BÁN NGUYỆT SAN THÔNG TIN SỐ 77 (10/6/1973). (PHÁP LÝ CỦA PHƯỚC THIỆN)
Ấy
vậy Pháp Chánh Truyền chú giải đó là phân quyền cho Chức Sắc Cửu Trùng Đài và
Hiệp Thiên Đài cho khỏi bị giành quyền nhau mà thôi. Và đồng thời
trao trọn quyền ấy cho Hộ Pháp có đủ phương kềm chế nền Đạo của Đức Chí
Tôn. Pháp Chánh Truyền ở trong cuốn Thiên thơ mà ra, còn chú giải là
phân quyền hành. Quyển Thiên Thơ Đức Chí Tôn đã để tại thế gian nầy. Ngài
giao cho con cái của Ngài gìn giữ mà làm của báu không gì bằng: Tức là “Thánh
Ngôn Hiệp Tuyển”. Trong quyển Thiên Thơ nầy, ngày kia có sản xuất
nhiều cơ quan khác trọng yếu nữa chớ không phải một cơ quan Phước Thiện mà
thôi.
Đức
Hộ Pháp.
124.
ĐỨC TIN KÝ SỰ 2. KỲ 22.
BÁN
NGUYỆT SAN THÔNG TIN SỐ 77.
ĐỨC
HỘ PHÁP
GIẢI
ĐÁP VỀ PHƯỚC THIỆN DO THEO LỜI THỈNH GIÁO CỦA HỘI THÁNH TẠI HỘ PHÁP ĐƯỜNG LÚC
07 GIỜ TỐI MÙNG 08-06-TÂN MÃO (1951) DO NGÀI ĐẠO NHƠN TRỊNH PHONG CƯƠNG VÀ
TRUYỀN TRẠNG PHẠM NGỌC TRẤN HƯỚNG DẪN.
(Những
điều không có trong Pháp Chánh Truyền).
@@@
-Bạch
Đức Thầy, mấy con theo Thầy học Đạo do Thầy chọn lựa vào môn đệ. Thầy đã mở cửa
Phạm Môn là lập công học Đạo, chỉ mong được hưởng phẩm vị Thiêng Liêng thuộc về
bóng chớ không thiệt hiện ra mặt xã hội. Từ năm 1929 Phạm Môn đã có, cho đến
năm Mậu Dần là 09 năm thì trở thành danh từ Phước Thiện chớ không còn danh từ
Phạm Môn. Nên Phước Thiện đã công khai với chính phủ cùng khắp trong nước, Đạo
Đời đều hiểu và đã có sự công nhận của Quyền Vạn Linh và liệt vào Đạo Luật năm
Mậu Dần.
Khi
Thầy ở Hải Ngoại về qui phục Đạo chấn chỉnh lại, Thầy lập cho cơ quan Phước
Thiện có 4 viện: LẠI, LỄ, CÔNG và LƯƠNG VIỆN tùng lịnh Thời Quân là Ngài Hiến
Đạo Phạm Văn Tươi, hành sự được ít tháng, kế Thầy định cho anh Chí Thiện Thế
làm Chưởng Quản, thì Thầy dạy lập đủ Cửu Viện, tức là HỘI THÁNH PHƯỚC THIỆN thì
có phần tử trong Đạo lấy làm lạ, vì sao có Hội Thánh HIỆP THIÊN ĐÀI, CỬU TRÙNG
ĐÀI nay lại có Hội Thánh PHƯỚC THIỆN. Mấy con có nghe rõ Chức Sắc Cửu Trùng Đài
có một vài người tổ chức Hội Nhơn Sanh tới đây sẽ đem danh từ Hội Thánh và Khâm
Châu, Đầu Tộc Phước Thiện ra trình bày để chỉ trích vì Phước Thiện không có
trong Pháp Chánh Truyền, chỉ có Hội Thánh Cửu Trùng Đài mà thôi và nói rằng
Phạm Môn, Phước Thiện là của Thầy đặt riêng. Mấy con rất lo ngại.
Ngày
giờ Thầy cầm quyền thống nhứt thì không ai dám bác bỏ, dầu cho Hội Nhơn Sanh
cũng không qua quyền thống nhứt của Thầy đặng. Sợ một ngày kia Thầy có về
Thiêng Liêng rồi, Nhơn Sanh cùng các cơ quan khác chiếu trong luật không có
trong Pháp Chánh Truyền rồi giải tán cả cơ quan Phước Thiện. Riêng về Phạm Môn,
dầu danh từ ấy còn hay mất, mấy con không lo ngại vì mấy con đã theo Thầy từ
lâu ở trong bóng tối, tức là làm việc khi ẩn khi hiện. Dầu ai để hay bỏ cũng vô
hại, là mấy con chỉ có một số ít, dầu sao cũng có Thầy.
Mấy
con cúi xin Đức Thầy dạy lẽ nào, và cầu xin Thầy ban Thánh lịnh đặng ngày kia
khỏi sự hủy bỏ hay giải tán.
ĐỨC
HỘ PHÁP DẠY:
Phước
Thiện không có trong Pháp Chánh Truyền, họ trích điểm là phải. Mà chính Thầy
cũng nhìn nhận là không khi nào Phước Thiện có trong Pháp Chánh Truyền, dầu
rằng mấy con cầu xin xỏ đem danh từ Phước Thiện vào Pháp Chánh Truyền lại còn
sai hơn nữa. Thầy vẫn lấy quyền Chí Tôn tại thế, không bao giờ làm trái ngược
vậy được.
Bởi
khi lập Pháp Chánh Truyền, Thầy có hội cùng Đức Lý Giáo Tông được trọn quyền
thay thế Đức Chí Tôn. Hễ cái gì Hộ Pháp và Giáo Tông hiệp lại lập ra trong cửa
Đạo tức là lời dạy bảo của Đức Chí Tôn. Không có việc gì từ nhỏ chí lớn mà
không có mạng lịnh Chí Tôn trong đó.
Quyền
hành và trách nhiệm trọng đại, nên Đức Lý Giáo Tông nôn nóng lập thành Pháp
Chánh Truyền chú giải cho kịp Thiên Thơ của Đức Chí Tôn đã định. Nếu lập Pháp
trễ thì Đạo phải loạn thì còn gì cho công trình các Đấng Thiêng Liêng dày công
dìu dẫn từ ban sơ. Ấy vậy Pháp Chánh Truyền chú giải đó là phân quyền
cho Chức Sắc Cửu Trùng Đài và Hiệp Thiên Đài cho khỏi bị giành quyền nhau mà
thôi. Và đồng thời trao trọn quyền ấy cho Hộ Pháp có đủ phương kềm chế
nền Đạo của Đức Chí Tôn. Pháp Chánh Truyền ở trong cuốn Thiên thơ mà
ra, còn chú giải là phân quyền hành. Quyển Thiên Thơ Đức Chí Tôn đã để tại thế
gian nầy. Ngài giao cho con cái của Ngài gìn giữ mà làm của báu
không gì bằng: Tức là “Thánh Ngôn Hiệp Tuyển”. Trong quyển
Thiên Thơ nầy, ngày kia có sản xuất nhiều cơ quan khác trọng yếu nữa chớ không
phải một cơ quan Phước Thiện mà thôi.
Mấy
con cứ mạnh dạn trả lời: “Pháp Chánh Truyền Hộ Pháp và Giáo Tông lấy
trong Thánh Ngôn lập ra thì Phước Thiện, Phạm Môn nó cũng ở trong Thánh Ngôn
của Đức Chí Tôn dạy lập ra chớ không có chi gọi là lạ”.
Nếu
không phải sứ mạng, nghĩa là người nào không phải là mạng lịnh của Trời thì
không khi nào Trời trao cả Bí Pháp cho tay phàm mà cầm đặng xử dụng.
Buổi
nọ Đức Lý Giáo Tông dạy lập Pháp trước rồi sau Ngài sẽ giáng cơ chấn chỉnh đặng
lập cho đủ các cơ thể hữu vi, mới có đủ phương giúp Hội Thánh làm hình thể của
Đức Chí Tôn mới xứng phận cho Ngài.
Đức
Chí Tôn đã dạy hồi mới khai Đạo: “ Thầy đã chán biết thế gian nầy là
phàm mà Thầy đến Thầy lấy cái phàm hiệp lại làm Thánh, làm cho tránh đặng cái
phàm không lẫn lộn trong cái Thánh. Mà hễ Thầy lập nên Thánh thể, nếu còn vướng
chút phàm thì đã ra phàm, không còn Thánh thể. Các con nên hiểu phẩm vị cao
trọng ấy mà trau lòng cho ra Thánh thể mới đáng giá .
Thầy
đã khuyên với các con, từ mỗi đứa cứ giữ phận sự mình làm cho trọn phận; còn
ngoài ra việc chi cũng mặc Thầy, các con đừng sợ mất mà ngần ngại bước đường
Đạo là quí báu. Thầy đã nói muôn việc chi để Thầy lo, các con lo không đặng
đâu”
ĐỨC
HỘ PHÁP NÓI:
Thầy
cho các con biết cái chủ nghĩa Phước Thiện của Đạo Cao Đài lập ra đây nếu nó ra
sớm thì sẽ bị chết trong trứng. Vì nó là chướng ngại của thế gian. Bởi vì đời
cứ bôn xu trên đường duy vật, danh vị, quyền lợi càng tranh đấu mãi.
Còn
Đạo dục tiến tinh thần, đem bác ái công bằng trãi trên mặt thế, cộng hòa nhơn
loại, làm cho xã hội bình đẳng, nâng đỡ kẻ nghèo đến tột bực, không giàu mà
sang, tuy nghèo mà tự toại. Chủ nghĩa ấy nó đương đầu với các sắc dân vương vị,
đế quyền, bảo sao mà không phản trắc, cũng vì quyền với lợi. Đừng nói chi ngoài
đời trong Đạo mà cũng còn làm tánh đức đó. Qua nói là bậc Chức Sắc lớn, không
phải hàng Đạo Hữu mà thôi.
Cơ
cứu thế, Đức Chí Tôn dạy lập hồi mới khai Đạo, cũng vì cái khó khăn mà duy trì
đến ngày 15 tháng 8 Quí Dậu (1933) Qua mới thuyết trình trong bài diễn văn đã
giãi rõ. Bắt đầu từ Phước Thiện mới nảy nở đến tháng giêng năm Ất Hợi (1935)
mới được bành trướng, thì Đức Lý Giáo Tông cho phẩm Giáo Thiện mượn áo mão của
Lễ Sanh 03 năm để bổ đi các Tỉnh, lo mở Phước Thiện. Ngài dạy đợi đến ngày Hội
Thánh lập nên Hội Quyền Vạn Linh để đưa ra hội quyết định.
Thì
dĩ nhiên chũ nghĩa Phước Thiện đã ấn định trong Đạo Luật năm Mậu Dần (1938)
Quyền Vạn Linh đã công nhận, nó đã thành luật, còn có quyền nào mà sửa đổi hay
giải tán.
Bởi
lẽ ấy mà Đức Lý Giáo Tông lập Đạo nghị định số 48/ĐNĐ năm 1938, phân minh trật
tự Thập Nhị Đẳng Cấp Thiêng Liêng Vị.
Qua
nhắc lại, khi Anh Cả chúng ta là Đức Quyền Giáo Tông khởi xướng tạo cơ sở Lương
Điền công nghệ buổi nọ, mà chánh quyền Pháp còn kiếm cớ buộc tội, đến đỗi ngồi
ngục hai ngày.
Còn
Qua cũng vì Tờ Phúc Sự trình bày với Đế Quốc Pháp buổi nọ năm 1937, vì
nguyên do chánh quyền Pháp nghi kỵ.
Nền
Đạo Đức Chí Tôn có hai cơ quan trọng yếu nhứt là Cửu Trùng Đài, cơ quan hành
chánh bảo tồn văn hiến tương lai, còn Phước Thiện là cơ quan bảo tồn nhơn loại,
an ủi vỗ về, nuôi sống thi hài, có chi hay cho bằng. Lại nữa Chí Tôn đã giao
cho Thánh Thể của Ngài chủ quyền, dưới thì có Vạn Linh gìn giữ.
Chủ
quyền đã có sẵn nơi tay mà không thực hiện, hay là vô tình mà bỏ mất đi, là tại
nguyên nhân quả kiếp của giòng dõi VN hay là toàn thể nhơn loại chưa hưởng sớm
được.
Bàn
Trị Sự là cấp bậc nhỏ nhứt ở chốn thôn quê sằn dã, được thay quyền Hội
Thánh Em, Chánh Trị Sự là Đầu Sư Em, Phó Trị Sự là Giáo Tông Em, Thông
Sự là Hộ Pháp Em
Huống
chi chủ nghĩa Phước Thiện là cơ quan trọng yếu đặc biệt của Đạo, của Giáo Tông,
của Hộ Pháp mà không có danh từ Hội Thánh.
Trong
Đạo Nghị Định 48 của Giáo Tông đã phân định rõ ràng, và bài diễn văn hồi năm
1933 đã giải rõ từ bực Chơn Nhơn trở xuống là giúp Hội Thánh Cửu Trùng Đài. Còn
từ Hiền Nhơn đổ lên là cùng Hiệp Thiên Đài lo bảo thủ Bí Pháp Tâm Truyền tức là
giúp Hội Thánh Hiệp Thiên Đài.
Hội
Thánh Cưu Trùng Đài là của Gíao Tông. Hội Thánh Phước Thiện là của Hộ Pháp.
Trong nền Đạo luôn luôn phải có Giáo Tông và Hộ Pháp dầu có sự biến thiên xoay
chuyển thế nào, sớm hoặc muộn đều phải có Giáo Tông và Hộ Pháp.
Dầu
thể xác của Qua là con kỵ vật của Hộ Pháp có thay đổi thế nào, Hộ Pháp vẫn là
Hộ Pháp.
Ngày
kia chủ quyền Đạo hữu hình nầy là Gíao Tông làm chủ, không lẽ Ngài vô tình
chiết bớt cánh tay, tức là giải tán Phước Thiện.
Không
có điều nào mà Chí Tôn lập ra trong nền Đại Đạo mà không hữu ích. Nếu có Chơn
Linh nào không may duyên mới tìm phá hoại sự nghiệp của Chí Tôn, tức nhiên là
họ chịu quả kiếp.
Đạo
còn thì Hiệp Thiên Đài còn, mà Hiệp Thiên Đài còn thì các cơ thể trong cửa Đạo
vẫn còn; tức nhiên nhơn sanh còn thì quyền Vạn Linh không bao giờ tuyệt. Bởi
vậy, đại nghiệp Thiêng Liêng Chí Tôn để tại mặt thế nầy, tức là nền Đại Đạo
giao cho quyền Vạn Linh nắm giữ. Còn Thánh thể Đức Chí Tôn là chủ quyền nó sẽ
bảo thủ vĩnh cửu trường tồn mãi mãi.
Hộ
Pháp Đường ngày 06-08- Tân Mão.
(6-9-1951)
Truyền
Trạng Phạm Ngọc Trấn.
(Ký
tên và đóng dấu)