VNTB - Bình Định: Chủ Tịch Mặt Trận Tổ
Quốc quấy phá Thánh Thất Cao Đài
25.7.17. Việt Nam
Thời Báo.
Quang Nguyên (VNTB) Tin từ Khối Nhơn Sanh Cao Đài cho phóng
viên Việt Nam Thời Báo hay, trưa ngày 1 âm lịch, tháng 6 nhuận, nhằm Chúa Nhật
23 tháng 7 năm 2017, Ông Chủ Tịch ủy ban Mặt Trận Tổ Quốc xã Hoài Tân huyện Nam
Hoài Nhơn, Bình Định và Ban đại diện Cao Đài 1997 (quốc doanh) tỉnh Bình Định
đã vô cớ đến quấy phá và có ý định chiếm đoạt Thánh thất Cao Đài thuộc huyện
này.
|
Thành viên Khối Nhơn Sanh yêu cầu hủy bỏ dự thảo 4 - Luật tín
ngưỡng, tôn giáo trong Hội luận ngày 16/08. Ảnh: Trần Văn Tân
|
Buổi sáng ngày mùng 1 âm lịch, trong khi đạo hữu Cao Đài đang
chuẩn bị cử hành lễ cúng ngày Sóc (đầu tháng âm lịch), Ông chủ tịch MTTQ xã
Hoài Tân đi cùng ông Hồ Tấn Thu, phó Ban đai diện đạo Cao Đài 1997 tỉnh Bình
Định, ông Thái Hợp Thanh và vài người nữa đã đến quấy phá, đòi găp Cô Hương
Đành Lễ Sanh, Đầu Tộc Đạo do Hội Thánh Cao Đài 1926 bổ nhiệm hành đạo tại Nam
Hoài Nhơn. Người trong khối nhơn sanh Cao Đài cho biết ý định của những người
trong MTTQ là đuổi bà Hương Đành Lễ Sanh và các Đạo Hữu ra khỏi ngôi Thánh Thất
mà họ liên tục giữ gìn và hành lễ từ ngày xây dựng nên.
Đạo chúng đang có mặt trong buổi lễ đã phản đối kịch liệt. Đạo
chúng yêu cầu nhà cầm quyền muốn mở phiên họp tại Thánh Thất phải có công văn
báo trước. Mặt khác Đạo Cao Đài 1926 và nhóm thiểu số Cao Đài quốc doanh hình
thành dưới sự chỉ đạo của chính quyền là 2 tổ chức tôn giáo khác nhau; ông chủ
tịch MTTQ xã Hoài Tân kết hợp với Đạo Cao Đài 1997 đến Thánh Thất của các tín
dồ Cao Đài 1926, phá buổi cúng Sóc, ngang nhiên đòi mở phiên họp hai bên mà
không xin phép Bà Lễ Sanh Đầu Tộc Đạo là không được phép và không hợp lý.
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hay Đạo Cao Đài khai sáng từ năm 1926. Ngày
20-7- 1978 Mặt Trận Tổ Quốc Tỉnh Tây Ninh ra bản án gọi là”Hoạt động phản cách
mạng của một số tên phản động trong giới lãnh đạo giáo phái Cao Đài Tây Ninh”.
Bản án dài 15 trang, đã kết tội Đạo và các vị sáng tổ, từ năm 1926 đến năm
1978, có “quá trình chống phá cách mạng, chống nhân dân, làm tay sai cho các đế
quốc xâm lược nước ta qua các thời kỳ”. Hộ Pháp Phạm Công Tắc phản bội tổ quốc
và hệ tư tưởng của Cao Đài là phản động.
Chỉ 3 tháng sau đó, Hội Đồng Nhân Dân tỉnh Tây Ninh, khóa 1, kỳ
họp thứ 6 ra quyết nghị ngày 13 tháng 12.1978 , trong đó:
“Điều III: giải tán và nghiêm cấm hoạt động hệ thống tổ chức hành
chính đạo từ trên đến cơ sở, xóa bỏ và nghiêm cấm cơ bút, chính quyền sẻ quản
lý toàn bộ cơ sở vật chất mà đạo đang quản lý kinh doanh không thuộc chức năng
tôn giáo để phục vụ cho lợi ích xã hội. Đồng thời căn cứ vào tính chất tu hành,
chính quyền sẽ quy định cụ thể số cơ sở để lại cho Đạo quản lý và số người
trong từng cơ sở để chuyên lo việc tín ngưỡng”.
Quyết định 124 UBND tỉnh Tây Ninh ngày 4 tháng 6 1980 đã giáng một
đòn chí mạng vào đạo Cao Đài, có nguồn gốc từ năm 1926. Quyết định này có điều
ghi: “Giải tán, thu hồi quản lý và kể từ nay nghiêm cấm hoạt động dưới bất kì
hình thức nào của các cơ sở tổ chức chính trị đạo từ trung ương đến địa phương
bao gồm: Hiệp Thiên Đài, Phước Thiện, Cửu Trùng Đài, Phổ Tế …”
Quyết nghị này giải tán, tịch thu hầu hết các cơ sở của đạo Cao
Đài, kể cả một số cơ sở đạo trong nội vi Tòa Thánh Tây Ninh.
Xét về pháp lý MTTQ tỉnh Tây Ninh là một cơ quan ngoại vi của Đảng
Cộng Sản Việt Nam, cho nên MTTQ không thể thay mặt cho Tòa án để ra Bản án.
Quyết nghị ngày 13. 12. 1978 căn cứ vào Bản án đã sai về pháp lý nên cũng là
sai. Quyết định 124 lại căn cứ vào Bản án và Quyết nghị nên cũng sai. Bản án do
MTTQ tỉnh Tây Ninh ban hành cũng không thể áp dụng trên toàn quốc.
Quyết định 124 vừ kể trên không tịch thu Tòa Thánh Tây Ninh. Nhưng
sau đó một nhóm Cao Đài khác được chính quyền dựng nên năm 1997. Nhà nước giao
cho tôn giáo mới nầy lảm chủ Tòa Thánh Tây Ninh. Như vậy Cao Đài 1997 quốc
doanh đã chiếm đoạt Tòa Thánh Tây Ninh của Đạo Cao Đài 1926.
Tuy nhiên còn rất nhiều Hội Thánh Em (các Bàn Trị Sự thuộc các
tỉnh trên toàn quốc) còn giữ được Thánh Thất do các đạo hữu thuộc dòng chính
thống từ năm 1926 cai quản. Tuy vậy nhóm Cao Đài được dưng nên bởi chính quyền
từ năm 1997, hay còn gọi là Cao Đài quốc doanh, vẫn tìm cách chiếm giữ các
Thánh Thất còn lại của Đạo Cao Đài 1926. Sự việc mới nhất xảy ra trên đây là
một ví dụ.
Sự việc xảy ra tại Thánh Thất huyên Nam Hoài Nhơn, Bình Định nhằm
quấy phá và chiếm đoạt Thánh thất Cao Đài 1926 không phải mới diễn ra lần đầu,
trong quá khứ, nhiều nơi đã xảy ra chuyện như vậy. Sự việc chính quyền chỉ huy
quấy phá với ý dồ chiếm doạt Thánh Thất Cao Đài huyện Nam Hoài Nhơn, Bình Định
chắc chắn sẽ diễn biến phức tạp hơn. Đạo chúng đang có mặt trong buổi lễ tại
Thánh Thất Cao Đài Nam Hoài Nhơn đã phản đối kịch liệt, buộc những người đến
quấy phá và có ý đồ chiếm đoạt Thánh Thất phải ra về.
Chúng tôi đang theo dõi và đưa tin tiếp theo.