Hộ Pháp đã thiết lập một hình thức cầu hồn mang tính công cụ hơn, không chỉ tìm cách hiểu thế giới mà (theo lời của Marx) còn muốn thay đổi thế giới. (1)
Trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Đức Lý Giáo Tông nhìn nhận việc Hội Thánh Lưỡng Đài công cử Đức Hộ Pháp kiêm nhiệm Chưởng Quản Cửu Trùng Đài.
BBT ghi lại chứng cứ thực tế là Đức Chí Tôn nhìn nhận Quyền Chí Tôn tại thế của Đức Hộ Pháp theo đề nghị của bạn đọc.
Nay kính.
Thượng
Đế nhìn nhận quyền Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài của Đức Hộ Pháp.
Chiều ngày 02-12-1934 Hội Thánh Lưỡng Đài họp phiên đặc biệt công cử
Đức Hộ Pháp kiêm nhiệm Chưởng Quản Cửu Trùng Đài.
Thượng
Đế nhìn nhận Hội Thánh Cao Đài tại Tòa Thánh Tây Ninh là đúng nên tiếp tục chỉ
dạy để Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ có diện mạo rõ ràng trước xã hội. BBT liệt kê những
sự kiện chính.
1/-
Về luật lệ Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh.
Ngày
23-12-1931 Thầy dạy về Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh (Chánh Trị Đạo) tại Thảo Xá
Hiền Cung.
Ngày
27-2-1932 (21-1-Nhâm Thân) Đức Hộ Pháp và Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt
ký tên ban hành Thượng Hội: Nội Luật. Quyền Giáo Tông và Hộ Pháp khi ký ban
hành Thượng Hội Nội Luật là Quyền Chí Tôn tại thế (Quyền nhị hữu hình đài là
quyền Thánh thể)
Ngày 22-12-1934 (16-11-Giáp Tuất) Đức Hộ Pháp
Cầm Quyền Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng (là Quyền Chí
Tôn tại thế) ban hành:
Luật
Lệ Chung Các Hội. Hội Nhơn Sanh Nội Luật. Hội Thánh Nội Luật.
Có 8
lần mở Đại Hội Nhơn Sanh: 1/- Hội Nhơn Sanh năm 1931. 2/- Hội
Nhơn Sanh năm 1932. 3/- Hội Nhơn Sanh năm
1937. 4/- Hội Nhơn Sanh năm 1946. 5/- Hội
Nhơn Sanh năm 1951. 6/- Hội Nhơn Sanh năm
1964. 7/- Hội Nhơn Sanh năm 1967. 8/- Hội
Nhơn Sanh năm 1974.
2/-
Dạy lập thêm Chức sắc Hiệp Thiên Đài.
Chiếu Thánh Giáo Đức Nguyệt Tâm
Chơn Nhơn đêm 16 tháng 2 năm Ất Hợi (20-3-1935), chỉ giáo về phẩm vị Chức Sắc
Hiệp Thiên Đài từ hàng Sĩ Tải lên Tiếp Dẫn Đạo Nhơn;
Sĩ
Tải, Truyền Trạng, Thừa Sử, Giám Đạo, Cải Trạng, Chưởng Ấn, Tiếp Dẫn Đạo Nhơn
Đức Hộ Pháp lập Sắc Lịnh số 34/SL ngày 23 tháng 5 Bính Tý (11-7- 1966) mở khoa mục cho phẩm
Luật Sự dưới phẩm Sĩ Tải.
3/-
Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo.
Từ ngày
21 đến 31-8-1935 Thượng Đế dạy các Đấng Thiêng Liêng Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo cho
Hội Thánh Cao Đài.
Thượng
Đế dạy Đức Hộ Pháp viết bài KINH GIẢI OAN đua vào phần Thiên Đạo. Dạy viết 10 bài
Kinh phần Thế Đạo: Kinh Thuyết Pháp, Kinh Nhập Hội, Kinh Xuất Hội, Kinh Đi Ra Đường,
Kinh Khi Về, Kinh Khi Đi Ngủ, Kinh Khi Thức Dậy, Kinh Vào Học, Kinh Vào Ăn Cơm,
Kinh Khi Ăn Cơm Rồi. Mười bài Kinh phần Thế Đạo có Đức Chưởng Đạo Nguyệt Tâm Chơn
Nhơn chỉnh văn lại.
Kinh
Thiên Đạo và Thế Đạo ấn hành lần đầu tiên năm 1936.
Bản
in năm 1936 chưa có bài Phật Mẫu Chơn Kinh và Tán Tụng Công Đức Diêu Trì Kim Mẫu.
Sau đó Đức Hộ Pháp đi Nam Vang được Đức Bà Bát Nương giáng cơ truyền cho bài Phật
Mẫu Chơn Kinh.
Đó là
chứng cứ Thượng Đế nhìn nhận việc Đức Hộ Pháp Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp
Thiên và Cửu Trùng nên mới ban kinh và dạy viết kinh.
Các
chi phái phê bình Đức Hộ Pháp làm sai pháp luật đạo, cacc vị cũng có đồng tử, có
cầu cơ nhưng không được ban một câu kinh nào, nên phải copy Kinh Thiên Đạo và
Thế Đạo về rồi sửa nội dung thậm chí bỏ tên Đức Hộ Pháp trong các bài kinh. Đó
là việc vi phạm bản quyền Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo.
4/-
Đạo Luật Mậu Dần (1938).
Đức Hộ
Pháp cầm quyền Chí Tôn tại thế, phê chuẩn Đạo Luật Mậu Dần.
Cơ
sở lập ra Đạo Luật Mậu Dần “1938”.
Trang
04 Đạo Luật Mậu Dần viết: … Chánh Trị Đạo hiệp nhau lập luật và
quyết định phương pháp thật hành thì buộc Hội Thánh phải thi hành y theo, tức
nhiên nó sẽ thành luật, vì bởi theo Thiên ý của Đức Chí Tôn là để trọn quyền
cho chúng sanh tự lập luật mà tu, nên các nguyện ước của Quyền Vạn Linh cầu nài
và Quyền Chí Tôn công nhận nhập thành với Tân Luật, gọi là Luật Hội Thánh.
Giải
thích 1: Năm
1937 Hội Thánh Cao Đài mở Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh tại Tòa Thánh Tây Ninh. Căn
cứ vào Vi Bằng ghi lại những ước vọng, quyết định của Ba Hội Lập Quyền Vạn
Linh, Hội Thánh soạn ra Đạo Luật Mậu Dần (1938). Quyền Vạn Linh thuộc về
Chánh Trị Đạo là quyền của ba hội: Hội Nhơn Sanh, Hội Hội Thánh và Thượng Hội.
Chánh Trị Đạo để kiểm soát và bàn định các việc, ví như biên soạn kịch bản cho
Hành Chánh Đạo thực hiện. Hội Thánh Cửu Trùng Đài nắm quyền Hành pháp thuộc về
Hành Chánh Đạo có nhiệm vụ thực hiện kịch bản của Chánh Trị Đạo.
Hội
Nhơn Sanh từ phẩm Tín Đồ cho đến Lễ Sanh, Thượng Chánh Phối Sư là Nghị Trưởng.
Hội Hội Thánh là các chức sắc Cửu Trùng Đài từ phẩm Giáo Hữu đến Chánh Phối Sư
và đối phẩm bên Hiệp Thiên Đài; Thái Chánh Phối Sư là Nghị Trưởng. Thượng Hội
có Giáo Tông là Hội Trưởng, Hộ Pháp là Phó Hội Trưởng, Hội viên là 4 vị Đầu Sư,
3 vị Chưởng Pháp, Thương Phẩm, Thượng Sanh. Quyền của Giáo Tông và Hộ Pháp hiệp
lại là Quyền Chí Tôn tại thế nên hai vị nầy không bỏ phiếu trong Thượng Hội mà
chờ cho Ba Hội bên dưới bỏ phiếu xong rồi nhị vị vào đại điện mật nghị và trở
ra tuyên bố chấp nhận hay không.
Đức
Hộ Pháp là Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài, khi Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung
Nhựt đăng tiên (1934), Hội Thánh và Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh năm 1937 tín
nhiệm Ngài cầm luôn Quyền Chưởng Quản Cửu Trùng Đài. Ngài cầm quyền Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu
Trùng là cầm Quyền Chí Tôn tại thế để công nhận Đạo Luật Mậu Dần.
Giải
thích 2:
Quyền Chí Tôn có 3 diện: Quyền Chí Tôn tự hữu và hằng hữu: do chính Đức Chí Tôn
cầm Quyền nầy là vô đối. Quyền Chí Tôn Vô Vi do Đức Chí Tôn ban cho Đức Lý Giáo
Tông và Đức Hộ Pháp (phần vô vi) thể hiện qua các Đạo Nghị Định (thuộc pháp).
Quyền Chí Tôn tại thế là quyền của phẩm Quyền Giáo Tông hữu hình (tham dự
Thượng Hội và quyền của Đức Hộ Pháp phần hữu hình tham dự Thượng Hội) để đối
trọng với 3 Hội Lập Quyền Vạn Linh để lập luật
5/-
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển quyển 2.
Thánh
Ngôn Hiêp Tuyển là Thiên Thơ của Đạo Cao Đài. Quyển một ấn hành năm 1928. Trong
Lời Tựa viết rõ sẽ in thành hai bổn. Đến năm 1963 Hội Thánh ấn hành Thánh Ngôn
Hiệp Tuyển quyển 2.
6/-
Xây dựng Tòa Thánh Tây Ninh.
Thầy
dạy: chi chi cũng tại Tây Ninh … khi các vị Tiền bối tách ra
khỏi Hội Thánh tại Tòa Thánh Tây Ninh thì là thể pháp gốc của đạo là Tòa Thánh
Tây Ninh chưa nên hình tướng.
Ngày
09-4-Ất Hợi 1935 Hội Thánh mở phiên họp bàn việc tu bổ Tòa Thánh, (Châu tri số
06 ngày 08-5-Ất Hợi “12-7-1935”).
Đầu
năm 1936 quyết định tiến hành xây dựng Đền Thánh trong hoàn cảnh khủng hoảng
kinh tế thế giới và đẩy thế giới vào Đệ nhị thế chiến 1939-1945. Trong tủ của
Hội Thánh chỉ có 1$46, giá lúa 0$20 một giạ …. (Lời Thuyết Đạo Đức Hộ Pháp ngày
08-4-Nhâm Thìn “1952”).
Ngày
01-11-Bính Tý 1946 (14-12-1936) khởi công xây dựng. Các sử liệu đều nhìn nhận
rằng: Đền Thánh không có họa đồ thiết kế hay bản vẽ trước, hằng đêm Đức Hộ Pháp
được Đức Lý Giáo Tông chỉ dẫn. Cứ mổi sáng Đức Hộ Pháp chỉ dẫn cho công quả làm
công việc, làm xong phần đó là nghĩ. Có xin làm thêm Đức Hộ Pháp trả lời: Qua
được dạy có bấy nhiêu. Người làm công quả phát nguyện chay lạc 100% và thủ
trinh trong suốt thời gian xây dựng.
Đến
1941 thì Đức Hộ Pháp và nhiều Chức sắc khác bị Pháp bắt và đày đi Madagascar.
Tòa Thánh bị Pháp chiếm làm cho hư hại. Năm 1946 Đức Hộ Pháp trở về Tòa Thánh
và tiếp tục công trình. Đến năm 1955 mới tổ chức Lễ Khánh Thành.
Hội
Thánh được thiêng liêng chỉ dạy để tạo tác Bạch Ngọc Kinh hữu hình là Đền
Thánh. Thiêng Liêng cũng chỉ dạy để hoàn thành Bạch Ngọc Kinh vô vi ngay trước
Đền Thánh. Hội Thánh làm đúng nên thiêng liêng mới cầm tay chỉ việc để Đạo Pháp
hiện hữu như thế.
7/-
Xây dựng Châu Thành Thánh Địa: Khi các vị tiền bối tách đi chưa có
qui hoạch vùng Châu Thành Thánh Địa và 40 cây số vuông làm thủ đô tôn giáo.
Chưa có các thể pháp vệ tinh xung quanh Tòa Thánh như Long Hoa Thị (Long Hoa
chuyển thế), Lộ Trung Tim, Lộ Chánh Môn... Chưa có Trí Huệ Cung và các thể pháp
xung quanh như Sân bay, Ao Thất Bửu, Tân Dân Thị, Long Hải Thị, Thiên Dương
Thị, Thiên Thọ Lộ…, Trí Giác Cung, Vạn Pháp Cung, Cực Lạc Thái Bình, Cầu Kỹ
Nghệ, …các con đường và tên các con đường dẫn về Tòa Thánh Tây Ninh chưa có
kiến thiết đường xá vùng Châu Thành Thánh Địa có tỷ lệ đường giao thông lớn
nhất Việt Nam hiện nay. Trước 1975 nghề sản xuất tinh bột mì của tỉnh Tây Ninh
đứng đầu miền Nam Việt về chất lượng và số lượng chính là nhờ Đức Hộ Pháp dạy
lập Hợp Tác Xã Dân Sanh.
Hội
Thánh được chỉ dạy 05 phương án: gia cư, mưu sinh, giáo huấn, kiến thiết và tôn
giáo để nâng cao dân đức, dân trí, dân sinh (tam bửu ngũ hành) xây dựng Châu
Thành Thánh Địa làm mẫu mực cho việc lập những làng xóm Cao Đài sau nầy.
***:
Các chi phái làm gì?
Khi thành
lập 4 chi phái: Minh Chơn Lý, Minh Chơn Đạo, Tiên Thiên và Ban Chỉnh Đạo các vị
tiền bối tuyên bố là Hội Thánh Cao Đài tại Tòa Thánh Tây Ninh hành đạo sai nên
các vị tách ra. Đó là quyền tự do ngôn luận của quý vị đó.
Kinh sách
của Hội Thánh Cao Đài phát hành đều có bản quyền. Các chi phái không được dạy nên phái copy bài
bản của Hội Thánh Cao Đài tại Tòa Thánh Tây Ninh đem về sử dụng. Điều đó chúng
ta rất thông cảm, nhưng có một thành phần vô ơn, bất nghĩa lấy kinh sách về sử
dụng rồi lại công kích Đức Hộ Pháp về việc cầm quyền Chí Tôn tại thế.
Các vị
đó không phân biệt được Hành Chánh Đạo và Chánh Trị Đạo nên đi phổ biến những điều
sai trái gây hiểu lầm trong xã hội. Mục đích là che dấu việc Thượng Đế không nhìn
nhận các chi phái.
Thượng
Đế đã an bày cho các chi phái phải qui về Tòa Thánh Tây Ninh nên không ban
kinh, không chỉ dạy cho các vị.
8/-
Nhìn qua khía cạnh cơ bút.
Cơ
bút xuất hiện trong xã hội từ trước, thường dùng để xin thuốc, bói toán … và xa
hơn nữa là các hình thức xin xâm, lắc quẻ, xin keo âm dương, bói dịch … cũng xu
hướng về “bói toán” là chính.
Năm
1926, Thượng Đế dùng cơ bút lập ra Đạo Cao Đài là dạy lập một Tôn giáo mới, với
các công thức xây dựng xã hội, bộ máy nhân sự để xây dựng xã hội hòa bình, dân
chủ tự do … Thượng Đế dùng cơ bút dạy lập ra Hiến pháp với quyền lập pháp, tư
pháp và hành pháp phân minh. Cơ bút dạy lập ra Hội Thánh Cao Đài, lập ra hệ
thống hành chánh, dạy lập ra Châu Thành Thánh Địa …. Nghĩa là Thượng Đế dùng cơ
bút làm công cụ để xây dựng nền văn minh mới, một trật tự mới.
Cơ bút
đã có từ lâu trong xã hội. Khi Đức Chí Tôn dùng cơ bút lập Đạo Cao Đài nhiều người
đã lầm tưởng cơ bút của đạo là cơ bút bói toán nên Đức Lý Đại Tiên dạy nhà Thầy
chớ không phải tiệm bói.
Các học
giả Tây phương nhìn vào cơ bút của Đạo Cao Đài họ nhận ra là Cơ bút công cụ: Hộ
Pháp đã thiết lập một hình thức cầu hồn mang tính công cụ hơn, không
chỉ tìm cách hiểu thế giới mà (theo lời của Marx) còn muốn thay đổi thế giới.
(1)
Nghĩa
là chỉ có MỘT một đàn cơ công cụ trên thế gian nầy. Điều nầy phù hợp với lời
Minh Thệ
Đế, chẳng đổi dạ đổi lòng, hiệp đồng
Chư Môn-Đệ, gìn luật lệ Cao-Đài, như sau có lòng hai thì Thiên-tru, Địa-lục.” (Thánh
Ngôn Hiệp Tuyển quyển 1, trang 15, bản in 1972)
Về
nguyên tắc:
Thượng Đế không bắt buộc ai phải theo Đạo Cao Đài, nhưng bất cứ ai muốn trở
thành người Tín đồ Cao Đài phải nhập môn cầu đạo. Phải thề rằng theo luật lệ
Cao Đài, Lời Minh-Thệ phải đọc trước Bàn Thờ Thượng Đế và có người làm chứng.
Xin chọn hai ý nghĩa chính. (Ghi chú: Tín đồ các chi phái Cao Đài cũng đọc Lời
Minh-Thệ nầy)
Thứ
nhất:
… Từ đây biết MỘT Đạo Cao-Đài Ngọc-Đế … chữ MỘT là số ít nên
là duy nhứt, nghĩa là CHỈ CÓ MỘT Đạo Cao-Đài do Ngọc-Đế lập ra vào năm 1926.
Ngọc Đế không lập ra Đạo Cao Đài thứ hai.
Thứ
hai:
Lời Minh-Thệ là căn bản quan trọng nhất để hiểu đúng về Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ;
nên Lời Minh-Thệ là một tiền đề cơ bản để hiểu đúng Đạo Cao-Đài. Đã tự nguyện
đọc Lời Minh-Thệ thì phải nhìn nhận hệ luận phù hợp với Lời Minh-Thệ. Cũng như
khi học về hình học phẳng phải chấp nhận tiền đề Euclid; thì phải chấp nhận
những hệ quả từ tiền đề Euclid. Không hiểu được tiền đề Euclid để áp dụng thì
không thể giải đáp đúng bài toán về hình học phẳng; không hiểu được Lời
Minh-Thệ để áp dụng thì không thể hiểu đúng được Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ.
Xin mời xem thêm.
https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2025/01/5625-thu-so-2-goi-giao-su-janet-hoskins.html#more