong xã hội hiện đại phân biệt Đạo và Tôn giáo. Đạo
là vô vi, Tôn giáo là hữu vi (hữu hình). Vậy Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ là Đạo hay
Tôn giáo?
Theo sơ đồ tổng
quát Đạo Cao Đài là Đạo mà cũng là Tôn giáo. Tôn giáo là phần hữu vi để nắm tay
môn đệ đưa vào học với Trời là vô vi. Đó cũng là nguyên lý Tam Kỳ Phổ Độ (đi từ
hữu hình đến vô vi).
Đạo là vô tự, Tôn
giáo là văn tự. Cho nên các Đấng giao tiếp với phàm trần (qua đồng tử) bằng
điển lực hay lời nói chứ không phải văn tự. Từ điển lực hay lời dạy ấy đồng tử
mới viết thành văn tự hay tạo ra hình vẽ để hiểu mà tạo ra tổ chức Tôn Giáo.
1.4/- Hội Thánh Cao Đài: Theo đó phần
Hội Thánh Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ hay Hội Thánh Cao Đài đề cập đến chỉ là phần
hữu hình hai đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng. Hội Thánh Cao Đài bao gồm hai diện:
Hành Chánh Đạo và Chánh Trị Đạo. Pháp Chánh Truyền là nền tảng Hành Chánh Đạo; Ba
Hội Lập Quyền Vạn Linh: Hội Nhơn Sanh, Hội Hội Thánh và Thượng Hội là nền tảng
Chánh Trị Đạo. Bên trên ba hội có Giáo Tông và Hộ Pháp hiệp lại là Quyền Chí
Tôn tại thế.
Theo sơ đồ trên
thì câu hỏi của Giáo Sư thuộc về Chánh Trị Đạo. Đức Chí Tôn dạy về Chánh Trị
Đạo hay Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh ngày 23-12-1931.
HẾT TRANG 5
2/- Chánh Trị Đạo.
Chánh Trị Đạo là
Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh song song với Hành Chánh Đạo, như hai mặt của một bàn
tay không thể phân ly, cho nên khi tìm hiểu mặt nầy thì phải biết chắc chắn
rằng có mặt kia mới tạo ra sự hoàn hảo và kỳ diệu của bàn tay. Khối Nhơn
Sanh đã đọc rất nhiều sơ đồ và qua nhiều lần thảo luận, cầu nguyện ơn trên bố
hóa mới vẽ được sơ đồ tổng thể như trên
2.1/- Sơ đồ tổ
chức Chánh Trị Đạo.
Xin mời Giáo sư
xem sơ đồ tổ chức Chánh Trị Đạo.
Theo đó Chánh Trị
Đạo được tổ chức từ dưới lên. Bắt đầu là Hội Nhơn Sanh biểu quyết xong mới dâng
lên Hội Thánh. Hội Thánh xong mới dâng lên Thượng Hội. Thượng Hội xong mới dâng
cho quyền Chí Tôn tại thế là Giáo Tông và Hộ Pháp. Trong Sơ đồ tổng thể mũi tên
màu xanh từ dưới lên.
2.2/- Sơ đồ nhân
sự Chánh Trị Đạo.
HẾT TRANG 6
2.2.1/- Về Quyền
Chí Tôn trong Đạo Cao Đài.
Đức Chí Tôn dạy ngày
23-12-1931: … Thầy đã ban quyền-hành Chí-Tôn của Thầy cho hai đứa
làm đầu Hội-Thánh là Giáo-Tông cùng Hộ-Pháp. Vậy thì quyền-hành Chí-Tôn của
Thầy đặng trọn-vẹn khi Giáo-Tông cùng Hộ-Pháp hiệp một. Còn cả nhơn-loại thì là
quyền lực Vạn-linh. Quyền-hành Chí-Tôn của Thầy, duy có quyền-hành Vạn-linh
đối-phó mà thôi… (TNHT quyển 2, trang 188, bản in 1972).
Theo lời dạy trên
đây Đạo Cao Đài có 3 quyền Chí Tôn.
Quyền Chí Tôn
tuyệt đối: là quyền tự hữu và hằng hữu do chính Đức Chí Tôn cầm.
Đây là quyền chúa tể Càn-Khôn vũ trụ. Trong Đạo Cao Đài là quyền làm chủ Bát
Quái Đài, làm chủ hồn của đạo. Quyền Đức Chí Tôn là tuyệt đối, không có điều
kiện nào kèm theo.
Quyền Chí Tôn vô
vi: là do Lý Giáo Tông và Hộ Pháp vô vi hiệp lại,
nên là quyền Chí Tôn theo điều kiện cần và đủ: do Chí Tôn ban hai phẩm và phải
đủ 2 quyền hiệp đồng. Quyền Chí Tôn vô vi thuộc về Bát Quái Đài nên có quyền
lập pháp. Hai quyền nầy hiệp lại lập ra các Đạo Nghị Định từ một đến sáu (1930)
và lập ra Đạo Nghị Định Thứ Bảy và Tám (1934). Vô vi nên chỉ viết tên, không
xài Ấn Ký.
Quyền Chí Tôn tại thế (hữu hình): là do Giáo Tông hữu hình và Hộ Pháp hữu hình hiệp lại trong Chánh Trị Đạo. Quyền Chí Tôn tại thế cũng theo điều kiện cần có và đủ: Giáo Tông phần xác,
HẾT TRANG 7
Hộ Pháp hữu hình hai quyền hiệp
đồng mới đủ. Quyền Chí Tôn tại thế chỉ có quyền lập luật. Đức Quyền Giáo Tông
Thượng Trung Nhựt và Đức Hộ Pháp lập ra các Đạo Nghị Định có Ấn và chữ ký.
Trong tổ chức Chánh Trị Đạo, Giáo Tông và Hộ
Pháp thuộc về Thượng Hội nhưng quyền hai vị hiệp lại là quyền Chí Tôn tại thế
nên khi Thượng Hội biểu quyết xong mới dâng lên cho nhị vị đem vào Đại điện mật
nghị 15 phút rồi trở ra công bố chấp thuận hay không chấp thuận.
2.2.2/-Phân biệt
Hành Chánh Đạo và Chánh Trị Đạo
Hành Chánh Đạo căn
cứ vào Pháp Chánh Truyền Chú Giải ban quyền cho Chức việc và Chức sắc để cầm
quyền hành chánh tôn giáo. Có 05 cấp hành chánh tôn giáo, quyền hành chánh của chức
việc, chức sắc nằm trong địa phận được qui định, không được lấn ranh người đồng
phẩm. Khi hành chánh là để thực hiện những điều do Chánh Trị Đạo quyết định.
Pháp Chánh Truyền không có quyền của Tín Đồ (Nhơn Sanh). Quyền năng Dây Sắc
Lịnh trong hành chánh tôn giáo là tuyệt đối, khi Chức sắc mang Dây Sắc Lịnh ra
lịnh thì không ai được trái lịnh. Chỉ có Hội Thánh mới có quyền định tội. Pháp
Chánh Truyền tách hai quyền Giáo Tông và Hộ Pháp ra, không cho hiệp một.
Chánh Trị Đạo căn
cứ vào luật lệ của Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh, trong Hội Nhơn Sanh có quyền bàn
định và biểu quyết của Tín Đồ. Những quyết định của Quyền Vạn Linh có giá trị
trong toàn đạo, không giới hạn trong địa phương nào, cả 05 cấp hành chánh tôn
giáo phải căn cứ vào đó để thi hành. Quyền năng Dây Sắc Lịnh không áp dụng
trong Chánh Trị Đạo nên 15 Dây Sắc Lịnh của Chức sắc Hiệp Thiên Đài (12 vị Thời
Quân và Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh) cũng tham gia thảo luận và biểu
quyết theo luật. Chức sắc giữ trật tự trong trong Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh
thỉnh Dây Sắc Lịnh của Hiệp Thiên Đài chứ không phải do một trong 15 phẩm có
Dây Sắc Lịnh ban cho.
2.2.3/- Có phải
vừa đá bóng vừa thổi còi hay không?
Chức sắc có cả hai
nhiệm vụ Hành Chánh Đạo và Chánh Trị Đạo như vậy có xung đột trách nhiệm hay
không?
Theo phần phân
biệt Hành Chánh Đạo và Chánh Trị Đạo thì quyền hành chánh thực hiện nơi địa
phương, giới hạn trong địa phương được giao, không được lấn ranh về địa lý.
Quyền trong Chánh Trị Đạo phải về Tòa Thánh Tây Ninh để thực hiện, không phân
biệt ranh giới hành chánh. Quyền trong Chánh Trị Đạo là thảo luận từng nội dung
để đi đến biểu quyết những việc cần thực hiện trong toàn đạo, không phân biệt
theo địa phương.
HẾT TRANG 8
Quyền của Nhơn
Sanh (Đạo Hữu) trong Đại hội Nhơn Sanh thể hiện quyền lực của thành phần thấp
nhất trong nền đạo nhưng lại đông đảo nhất, có mặt ở mọi nơi để quan sát và góp
phần thanh tra Chánh Trị Đạo. Như vậy pháp luật đạo đã tách riêng biệt việc đá
bóng và thổi còi và thiết kế cho nhơn sanh giám sát, thanh tra nên cũng khó mà
vừa đá bóng vừa thổi còi.
Trong thể pháp tôn
giáo Văn phòng thường trực Hội Nhơn Sanh (Hội Ngánh thường xuyên Hội Nhơn Sanh)
đối diện với Đầu Sư Đường qua Đại Lộ Phạm Hộ Pháp thể hiện cho nhân quyền đối
diện với đạo quyền để xây dựng xã hội hòa bình, dân chủ, tự do. Đại Hội Nhơn
Sanh thể hiện cho tự do trong đạo đức và dân chủ có nhân quyền để xây dựng trật
tự mới, xã hội mới theo luật cung cầu.
3/- Đức Hộ Pháp
cầm quyền Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng.
Trong lịch sử Đạo Cao
Đài Đức Hộ Pháp cầm quyền Chưởng Quản Cửu Trùng Đài nhiều lần.
3.1/- Lần thứ nhất: do Đức Quyền
Giáo Tông Thượng Trung Nhựt giao quyền ngày 29-01-1934 (2).
Tại sao có Tờ Giao
Quyền?
Thứ nhứt: Ngọc Đầu
Sư Ngọc Trang Thanh tổ chức mở Thượng Hội (16-4-1933) lật đổ Đức Quyền Giáo
Tông Thượng Trung Nhựt. Cuộc lật đổ bị thất bại.
Thứ hai: Ngọc Đầu
Sư Ngọc Trang Thanh mở Hội Vạn Linh (11-6-1934) để lật đổ Đức Quyền Giáo Tông
Thượng Trung Nhựt. Hội ngày Vạn Linh cũng thất bại.
Do đó mới có cuộc
nghị hòa và Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt viết thư: Vậy kể từ nay,
tôi xin giao lại cho các em sau đây là: Hộ Pháp, Thượng Đầu Sư, Ngọc Đầu Sư,
Thái Đầu Sư, và Nữ Chánh Phối Sư, lo điều đình nền Đạo …
Thư trên chưa viết
rõ giao quyền Giáo Tông cho ai nên gây hiểu lầm. Đến 29-1-1934 mới xác định là
giao cho Đức Hộ Pháp. Như vậy đây là lần đầu Đức Hộ Pháp kiêm nhiệm Chưởng Quản
Cửu Trùng Đài. Thời gian nầy Ngài Trang, Ngài Tương chưa tách ra lập chi phái
và cũng không thấy bất cứ công văn nào phản đối việc kiêm nhiệm nầy.
Đức Hộ Pháp trả
quyền Chưởng Quản Cửu Trùng Đài.
Sau Lễ vía Đức Chí Tôn, sáng ngày 09-01-Giáp Tuất (22-2-1934) có phiên họp tại Đền Thánh, Đức Hộ Pháp tuyên bố:
HẾT TRANG 9
Không đủ sức điều hành cả hai đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng, nên
giao trả quyền hành Giáo Tông lại cho Ngài Thượng Trung Nhựt.
Ngài Thượng Trung
Nhựt trả lời: Cứ thi hành theo TỜ NGHỊ HÒA ngày 27-12-1933 một thời gian chờ
lịnh Đức Lý Giáo Tông hay Đức Chí Tôn.
3.2/- Lần thứ nhì:
Ngày 13-10-Giáp
Tuất (19-11-1934) Đức Quyền Giáo Tông đăng tiên. Liên Đài nhập bửu tháp sáng
ngày 26-10- Giáp Tuất (02-12-1934).
Chiều ngày 26–10–Giáp
Tuất (dl 2–12–1934), Hội Thánh Lưỡng Đài họp phiên đặc biệt: Quyết định giao
cho Đức Hộ Pháp kiêm nhiệm Chưởng Quản Cửu Trùng Đài. Từ đây Đức Hộ Pháp cầm
quyền Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng, nghĩa là cầm quyền
Chí Tôn tại thế trong nền Chánh Trị Đạo. (Vui lòng xem lại sơ đồ tổng thể).
3.3/- Hội Thánh
Cao Đài ra Châu Tri 21 (16-12-1934).
Trích đoạn: Chiếu
theo tờ vi bằng kỳ nhóm Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài tại Toà Thánh ngày
26-10- Giáp Tuất (dl:02-12-1934) thì quyền hành Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài
đều giao cho Đức Hộ Pháp cầm, ấy là tuân theo thể pháp định cho Hộ Pháp phải
kiêm quyền hành Giáo Tông khi Giáo Tông qui vị, cũng như Giáo Tông phải kiêm
quyền hành Hộ Pháp khi Hộ Pháp qui vị (1). (hết trích).
3.4/- Đức Lý Giáo
Tông dạy từ Thiên Thơ.
Trong phần Sự kiện
quan trọng trên đây đã xác định tầm quan trọng của Thiên Thơ (Thánh Ngôn Hiệp
Tuyển) nên xin trích đoạn Đức Lý Giáo Tông dạy 13-12-1935 (quyển 2, trang 200,
bản in 1972:
Hộ-Pháp bạch: Thiên-thơ đã đổi, đệ-tử xin giao quyền hành của
Quyền-Giáo-Tông lại cho Ngài đặng Ngài đủ oai cầm Thiên-thơ vững chặt.
- Cuời, Lão e cho, một là Lão đã cho, không lẽ lấy lại, hai là
hành-pháp thì dễ, hành-hình thì khó, không có nửa quyền trị thế của Lão
nơi tay thì Hộ-Pháp có thế nào điều hành Hội-Thánh cho đặng. Ấy vậy cứ để y. (hết trích)
Lời dạy trên nhìn nhận
Đức Hộ Pháp cầm quyền Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên Cửu Trùng là
đúng.
HẾT TRANG 10
4/- Thực tế: Thượng
Đế nhìn nhận.
Trong sơ đồ tổng thể Thượng Đế là chủ của Bát Quái
Đài, là linh hồn của Đạo Cao Đài. Sau khi Đức Hộ Pháp cầm quyền Chí Tôn tại thế
Thượng Đế tiếp tục chỉ dạy:
4.1/- Dạy hoàn thành Luật Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh (luật về Chánh Trị
Đạo).
Ngày 22-12-1934 Đức Hộ Pháp Chưởng Quản Nhị Hữu Hình
Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng ban hành ba bộ nội luật: Luật Lệ Chung Các Hội. Hội
Nhơn Sanh Nội Luật. Hội Thánh Nội Luật. (Năm 1932 Đức Quyền Giáo Tông Thượng
Trung Nhựt và Đức Hộ Pháp đã ban hành Thượng Hội Nội Luật.)
4.2/- Dạy lập thêm Chức sắc Hiệp Thiên Đài.
Ngày 20-3-1935, Đức Chưởng Đạo Nguyệt Tâm Chơn Nhơn
chỉ dạy lập thêm phẩm vị Chức Sắc Hiệp Thiên Đài từ hàng Sĩ Tải lên Tiếp Dẫn Đạo
Nhơn: Sĩ Tải, Truyền Trạng, Thừa Sử,
Giám Đạo, Cải Trạng, Chưởng Ấn, Tiếp Dẫn Đạo Nhơn.
Đức Hộ Pháp
lập Sắc Lịnh số 34/SL ngày 11-7-1966 dạy mở khoa mục chọn phẩm Luật Sự dưới phẩm Sĩ Tải.
4.3/- Ban Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo.
Từ ngày 21 đến 31-8-1935 Thượng Đế dạy các Đấng Thiêng
Liêng ban Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo cho Hội Thánh Cao Đài. Dạy Đức Hộ Pháp viết
bài KINH GIẢI OAN đưa vào phần Thiên Đạo. Dạy viết 10 bài Kinh phần Thế
Đạo: Kinh Thuyết Pháp, Kinh Nhập Hội, Kinh Xuất Hội, Kinh Đi Ra Đường, Kinh
Khi Về, Kinh Khi Đi Ngủ, Kinh Khi Thức Dậy, Kinh Vào Học, Kinh Vào Ăn Cơm, Kinh
Khi Ăn Cơm Rồi. Mười bài Kinh phần Thế Đạo có Đức Chưởng Đạo Nguyệt Tâm
Chơn Nhơn chỉnh văn lại. Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo ấn hành lần đầu tiên năm 1936
(3).
Bản in năm 1936 chưa có bài Phật Mẫu Chơn Kinh và Tán
Tụng Công Đức Diêu Trì Kim Mẫu. Sau đó Đức Hộ Pháp đi Nam Vang được Đức Bà Bát
Nương giáng cơ truyền cho bài Phật Mẫu Chơn Kinh. Đó là chứng cứ Thượng Đế nhìn
nhận việc Đức Hộ Pháp Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng nên
mới ban kinh và dạy viết kinh.
HẾT TRANG 11
4.4/- Phê chuẩn Đạo Luật Mậu Dần (1938).
Trang 04, Đạo Luật Mậu Dần (1938) viết: … Chánh
Trị Đạo hiệp nhau lập luật và quyết định phương pháp thật hành thì buộc Hội
Thánh phải thi hành y theo, tức nhiên nó sẽ thành luật, vì bởi theo Thiên ý của
Đức Chí Tôn là để trọn quyền cho chúng sanh tự lập luật mà tu, nên các nguyện
ước của Quyền Vạn Linh cầu nài và Quyền Chí Tôn công nhận nhập thành với Tân
Luật, gọi là Luật Hội Thánh.
Giải thích: Năm 1937 Hội Thánh Cao Đài mở Ba Hội Lập Quyền
Vạn Linh tại Tòa Thánh Tây Ninh. Căn cứ vào Vi Bằng ghi lại những ước vọng,
quyết định của Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh, Hội Thánh soạn ra Đạo Luật Mậu Dần
(1938). Quyền Vạn Linh thuộc về Chánh Trị Đạo để kiểm soát và bàn định các
việc, ví như biên soạn kịch bản cho Hành Chánh Đạo thực hiện. Hội Quyền Vạn
Linh tín nhiệm Đức Hộ Pháp cầm luôn Quyền Chưởng Quản Cửu Trùng Đài nên Đức Hộ
Pháp dùng Quyền Chí Tôn tại thế phê chuẩn Đạo Luật Mậu Dần (1938).
4.5/- Xây dựng Tòa Thánh Tây Ninh.
Thầy dạy: chi chi cũng tại Tây Ninh …
khi các vị Tiền bối tách ra khỏi Tòa Thánh Tây Ninh thì cái gốc của Đạo là Tòa
Thánh Tây Ninh chưa nên hình tướng.
Ngày 11-5-1935 Hội Thánh mở phiên họp bàn việc tu bổ
Tòa Thánh, (Châu tri số 06 ngày 08-5-Ất Hợi “12-7-1935”).
Đầu năm 1936 quyết định tiến hành xây dựng Đền
Thánh trong hoàn cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới và đẩy thế giới vào Đệ nhị
thế chiến 1939-1945. Trong tủ của Hội Thánh chỉ có 1$46 (piastre), giá lúa 0$20
(piastre) một giạ …. (LTĐ Đức Hộ Pháp ngày 08-4-Nhâm Thìn “1952”).
Ngày 01-11-Bính Tý 1946 (14-12-1936) khởi công xây
dựng. Các sử liệu viết rằng: Đền Thánh không có họa đồ thiết kế, hằng đêm Đức
Hộ Pháp được Đức Lý Giáo Tông chỉ dẫn. Đức Hộ Pháp chỉ dẫn cho công quả làm
công việc xong phần đó là nghĩ. Có xin làm thêm Đức Hộ Pháp trả lời: Qua được
dạy có bấy nhiêu. Người làm công quả phát nguyện chay lạc 100% và thủ trinh
trong suốt thời gian xây dựng.
Đến 1941 thì Đức Hộ Pháp và 05 vị Chức sắc bị Pháp bắt và đày đi Madagascar. Tòa Thánh bị Pháp chiếm làm cho hư hại.
HẾT TRANG 12
Năm 1946 Đức Hộ
Pháp trở về Tòa Thánh và tiếp tục công trình. Đến năm 1955 mới tổ chức Lễ Khánh
Thành. Hội Thánh làm đúng nên thiêng liêng mới cầm tay chỉ việc để hoàn thành
Tòa Thánh.
4.6/- Xây dựng Châu Thành Thánh Địa.
Khi các vị tiền bối tách đi chưa có qui hoạch vùng
Châu Thành Thánh Địa và 40 cây số vuông làm thủ đô tôn giáo. Chưa có các thể
pháp vệ tinh xung quanh Tòa Thánh như Long Hoa Thị (Long Hoa chuyển thế), Lộ
Trung Tim, Lộ Chánh Môn... Chưa có Trí Huệ Cung và các thể pháp xung quanh như
Sân bay, Ao Thất Bửu, Tân Dân Thị, Long Hải Thị, Thiên Vương Thị, Thiên Thọ
Lộ…, Trí Giác Cung, Vạn Pháp Cung, Cực Lạc Thái Bình, Cầu Kỹ Nghệ, …các con
đường và tên các con đường dẫn về Tòa Thánh Tây Ninh chưa có. Kiến thiết đường
xá vùng Châu Thành Thánh Địa có tỷ lệ đường giao thông lớn nhất Việt Nam hiện
nay. Xin cảm ơn Giáo Sư đã đến vùng Châu Thành Thánh Địa đã cảm nhận được quy
hoạch tổng thể của nó.
Đó là thành quả Hội Thánh Cao Đài dùng 05 phương án:
gia cư, mưu sinh, giáo huấn, kiến thiết và tôn giáo để nâng cao dân đức, dân
trí, dân sinh xây dựng Châu Thành Thánh Địa làm mẫu mực cho việc lập những làng
xóm Cao Đài sau nầy.
Những ghi nhận
trên đây chứng tỏ Hội Thánh Cao Đài làm đúng, Đức Hộ Pháp làm đúng nên mới được
Thượng Đế chỉ dạy những việc như thế. Thượng Đế và các Đấng Thiêng Liêng đã
nhìn nhận Đức Hộ Pháp làm đúng. Điều đó cực kỳ quan trọng và kiểm chứng được.
Thượng Đế không
thể làm hài lòng hết mọi người, Thượng Đế không vì người bị rét lạnh mà bỏ mùa
Đông, cũng không vì mùa Xuân ấm áp, vạn vật tươi tốt mà bỏ mùa Hè. Thượng Đế
vận hành theo qui luật của Thượng Đế.
Hộ Pháp Phạm Công
Tắc là học trò của Thượng Đế thì chỉ biết làm theo lời dạy của Thượng Đế, nên cũng
không thể làm hài lòng hết mọi người. Thượng Đế nhìn nhận Phạm Công Tắc, điều
đó cực kỳ quan trọng và đầy đủ chứng cứ. Bất cứ ai chê bai hay đã kích Đức Hộ
Pháp, không tin tưởng Đức Hộ Pháp là quyền tự do của Thượng Đế ban cho họ.
Tôi tin tưởng
rằng: Ngày nào Đạo Cao Đài còn thì hậu tấn còn căn cứ vào lời dạy của Đức Hộ
Pháp, còn nhìn cái gương hành đạo của Đức Hộ Pháp để soi mình trên đường học
đạo và hành đạo. Tôi học đạo thì ăn thật, nói thật và làm thật chớ chẳng phải
để thuyết phục ai tin vào Đức Hộ Pháp, bởi vì là cái duyên phần của mỗi người.
HẾT TRANG 13
Xin thành thật cảm
ơn Giáo sư đã nghiên cứu về Đạo Cao Đài, đã nêu câu hởi rất quan trọng để Tôi
và hiền muội Victoria có dịp tìm hiểu thêm.
Kính chúc Giáo Sư
mọi điều may mắn trong sự nghiệp và có thành quả tốt đẹp khi nghiên cứu về Đạo
Cao Đài.
Trân trọng.
Dương Xuân Lương.
Email: hoabinhchungsong220513@yahoo.com
&&&
Ảnh 2: Tờ Giao
Quyền.
Ảnh 3: Bìa Kinh
Thiên Đạo và Thế Đạo (1936)
Ảnh 4. Kinh Ban
Chỉnh Đạo Bến Tre.
Ảnh 5. Bìa Kinh
Trung Hưng Bửu Tòa.
Ảnh 6. Bìa Kinh
Đạo Trưởng Đỗ Vạn Lý.
HẾT.