Hoa
Kỳ ngày 20-01-2025.
Thư thứ hai.
Dương Xuân Lương
Kính
gởi giáo sư Janet Hoskins, Đại học Nam California.
e-mail: jhoskins@usc.edu
Tôi
rất vui và cảm ơn giáo sư đã gởi 04 câu hỏi ngày 18-01-2025 để cùng nhau tiến
đến sự thật. Tôi xin gởi tiếp một số thông tin hy vọng giáo sư vui lòng kiểm
chứng với bài viết: A Posthumous Return from Exile: The Legacy of an Anticolonial Religious Leader in Today’s Vietnam. Link: PosthumousReturnfromExileKyoto2012.pdf
Để
hiểu được bài viết Tôi nhờ Google dịch từ Anh Văn sang Việt Văn, trong trường
hợp bình thường chắc cũng không sai lệch ý chính.
Tôi
nhận thấy bài viết trên đây của giáo sư có những điểm sáng rất quý, nhưng cũng
có những điểm mờ về sự kiện cần thảo luận để đem sự thật đến cho người đọc.
1/-
Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc.
Phần
nầy có mấy việc cần làm rõ.
1.1/-
Đức Hộ Pháp sinh năm 1890.
Trang 220 giáo sư viết: Phạm Công Tắc sinh ngày 21 tháng 6 năm
1893 …. (hết trích)
Theo
trích dẫn trên thì Đức Hộ Pháp sinh năm 1893.
Nhưng
phần tham khảo cho thông tin Đức Hộ Pháp sinh năm 1890. Trang 244: 2006a. Le
Saint Siège Caodaiste de Tây Ninh et le Médium Phạm Công Tắc (1890–1959):
…. Trang 245: 2000. Đạo Cao Đài, Độc lập và Hòa bình của Việt Nam: Cuộc đời
và Thời đại Phạm Công Tắc (1890–1959). Academica Sinica: Tài liệu nghiên cứu
Prosea số 38…. (hết trích)
Như
vậy năm 1890 hay 1893 là đúng?
Đức
Hộ Pháp sinh năm Canh Dần, nên năm đúng là 1890; và triều thiên năm 1959. Trong
bài thài Lễ kỷ niệm triều thiên hằng năm câu số 4: Tuổi đã bảy mươi cũng đủ
rồi … xác định Đức Hộ Pháp sinh năm 1890.
Trang
222 giáo sư viết:
Năm 1925, ở tuổi 32, Phạm Công Tắc đã thành lập một
nhóm theo thuyết tâm linh với … (hết trích)
Đó
là tính theo năm 1893, xin giáo sư vui lòng chỉnh lại là năm 35 tuổi. Bởi vì từ
1890 đến 1925 là 35 năm.
Thứ
nữa đêm 30-9-Đinh Hợi (1947) tại Đền Thánh Đức Hộ Pháp giảng: vì hai chữ
QUỐC ĐẠO mà Phạm Công Tắc chết năm 35 tuổi.
1.2/- Trang 221 viết: Phạm Công Tắc và vợ
cuối cùng có tám người con, sáu người trong số họ mất khi còn nhỏ (Đồng Tân
2006, 36), nhưng những mất mát cá nhân về con cháu này không được đề cập đến
trong các bài giảng của ông... (hết trích)
Chẳng
biết ông Đồng Tân căn cứ vào đâu mà viết Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc có tám người
con. Rồi lại viết: sáu người trong số họ mất khi còn nhỏ nên Tôi không
tin. Nếu giáo sư có thông tin đáng tin cậy về sáu người mất khi còn nhỏ vui
lòng chia sẻ để Tôi có thêm hiểu biết.
Trong
tiểu sử bà Nguyễn Thị Nhiều (là bạn đời của Đức Hộ Pháp) cho biết bà sinh ba
lần nhưng chỉ nuôi được hai người, là Cô ba Phạm Hồ Cầm và Cô tư Phạm Tần
Tranh.
Xin
chia vui với giáo sư: Trong phần tham khảo trang 247 giáo sư có tham khảo
sách của Trần Thu Dung. 1996. Le Caodaisme et Victor Hugo [Đạo Cao Đài và
Victor Hugo]. Tiến sĩ luận án, Paris. (hết trích)
Trần
Thu Dung là tác giả cuốn sách Đạo Cao Đài & Victor Hugo (Nhà
xuất bản Thời Đại Trung Tâm Văn Hóa Ngôn Ngữ Đông Tây phát hành năm 2011).
Trang
151 viết: ...Vidal càng trở nên thân tín và chỉ đạo Hộ Pháp Phạm Công Tắc,
khi kết hôn Phạm Thị Tốt – con gái của Phạm Công Tắc. Phạm Thị Tốt vừa là thành
viên của FB3 vừa là Đầu Sư của Đạo Cao Đài. Chức Đầu Sư là chức sắc lớn nhất
của phái Nữ trong Đạo Cao Đài. Bà đã biến Phạm Môn thành nơi tập hợp kín của
các thành viên FB3. Hộ Pháp Phạm Công Tắc chẳng nhẽ không có mặt ở Phạm Môn
hàng ngày làm việc, không biết gì về hoạt động của tổ chức bí mật này.
Trang
152 viết: Nguyễn Phan Long phụ trách liên hòa Tổng Hội – một chi nhánh
của Đạo Cao Đài là nhân chứng cho đám cưới của Vidal và Phạm Thị Tốt. (hết
trích)
Đó
là bà Trần Thu Dung bịa đặt ra nhân vật Phạm Thị Tốt vì Đức Hộ Pháp có hai
người con gái như trên thì làm gì có người con nào tên Phạm Thị Tốt. Trong Đạo
Cao Đài cũng không có Đầu Sư nào thế danh là Phạm Thị Tốt. Bà Trần Thu Dung cũng
không biết luật pháp Đạo Cao Đài là vào hàng phẩm chức sắc rồi phải rời bỏ gia
đình để đi hành đạo tại các địa phương; Vậy làm sao một Nữ Đầu Sư lại có thể
lập gia đình, có thể tổ chức đám cưới?
Cá
nhân hay tổ chức nào đã bịa đặt ra hồ sơ ấy là việc của họ; họ có quyền vẽ con
rắn rồi thêm chân vào, ai chưa từng biết con rắn thì cứ tin là con rắn có chân.
Bà Trần Thu Dung viết sách về Đạo Cao Đài, bà cho biết là đã phỏng vấn rất
nhiều chức sắc Cao Đài, tham khảo nhiều đầu sách về Đạo Cao Đài mà lại không biết
điều căn bản về pháp luật của Đạo Cao Đài nên tin vào những điều bịa đặt ấy, nó
chứng tỏ cách làm việc không khoa học. Nhưng thật là chẳng may có ông tiến sĩ
khoa học ở Pháp tên là Phạm Trọng Chánh lại tin vào sự bịa đặt ấy và đem ra
truyền bá. Đó là những người viết về Đạo Cao Đài nhưng lại không biết bảng cửu
chương của Đạo Cao Đài.
Tôi
rất vui vì giáo sư tham khảo sách của Trần Thu Dung mà không sử dụng thông tin
ấy; xin chúc mừng giáo sư.
1.3/-
Hai con gái của Đức Hộ Pháp không bị bắt.
Trang
240 giáo sư viết: Vào ngày 19 tháng 2 năm 1956, các con gái của Phạm Công Tắc và một số nhà lãnh đạo tôn giáo khác đã
bị bắt, nhưng bản thân ông đã trốn
thoát. Ông đã liên lạc với những người theo mình vài tuần sau đó từ Phnom
Penh, và sống ba năm cuối đời lưu vong ở Campuchia… (hết trích)
Ngày
05-10-1955 Tướng Nguyễn Thành Phương tuân lịnh Ngô Đình Diệm đem binh lính bao
vây Hộ Pháp Đường như giáo sư viết.
Sự
thật là hai
người con gái của Đức Hộ Pháp đi Nam Vang ngày 15-02-1956 (Mùng ba Tết Nguyên
Đán) và Đức Hộ Pháp đi Nam Vang lúc 03 giờ ngày 17-02-1956 (Mùng năm Tết Nguyên
Đán). Cả hai chuyến đi do một một người lái xe là Giáo Hữu Thái Của Thanh.
(Giáo Hữu Thái Của Thanh chính là người bị thảm sát trong vụ đập Liên đài năm
1975, Tôi viết trong Thư số 1).
Như
vậy ngày 19-02-1956 hai người con gái của Đức Hộ Pháp ở Nam Vang với Đức Hộ
Pháp, không có việc hai người con gái Đức Hộ Pháp bị bắt; giáo sư vui lòng kiểm
chứng lại ngày tháng và sự việc.
Lúc
03 giờ ngày 17-02-1956 Đức Hộ Pháp khởi đi từ Hộ Pháp Đường, khi bật đèn xe thấy
bên kia đường có lính gác của tướng Nguyễn Thành Phương, có xe của Phạm Môn
theo đưa, xe đi qua nhiều trạm kiểm soát của tướng Phương; giáo sư hiểu là trốn
thoát cũng là quyền tự do nhận định. Trang 03, Bản án ngày 20-7-1978 của cộng
sản nhận định là có sự sắp xếp của các thế lực chính trị nên Đức Hộ Pháp mới ra
khỏi vòng vây của tướng Phương cũng là quyền tự do.
Ngài
Hồ Bảo Đạo là người có mặt trên chiếc xe đi Nam Vang với Đức Hộ Pháp viết chi
tiết trong Văn Tịch Pháp Nhơn Luân Chi Đạo, Tôi tóm lược như sau:
Nhơn dịp Tết Nguyên Đán, vào ngày mùng hai (14-02-1956)
Giáo Hữu Thái Của Thanh từ Kiêm Biên về đảnh lễ Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu...
sau đó đến viếng Đức Hộ Pháp. Đức Ngài mới hỏi đường đi Kiêm Biên thế nào?
Giáo Hữu Thái Của Thanh thưa rằng người đi lại nhiều
lần nên đi rất dễ và lãnh mạng đưa Đức Hộ Pháp đi an toàn. Đức Hộ Pháp cho Ông
Giáo Hữu đưa hai người con là cô Ba Phạm Hồ Cầm và cô Tư Phạm Tần Tranh đi
trước xem thể nào. Ngài Giáo Hữu đưa đi trót lọt và trở về phục lịnh trong ngày
mùng ba. Do vậy nên Đức Hộ Pháp dạy sắp xếp và chuẩn bị đồ cần thiết chất lên
xe để đêm mùng bốn rạng mùng năm Tết lên đường.
Lúc 3 giờ khuya ngày 05-01- Bính Thân (17-02-1956),
Đức Hộ Pháp rời Toà Thánh đi Nam Vang. Xe đi tự nhiên, có xe của Trưởng tộc
Phạm Môn đưa đi. Cùng đi trên xe có: Giáo Hữu Thái Của Thanh lái xe. Ông Ba
Hiệu và Cô 2 Đạm (nhân sự băng trước đều mặc áo dài trắng). Băng sau có Đức Hộ
Pháp ngồi giữa (mặc đạo phục) Ngài Hồ Bảo Đạo (mặc đạo phục) ngồi bên
trái; Ông Thoại (mặc áo dài trắng) ngồi bên phải và Ông Hồ Thái Bạch (mặc
đồ hướng đạo) ngồi trên gói đồ ở trước mặt Ông Thoại.
Theo Ngài Hồ Bảo Đạo viết lại thì chuyến đi nầy Đức Hộ
Pháp không chỉ định ai đi theo, chỉ có những người xin đi và được sự chấp thuận
của Đức Hộ Pháp.
Có một chi tiết đặc biệt mà chỉ có người tham dự mới
biết, nhân chứng đó là Ngài Hồ Bảo Đạo viết tại trang 61: Ngày 16-02-1956 cánh
Cao Đài tách ra từ trước để theo cộng sản (tướng Mạnh và Đại tá Đờn) định đến
Hộ Pháp Đường áp lực Đức Hộ Pháp đi đường rừng lên Campuchia (mà thật ra giữ
Đức Hộ Pháp trong rừng để làm con tin), nhưng đang đi đến Tòa Thánh thì xe bị
hư nên cho người liên lạc nhờ cho xe rước. Ngài Hồ Bảo Đạo trả lời bây giờ
không có xe và chỉ vào nhà xe trống rỗng rồi nói vậy mai vào cũng được… thì 03
giờ khuya Đức Hộ Pháp khởi đi Campuchia. Do vậy Ngài Hồ Bảo Đạo cho rằng đó là
sự sắp xếp của Thiêng liêng, Tôi cũng tin như vậy.
1.4/-
Cận vệ không bị tướng Phương tước vũ khí.
Trang
240 giáo sư viết: Vào tháng 10 năm 1955, Ngô Đình Diệm đã ra lệnh cho Tướng
Cao Đài Phương xâm lược Tòa thánh và tước bỏ mọi quyền lực thế tục của Phạm
Công Tắc. Ba trăm cận vệ của ông đã bị tước vũ khí và Phạm Công Tắc trở thành
tù nhân thực sự của chính quân đội của mình … (hết trích)
Điểm
rất sáng là giáo sư viết: Ngô Đình Diệm đã ra
lệnh cho Tướng Cao Đài Phương xâm lược Tòa thánh đây là điểm mà rất
nhiều người không nhìn thấy. Xin cảm ơn giáo sư đã làm sáng sự thật nầy.
Giáo
sư viết: … và tước bỏ mọi quyền lực thế tục của Phạm Công Tắc... theo thiển
ý cần phân biệt hai phương diện:
Về
Quân đội Cao Đài:
ngày 02-5-1955 Đức Hộ Pháp và thủ tướng Ngô Đình Diệm đã ký kết quốc gia hóa
Quân đội Cao Đài. Toàn bộ chiến sĩ Cao Đài, đã thuộc về quốc gia thì Đức Hộ
Pháp không còn quyền lực gì với Quân đội Cao Đài; ông Diệm không thể tước quyền
mà Đức Hộ Pháp không còn. Xin mời đọc Thánh Lịnh 704 ngày 02-5-1955:
Điều thứ nhứt. Từ đây Quân Đội
Cao Đài đã quốc gia hóa tức là thành Quân Đội Quốc Gia dưới quyền chánh
phủ Việt Nam điều khiển, nên Hộ Pháp không còn làm Thượng Tôn Quản Thế cho Quân
Đội nữa.
Điều thứ nhì. Các chiến sĩ đã
dày công hạn mã thâu hồi độc lập cho Tổ Quốc Việt Nam đã trót 10 năm chinh
chiến đặng trọn quyền lựa chọn hoặc vào hàng ngũ Quân Đội Quốc Gia Việt
Nam hay là trở về cùng Đạo.
Quyền
trong đạo:
ông Ngô Đình Diệm muốn hủy diệt quyền trong đạo của Đức Hộ Pháp; nên sai tướng
Phương họp với Hội Thánh để truất quyền của Hộ Pháp; nhưng quyền Hộ Pháp do
Pháp Chánh Truyền qui định nên ông Ngô Đình Diệm không đạt được ý muốn. Đến khi
Đức Hộ Pháp triều thiên (17-5-1959), Ông Diệm cấm Hội Thánh Cao Đài không cho
phát tang. Đến Lễ Đại Tường ông Ngô Đình Diệm cũng ra lịnh cho tỉnh trưởng Tây
Ninh cấm không cho hành lễ. Khi chế độ ông Diệm sụp đổ người Đạo Cao Đài mới
được thọ tang Đức Hộ Pháp (1964).
Trong
Đạo Cao Đài sau khi Đức Hộ Pháp triều thiên thì quyền của Hộ Pháp còn cao trọng
hơn nữa: cầm quyền phong thưởng cho chức sắc Hiệp Thiên Đài và Phước Thiện tại
Cung Đạo, Tòa Thánh Tây Ninh.
Ngài
Hồ Bảo Đạo viết trong Văn Tịch Pháp Nhơn Luân chi đạo:
Đang
ở Trí Huệ Cung hay đặng tin nầy, Đức Hộ Pháp cấp tốc trở về Hộ Pháp Đường, kêu
bọn cận vệ hầu Đức Hộ Pháp đem nạp hết võ khí cho Đức Hộ Pháp, chưa hay biết gì
nên bọn cận vệ vâng lịnh đem nạp hết võ khí cho Đức Ngài.
Độ
một tiếng đồng hồ sau thì hai tướng lãnh Phương và Tất kêu quân về bao vây Hộ
Pháp Đường. Bọn cận vệ nổi nóng muốn chống lại nhưng tay không đành phải thúc
thủ.
Thì
ra Đức Hộ Pháp đoán trước nếu tướng Phương bạo hành sẽ có cuộc xô xác đổ máu
giữa bọn cận vệ và bộ hạ của Phương, có thể làm cớ cho chánh quyền Ngô Đình
Diệm cho quân đội chánh qui vào chiếm đóng Tòa Thánh luôn, với danh nghĩa là
giữ trật tự an ninh trong nội bộ của Cao Đài… (Trang 59)
Cũng
trong trang 59 Ngài Hồ Bảo Đạo cho biết thêm:
Tướng
Phương ra lịnh cấm nhặt không cho ai vô Hộ Pháp Đường và tuyên bố cho đặt 4 quả
mìn lớn cho giựt nổ một lượt sập nát nhà nầy, nếu ông Tắc là Phật thật thì
không chết còn không thì cho chết luôn. Cô Ba Cầm nghe vậy sợ chạy lại rào kêu
ông Bảo Thế ra năn nỉ mà Tất còn hậm hực, Đệ Tử cũng thấy và nói với tướng Tất:
“Tôi chưa thấy mìn nổ lần nào, vậy cho tôi qua Hộ Pháp Đường với Đức Hộ Pháp
coi mìn nổ ra sao”.
Hiểu
ý Đệ Tử nên một lúc sau Tướng Tất dịu giọng rồi dẫn toàn quân rút lui. Việc bạo
hành của hai tướng lãnh quá đột ngột làm cho toàn Đạo dao động không ít nhưng
vẫn bất nhứt không phương nào đối phó.
Đáng
thương và đáng mến là mấy em thợ hồ do ông Tổng Giám Võ Văn Khuê cầm đầu, tay
không xung phong vượt qua vòng vây của tướng Phương vào trong vòng rào Hộ Pháp
Đường canh gác không cho quân lực của Phương xâm nhập vào trong... (trang 59)
Tướng
Tất đây chính là Lê Văn Tất là nhân vật trong Thư số 01 Tôi có nhắc đến; sau
khi chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ ông Lê Văn Tất là tỉnh trưởng Tây Ninh xây Cổng
Chánh Môn năm 1965, Hội Thánh không khánh thành; mãi đến 03-6-1997 chi phái
1997 mới tung chiêu bài khánh thành cổng Chánh Môn nhưng thực ra là mở cửa rước
pháp nhân của chi phái 1997.
Danh
nghĩa tướng Phương và Tất.
Hai
vị nầy xuất thân từ Quân đội Cao Đài; nhưng ngày 02-5-1955 Đức Hộ Pháp đã ký
Thánh Lịnh số 704, Quốc Gia hóa quân đội Cao Đài, như đã trích dẫn bên trên. Nghĩa
là từ ngày 02-5-1955 Đạo Cao Đài không còn một vị tướng nào. Tướng Phương và
Tất đã lãnh lương chính quyền của thủ tướng Ngô Đình Diệm 05 tháng trước khi
được ông Ngô Đình Diệm điều động về khủng bố Đức Hộ Pháp. Như vậy họ là tướng
của chính quyền Ngô Đình Diệm chứ không còn là tướng Cao Đài. Tôi hiểu như vậy,
nhưng tôn trọng ý kiến của giáo sư.
1.5/-
Đức Hộ Pháp bị đày sang Madagascar (1941-1946):
Trang
232 giáo sư viết: khi ông bị bắt và bị người Pháp lưu đày (1940–46),
và “khi Đạo đang trong tình trạng khẩn cấp và sắp sụp đổ” (hết trích).
Theo
Đạo sử: ngày 28-6-1941. Pháp vào Tòa Thánh bắt Đức Hộ Pháp và các vị Chức sắc
Thiên phong.
Ngày
27-7-1941 Pháp đày Đức Phạm Hộ Pháp và 5 vị Chức sắc: Ngài Khai Pháp Trần Duy
Nghĩa. Ngài Phối Sư Thái Phấn Thanh, Phối sư Ngọc Trọng Thanh, Giáo sư Thái Gấm
Thanh và Sĩ Tải Đỗ Quang Hiển sang Madagascar (Phi Châu).
Nhờ
có Nội Ứng Nghĩa Binh nên Pháp bắt buộc phải ký hiệp ước hợp tác ngày 09-6-1946
để đưa Đức Hộ Pháp và các vị bị đày ở Madagascar về Việt Nam, trả lại Tòa Thánh
Tây Ninh.
Đức
Hộ Pháp về Sài Gòn ngày 22-8-1946. Về Toà Thánh ngày 30-8-1946. Giáo sư vui
lòng kiểm chứng lại năm Đức Hộ Pháp bị đày.
1.6/-
Trang 224 giáo sư viết: Phạm Công Tắc và những người bạn đồng hành đã mượn
một chiếc giỏ từ Âu Kiệt Lâm, người sáng lập ra Minh Lý Đạo, và đây đã trở
thành công cụ chính cho các giao tiếp tinh thần trong tương lai. (hết
trích).
Chiếc
giỏ đây chính là Đại Ngọc Cơ để dùng trong việc phò cơ.
Theo
Đạo sử: Từ ngày 01-10-1925 ba vị tiền bối của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ là Cao
Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang mượn Đại Ngọc Cơ từ ông Phán Tý (là láng
giềng của ngài Cao Quỳnh Cư) để sử dụng.
Ngài
Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu viết trong Đại Đạo Căn Nguyên trang 29, bản năm 1930:
… nên vào lối thượng tuần tháng tám, năm Ất Sửu, một vị Tiên Cô xưng là
Thất Nương nhập bàn dạy phải kiếm Ngọc Cơ mà dùng. Ông Cư hỏi thăm mượn được cơ
của ông ký Tý (cũng ở đường Bourdais) … (hết trích).
Pháp
môn soạn sách Lịch Sử Quan Phủ Ngô Văn Chiêu trang 31, bản in 2006 viết:
… Rồi kế đó có vị Tiên cô xưng là Thất Nương dạy phải kiếm ngọc cơ mà
dùng cho tiện.
…
Tiên-Cô lại chỉ dẫn cho cách phò ngọc-cơ nữa. May lúc đó mấy ông mượn được
ngọc-cơ của ông Tý cũng ở chung đường Bourdais (nay đường Calmettle) ... (hết trích).
Cả
hai nguồn xác định:
ba vị tiền bối mượn Đại Ngọc Cơ từ ông Tý, không phải mượn của ông Âu Kiệt Lâm;
Giáo sư vui lòng kiểm chứng lại việc nầy.
Thảo
luận thêm: Do đâu ông Tý có Đại Ngọc Cơ.
Ông
Phan Văn Tý quê ở Thủ Dầu Một (Bình Dương), là người theo đàn Minh Thiện Thủ
Dầu Một; là thông gia của ông Trần Hiển Vinh, chủ đàn Minh Thiện (chùa Hội
Khánh). Ông Vinh tạo ra 12 cây Ngọc Cơ. Ông Phán Tý thỉnh một cây Ngọc Cơ. Ông
Tý cho ông Âu Kích (Âu Liệt Lâm) pháp danh Âu Minh Chánh mượn. Ông Tý là láng
giềng ông Cư, thấy các vị láng giềng xây bàn thỉnh tiên rất chậm nên có ý giúp,
đến khi ông Cư hỏi mượn Ngọc Cơ thì ông Tý đi gặp ông Âu Kiệt Lâm lấy về cho
ông Cư mượn.
Lời
cảm ơn trân trọng và chân thành.
Trang
236 giáo sư viết: Paul Mus, khi cố gắng giải thích
lý do tại sao “chủ nghĩa thần bí” của những người theo đạo Cao Đài có xu hướng
tách rời khỏi dự án thực dân, đã lập luận rằng người Pháp đã hiểu sai nội dung
tôn giáo của thuyết siêu nhiên Việt Nam: “Chúng tôi đã nhầm lẫn phép
thuật bói toán với phép thuật công cụ” (1952, 292). (hết
trích).
Theo Tôi cảm nhận phép thuật bói toán và phép
thuật công cụ đây là nói về cơ bút.
Cơ
bút xuất hiện trong xã hội từ trước, thường dùng để xin thuốc, bói toán … và xa
hơn nữa là các hình thức xin xâm, lắc quẻ, xin keo âm dương, bói dịch … cũng xu
hướng về “bói toán” là chính.
Năm
1926, Thượng Đế dùng cơ bút lập ra Đạo Cao Đài là dạy lập một Tôn giáo mới, với
các công thức xây dựng xã hội, bộ máy nhân sự để xây dựng xã hội hòa bình, dân
chủ tự do … Thượng Đế dùng cơ bút dạy lập ra Hiến pháp với quyền lập pháp, tư
pháp và hành pháp phân minh. Cơ bút dạy lập ra Hội Thánh Cao Đài, lập ra hệ
thống hành chánh, dạy lập ra Châu Thành Thánh Địa …. Nghĩa là Thượng Đế dùng cơ
bút làm công cụ để xây dựng nền văn minh mới, một trật tự mới.
Rất
cảm ơn giáo sư đã viết tại trang 237: Hộ Pháp đã thiết lập một hình thức
cầu hồn mang tính công cụ hơn, không chỉ tìm cách hiểu thế giới mà (theo
lời của Marx) còn muốn thay đổi thế giới. (hết trích).
Rất
tuyệt vời! Không dừng ở đó, giáo sư quan sát thực tế và nhận xét tác dụng,
thành quả của tính công cụ trong cơ bút Đạo Cao Đài tại trang 219: Quy hoạch
tổng thể, hệ thống phân cấp hành chính phức tạp của nó là bằng chứng cho thấy
khả năng tạo ra điều gì đó mới mẻ của phong trào tôn giáo mới này, nắm bắt tính
hiện đại ở cả khía cạnh châu Á và châu Âu của nó - các thể chế, hình thức kiến
thức, phương thức quyền lực và tương lai rạng rỡ - bằng cách giống như bản
sao của nó. Bản sao đó trở thành bản gốc, một mô hình mới cho một trật tự mới
của sự tồn tại. (hết trích).
Ngay
từ trang đầu tiên (213) giáo sư cho đó là không tưởng và nhắc lại tại các trang
216, 218, 223, 229 … cũng là điều hiểu được và đáng trân trọng, bởi vì nó cho
thấy giáo sư đã quan tâm tìm hiểu đến tính khả thi, khả năng trở thành hiện
thực của tôn giáo.
Nhưng
máy bay mà chúng đang dùng để đi lại hiện nay trước kia cũng là không tưởng;
con dao mổ hiện nay của bác sĩ thay tim, thay thận ngày xưa cũng là không tưởng;
điện thoại thông minh của chúng ta xài hằng ngày hằng giờ hiện nay thì trước
kia cũng không tưởng. Biết bao điều không tưởng ngày trước đã là hiện thực hôm
nay.
Kinh
Thánh viết Chúa chữa lành người mù, đi trên mặt biển như trên đất bằng khi đó
cũng là không tưởng. Nhưng khoa học kỹ thuật ngày nay đã làm những điều viết
trong Kinh Thánh thành hiện thực. Năm 1926 Đức Cao Đài Thượng Đế đến dạy lập
một nền văn minh mới, một trật tự mới được hiểu là không tưởng là điều hoàn
toàn bình thường. Ngày nay các tổ chức xã hội dân sự đang đi theo hướng đó; Đạo
Cao Đài cũng là một tổ chức xã hội dân sự để người giàu có về tinh thần tự
nguyện hợp tác nhau để lo cho nhau và mở rộng vòng tay đến phần còn lại của
nhân loại. Giáo sư đã đến Châu Thành Thánh Địa, Tôi xin thưa tất cả các con
đường như bàn cờ ở đó đều do người Đạo Cao Đài tạo ra … từ niềm tin vào trật tự
mới.
Khái
niệm về xã hội dân sự hiện nay là tổ chức, tổ chức và tổ chức để người dân tự
lo cho nhau đang là mô hình tiến bộ, thể hiện quyền lực của hạ tầng cơ sở trước
thượng tầng kiến trúc.
Nhìn
lại năm 1926 khi Việt Nam còn bị Pháp đô hộ, Đức Thượng Đế đến dùng cơ bút lập
ra Đạo Cao Đài. Đạo có hiến pháp với tam quyền phân lập; hiến pháp đóng đinh
thượng tầng kiến trúc về số lượng nhân sự, cấp bậc, công khai quyền hạn và đặc
biệt là giao quyền cho người đạo kiểm soát. Hiến pháp của Đạo Cao Đài là hiến
pháp thành văn và cấm sửa đổi dưới mọi hình thức.
Thượng
Đế lại phân quyền cho hạ tầng cơ sở phát triển không giới hạn để làm đối trọng
với thượng tầng, không cho thượng tầng lấn quyền hạ tầng. Thượng Đế dạy Hội
Thánh Cao Đài tổ chức, tổ chức và tổ chức qua các cấp hành chánh mà giáo sư đã
ghi nhận. Thượng Đế dạy Đạo Cao Đài tự tạo ra tài nguyên và môi trường để xây
dựng xã hội mới trật tự mới trong Bác Ái – Công Bằng. Hiện nay khoa học kỹ
thuật và môi trường xã hội hoàn toàn thuận lợi cho Đạo Cao Đài. Khi yếu tố tự
thân của đạo gặp gỡ môi trường và tài nguyên hiện đại thì điều không tưởng
thành hiện thực là rất khả thi.
Nguồn
gốc của không tưởng thành hiện thực là do bộ não và tâm linh. Đạo Cao Đài xuất
phát từ tâm linh đồng tử hiệp với từ trường điển lực của tạo hóa, của thiêng
liêng để tạo ra hiểu biết cho bộ não thì nền văn minh Cao Đài Giáo có đầy đủ cơ
sở để thành hiện thực.
Trang
228 giáo sư đã trích dẫn Pháp Chánh Truyền Chú Giải qua đó cho thấy: Thượng Đế
xác nhận Ngài đến để lập ra một trật tự mới mà không đụng chạm, vào trật tự
trước đó và Thượng Đế ban cho con người quyền tự do để đối thoại hay chất vấn
Thượng Đế.
"Theo
giáo lý của Công giáo, Giáo hoàng có toàn quyền đối với thể xác và tinh thần.
Vì quyền lực rộng lớn này, Công giáo có nhiều ảnh hưởng vật chất. Nếu ngày nay,
bạn loại bỏ một phần quyền lực đối với tinh thần, tôi sợ rằng Giáo hoàng sẽ
không đủ thẩm quyền để hướng dẫn nhân loại cải đạo. Sư phụ của ông trả lời, mỉm
cười: "Đó là lỗi của tôi. Khi tôi mang một cơ thể vật chất, tôi đã trao
cho một người nhập thể cùng một thẩm quyền đối với tinh thần như chính tôi. Người
đó đã trèo lên ngai vàng của tôi, nắm lấy các quyền lực tối cao, lạm dụng chúng
và biến con người thành nô lệ của chính cơ thể mình. Hơn nữa, tôi đã không nhận
ra rằng những quyền lực quý giá mà tôi trao cho bạn vì tôi yêu bạn tượng trưng
cho một con dao hai lưỡi khuyến khích bạn tạo ra sự hỗn loạn giữa chính mình.
Hôm nay, tôi không đến để lấy lại những quyền lực này mà là để phá hủy tác động
có hại của chúng …. Cách tốt nhất là phân chia những quyền lực đó để ngăn chặn
chế độ độc tài …. Một khi những quyền lực này thuộc về tay một người, con người
hiếm khi thoát khỏi sự áp bức.” (Tòa Thánh Tây Ninh 1972c, Pháp Chánh Truyền,
Bùi dịch. 2002, 17) (hết
trích)
Cũng
tại trang 228 giáo sư trích dẫn và nhận xét:
Trong
phần sau, Phạm Công Tắc thách thức người đối thoại của mình, người đã ra sắc
lệnh rằng Cao Đài giáo sẽ thiết lập quyền bình đẳng cho các chức sắc nam và nữ,
bằng cách hỏi tại sao, nếu đây là trường hợp, phụ nữ không thể trở thành Hồng y
Kiểm duyệt (Chưởng Pháp) hoặc Giáo hoàng (Giáo Tông). Đấng Tối Cao trả lời:
“Trời và Đất có hai yếu tố cấu thành là âm và dương (âm-dương). Nếu dương thống
trị, mọi thứ đều sống, nếu âm thống trị, mọi thứ đều chết …. Nếu một ngày nào đó
dương biến mất và âm trị vì, vũ trụ sẽ suy tàn và bị hủy diệt …. Nếu tôi cho
phép nữ học viện nắm giữ quyền lực của Giáo hoàng trong tay, tôi sẽ chấp thuận
sự chiến thắng của âm trên dương, để giáo lý thánh thiện sẽ bị hủy diệt”
(ibid., 119). Ngay cả sau sự sửa chữa nghiêm ngặt này, Hộ Pháp một lần nữa thúc
giục giải thích cho một sự không nhất quán trong học thuyết về bình đẳng giới,
và vị thầy thần thánh trả lời một cách giận dữ "Luật trời được đặt ra như
vậy", kết thúc cuộc thảo luận và rời khỏi buổi cầu hồn một cách đột ngột.
(hết
trích)
Giáo sư cảm nhận Thượng Đế giận dữ
… trong khi đối thoại, Tôi tôn trọng nhận xét đó và hiểu rằng đó là bình
thường. Tôi xin nói thêm rằng có lẽ do bức tường ngôn ngữ nên khi trích dẫn
đoạn trên giáo sư không cảm nhận được ý vị của người Cha, người Thầy mà giáo sư
đã viết tại trang 234. Đó là đoạn Đức Victor Hugo trả lời Đức Hộ Pháp về Thượng
Đế: Làm Cha nuôi nấng âm thầm, Làm Thầy lại nhượng phẩm Thần ngôi Tiên…
Tôi
đọc tiếng Việt đoạn trích dẫn từ Pháp Chánh Truyền Chú Giải trên đây và cảm
nhận Thượng Đế dạy điều thật theo thực tế để thực hiện được, không mị chúng
sanh. Thật vì Thái Dương Hệ ta đang sống chỉ có một mặt trời, ngọn núi chỉ có
một đỉnh, một vòng tròn chỉ có một tâm, một đoạn thẳng chỉ có một trung điểm. Thượng
Đế dạy điều thật, để chúng sanh làm được, cho chúng sanh dùng bánh thật; không
đưa nhơn loại vào ảo ảnh. Đặc biệt là câu cuối: Bởi chịu phận rủi sanh, nên
cam phận thiệt thòi, lẽ Thiên cơ đã định, Thầy chỉ cậy con để dạ thương yêu
binh vực thay Thầy kẻo tội nghiệp.
Nhìn
vào xã hội để lấy một vài thí dụ: bóng đá nữ và nam phải tách riêng ra thì mới công
bằng, nếu cho bóng đá nữ tranh với bóng đá nam rồi bảo là công bằng thì không
thực tế. Bóng chuyền, bơi lội cũng có giải riêng cho nữ phái và nam phái mới
thực tế.
Trong
Đạo Cao Đài Thượng Đế dạy lập cho Nữ phái một hệ thống hành chánh riêng để hành
đạo, đó là điều rất thực tế. Có thực tế mới có thể làm được, có làm được mới có
cơ hội xây dựng một trật tự mới. Tóm lại rất cảm ơn giáo sư và rất vui khi viết
những dòng này.
Hai vấn đề cần minh bạch.
Thưa
giáo sư.
Đôi
khi Tôi bị khựng lại trước bức tường ngôn ngữ, Tôi tự hỏi không biết có hiểu
đúng ý của giáo sư viết hay chưa? Nhưng có tiếng nói từ bên trong là cái gì
biết thì nói là biết, cái gì chưa xác định được thì cứ nói là chưa xác định
được.
Như
hai điều kế đây xin nêu ra để giáo sư tham khảo mà thôi, giáo sư vui lòng hiểu
rằng đây chỉ là trình bày để hiểu cho chính xác về sự việc cụ thể, còn trong
bài viết của giáo sư không có gì phải điều chỉnh.
Hơn
nữa giáo sư không có mục đích phân định Đạo Cao Đài lập năm 1926 và các chi
phái Cao Đài nên phần này như câu chuyện của quả bóng ngoài giờ.
1/-
The professor wrote:
and see him as an important medium in the early years who later tried to
monopolize access to spiritual communication. (Page 214)
Giáo
sư viết: … và coi ông là một phương tiện quan trọng trong những năm đầu, người
sau này đã cố gắng độc quyền tiếp cận giao tiếp tâm linh…. (trang 214)
Theo
Tôi hiểu giáo sư nhận xét và đề cập đến phò loan (cơ bút) trong Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ.
Tôi hy vọng là hiểu đúng ý giáo sư nhưng cũng xin thưa rằng những chia sẻ của
Tôi dưới đây cũng là phần bóng ngoài giờ. Bởi vì phần đặc biệt của cơ bút trong
Đạo Cao Đài Tôi đã chia sẻ bên trên.
Cơ
bút có từ lâu trong xã hội, nhưng khi Thượng Đế dùng cơ bút lập ra Đại-Đạo
Tam-Kỳ Phổ-Độ nói tắt là Đạo Cao Đài vào năm 1926 thì có những qui định về cơ
bút khác hẳn với cơ bút trong xã hội.
Đức
Thượng Đế chọn 16 đồng tử phò cơ và công bố trước xã hội. Thượng Đế chỉ giáng
cơ qua 16 đồng tử và dạy rõ: Vậy các con khi nghe nói Cao Đài nơi nầy,
Cao Đài nơi kia đừng vội tin mà lầm mưu Tà-Mị (Phổ Cáo Chúng sanh, ngày
13-10-1926, trang 06)
Thượng
Đế ban cho con người quyền tự do quyết định con đường công quả của mình; trong
16 đồng tử có người siêng năng, có người không được siêng năng. Thượng Đế là
Đấng cầm cân công bình nên Ngài tùy vào tâm hạnh môn sinh mà dạy; người siêng
năng chịu hành đạo thì được giao hết việc nầy đến việc khác chớ chẳng lẽ giao
cho người không siêng năng. Mời giáo sư xem thêm tại link:
https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2024/10/5473-vntb-phep-thu-ve-co-but-trong-ao.html#more
Theo
Tôi biết chính Đức Hộ Pháp là người binh vực quyền dùng cơ bút để học tập
riêng, nhưng cấm truyền bá hay lấy cơ bút làm lịnh. Link: https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2019/12/2986phuoc-thien-xin-cau-co.html
Tóm
lại: Trong 16 đồng tử của Thượng Đế chọn có ai kêu nài hay than phiền Đức Hộ
Pháp độc quyền giao tiếp với thiêng liêng chăng? Trong ĐĐTKPĐ có ai ra văn bản
nào kêu nài với Đức Chí Tôn chăng? Nếu có giáo sư vui lòng cho biết để Tôi có
thêm hiểu biết.
Cơ
bút từ chi phái:
có 4 chi phái tách ra từ Tòa Thánh Tây Ninh là là Minh Chơn Lý (1931), Minh
Chơn Đạo (1932), Tiên Thiên (1932), Ban Chỉnh Đạo, Bến Tre (1934). Còn các chi
phái khác là do 4 chi phái trên đây phát sinh ra.
Khi bốn chi phái tách ra, các vị đều tạo ra
đồng tử để có cơ bút riêng, đó là quyền tự do của các vị. Các chi phái có đủ
quyền cầu cơ và có đủ quyền không nhìn nhận cơ bút từ Đức Hộ Pháp; ngược lại
Đức Hộ Pháp có đủ quyền không nhìn nhận cơ bút của chi phái; hai quyền ấy ngang
bằng nhau. Không ai cấm được ai thì làm sao có vấn đề độc quyền?
Sự
thật là đồng tử của các chi phái không cầu xin được bài kinh nào để sử dụng,
nên đến năm 1936 phải copy Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo của Hội Thánh Cao Đài về
sử dụng. Đó là do các vị không được ban Kinh chớ Đức Hộ Pháp đâu có ép buộc họ
phải lấy Kinh về sử dụng rồi lại bảo rằng độc quyền giao tiếp với Thần linh.
Đức
Hộ Pháp là một đồng tử để thiêng liêng ban Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo. Do mặc
cảm ấy mà họ gán cho Đức Hộ Pháp là độc quyền chăng? Giáo sư viết Đức Hộ Pháp đã
cố gắng độc quyền tiếp cận giao tiếp tâm linh … vậy giáo sư có văn bản của
Đức Hộ Pháp cấm các chi phái giao tiếp chăng mà viết như thế?
Hiện
nay các chi phái và Hội Văn Hóa Đồng Tân có mặt ở Mỹ, Pháp, Úc, Canada … là
những xứ có tự do tôn giáo thì các vị có đủ quyền dùng cơ bút để xin với Thiêng
Liêng ban cho Kinh hay dạy những việc khác, Đức Hộ Pháp đâu có cấm mà bảo là
độc quyền tiếp cận với thần linh.
Trang
233, giáo sư viết: Victor Hugo và Jeanne d’Arc, những “vị thánh châu Âu” nổi
tiếng nhất trong đạo Cao Đài, đều là những linh hồn ban đầu chỉ trò chuyện với
Phạm Công Tắc, từ chối “xuống” một buổi cầu hồn nếu không có ông ở đó như một
phương tiện để “tiếp nhận” họ
Điều
đó là các đồng tử và thiêng liêng quyết định, Tôi không hiểu là Đức Hộ Pháp
Phạm Công Tắc can dự chi vào đó mà hiểu là có sự độc quyền?
2/- The professor wrote: Within the Caodai community, some 800
temples display his image facing the great altar and see him as the human being
who came closest to achieving divinity. (Page 214)
Tiếng
Việt: Trong cộng đồng Cao Đài, khoảng 800 ngôi chùa trưng bày hình ảnh của
ông đối diện với bàn thờ lớn và coi ông là con người đã đến gần nhất với việc
đạt được sự thần thánh… (trang 214).
Tôi rất cảm ơn
Giáo sư đã có nhiều bài viết về Đạo Cao Đài, Tôi nghĩ trong khi tìm hiểu giáo
sư đọc bài viết bằng Anh Văn là chủ yếu, do vậy đôi khi nó không truyền tải
được cái hồn của Tiếng Việt. Nghĩa là giáo sư có thể cũng gặp bức tường ngôn
ngữ như Tôi khi đọc bài viết của giáo sư bằng Anh Văn vậy. Do vậy Tôi xin trình
bày thêm trường hợp cụ thể nầy.
Theo Tôi hiểu chữ
ngôi chùa là chỉ vào các Thánh Thất Cao Đài; bàn thờ lớn là Bàn Thờ Đức Thượng
Đế. Như vậy hình ảnh Đức Hộ Pháp trưng bày đối diện với Bàn Thờ Thượng Đế có 2
cách hiểu: Trưng bày hình ảnh nhưng không phải là Bàn Thờ Hộ Pháp, và trưng bày
hình ảnh Hộ Pháp là Bàn Thờ Hộ Pháp. Từ hai cách hiểu trên có mấy việc phải làm
rõ.
2.1/- Bàn Thờ Hộ
Pháp của Đạo Cao Đài lập năm 1926.
Thánh Thất nào của Đạo Cao Đài 1926, dù lớn hay nhỏ
cũng có Bàn Thờ Hộ Pháp với chữ KHÍ, đối diện với Bàn Thờ Thượng Đế. Bàn Thờ Hộ
Pháp chỉ có chữ KHÍ và mười lễ phẩm khác như: bông hoa, trái cây, và nhang đèn
… Khi hành lễ Thượng Đế xong thì quay lại xá chữ KHÍ là cội sống của nình và
nhân loại. Thánh Thất không được phép trưng bày hình ảnh Đức Hộ Pháp trên Bàn
Thờ Hộ Pháp. Xin mời xem ảnh chụp Bàn Thờ Hộ Pháp.
2.2/- Bàn Thờ Hộ Pháp của chi phái Cao Đài 1997.
Nếu đến bất cứ Thánh Thất nào có hình ảnh Đức Hộ Pháp
Phạm Công Tắc (dù đứng hay ngồi) đối diện với Bàn Thờ Thượng Đế kèm theo nhang
đèn hay các lễ phẩm khác như ảnh dưới đây thì đó là Bàn Thờ Hộ Pháp tại các
Thánh Thất của chi phái 1997 mà thôi. Bàn Thờ Hộ Pháp của chi phái 1997 bỏ chữ
KHÍ mà thay vào đó là ảnh Đức Hộ Pháp.
Trong thư số 01 Tôi nhấn mạnh Chi phái 1997 không phải
Đạo Cao Đài, nếu căn cứ vào tổ chức không phải Đạo Cao Đài (là chi phái 1997)
để tìm hiểu Đạo Cao Đài thì rất đáng tiếc. Chi phái 1997 là công cụ của nhà
nước Việt Nam lập ra để tiêu diệt Đạo Cao Đài. Do vậy chi phái 1997 làm cho sai
lệch giáo lý, ý nghĩa thờ phượng, tạo ra mê tín dị đoan là cách diệt đạo rất
tinh vi. Nó cũng giống như nước mặn và nước ngọt để trong hai cái ly giống nhau
nên không thể phân biệt được, phải nếm trải mới biết ly nào là nước mặn và ly
nào là nước ngọt. Tôi có bổn phận nói sự thật, nên xin thưa rằng có một Tề
Thiên thật nhưng có rất nhiều Tề Thiên giả.
2.3/- Không phải Bàn Thờ Hộ Pháp: Một vài Thánh Thất
Đạo Cao Đài 1926 treo ảnh Đức Hộ Pháp hay các vị tiền bối trên bức tường ở phía
đối diện với Bàn Thờ Thượng Đế mà không có nhang đèn hay hoa trái cây…, cũng
không phải trực diện với Bàn Thờ Thượng Đế. Đó là ảnh kỷ niệm, không có ý nghĩa
bàn thờ.
|
|
2.4/- Đặc biệt ở Đền Thánh Tây Ninh: tượng Đức Hộ
Pháp, Đức Thượng Phẩm, Đức Thượng Sanh đối diện với Bàn Thờ Đức Thượng Đế là để
thể hiện nhiệm vụ của các vị chứ không phải để thờ (vì không có nhang đèn hay
bông hoa, trái cây chi hết). Các Thánh Thất tuyệt đối không được phép có tượng
nầy mà chỉ có Bàn Thờ Hộ Pháp với chữ KHÍ như đã trình bày bên trên.
2.5/- Pháp Môn Chiếu Minh Tam Thanh.
Mấy dòng tiếp theo sau trích dẫn trên đây (cũng trang
214), giáo sư có đề cập đến ngài Ngô Văn Chiêu. Theo Tôi biết trên Bàn Thờ
Thượng Đế của Pháp Môn Chiếu Minh Tam Thanh có ảnh Ngài Ngô Văn Chiêu chung với
Bàn Thờ Thượng Đế.
Câu chuyện đã dài, Tôi xin tạm dừng tại đây.
Rất cảm ơn giáo sư.
Trân trọng.
Dương Xuân Lương
Email: hoabinhchungsong220513@yahoo.com