CẢM ƠN HẬU DUỆ NGÀI NGÔ VĂN CHIÊU CHIÊU ĐÃ ĐĂNG KÝ PHÁP MÔN.
NAM MÔ CAO ĐÀI TIÊN ÔNG |
VI BẰNG
“Thảo luận về Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ và Ngài Ngô Văn Chiêu”
Ngày
27-12-2024 (27-11-Giáp Thìn) lúc 21 giờ Việt Nam.
Tiến hành thảo luận.
Phần
1: Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ (ĐĐTKPĐ) và ngài Ngô Văn Chiêu.
Phần
2: Danh hiệu Cao-Đài.
I/- Nhiều bạn đạo nêu câu hỏi:
Ngài Chiêu có phải một chi phái của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ hay không? Do vậy
chúng tiểu đệ, muội tìm hiểu và ghi chép lại.
1/- Không tìm thấy
một văn kiện nào của Hội Thánh Cao Đài xếp ngài Ngô Văn Chiêu vào chi phái.
2/- Đức Thái Thượng Đạo Tổ
dạy trong đàn cơ ngày 16-7-Giáp Tuất (25-8-1934): … Nền Đại-Đạo đã chia ba,
theo lời Bần-Đạo đã nói, M…NG… hiền hữu muốn lập công nơi nào? Tòa Thánh, Trung
ương, Hậu Giang?
(M…NG… nơi Tòa Thánh)
Tòa Thánh là gốc cội của Đạo, nếu muốn lập công nơi
đó, vì Thầy đã dạy, thì nên làm đi, cách xây đổi phương lược tùy cơ ứng biến,
ấy là cơ nghiệp của mỗi đạo-hữu … TNHT Q 2,
trang 199, bản in 1972 (hết trích).
Tòa
Thánh là Tòa Thánh Tây Ninh là gốc của Đạo.
Trung
ương là Minh Chơn Lý, do Phối Sư Thái Ca Thanh lập năm 1931, tại Thánh Thất Cầu
Vỹ, Định Tường, sau đổi thành Tòa Thánh Trung Ương.
Hậu
Giang do Ngọc Chưởng Pháp Trần Đạo Quang lập năm 1932, lúc đầu Ngài Trần Đạo
Quang hợp tác với ngài Thái Ca Thanh sau đó tách ra, còn gọi là Hội Thánh Hậu
Giang.
Ngày
16-7-Giáp Tuất (25-8-1934) cũng là thời gian Đức Lý Giáo Tông và Đức Hộ Pháp
Phạm Công Tắc lập Đạo Nghị Định Thứ Tám. Tại thời điểm đó Đức Thái Thượng dạy
Nền Đại-Đạo đã chia ba …là đã có 2 chi phái: Minh Chơn Lý và Minh Chơn Đạo.
3/- Điều Thứ Nhứt,
Đạo Nghị Định thứ Tám: Những Chi Phái nào do bởi Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ làm
gốc lập thành mà không do nơi mạng lịnh Hội Thánh, thì cả chúng sanh chẳng đặng
nhìn nhận là của Chí Tôn và phải định quyết là Bàng Môn Tả Ðạo. (Hết trích)
Theo
đó, có 5 yếu tố để xác định một chi phái là Bàng Môn Tả Đạo.
Thứ
nhứt: Nhân sự tách ra từ Tòa Thánh Tây Ninh (là cái gốc của Đại-Đạo Tam-Kỳ
Phổ-Độ).
Thứ
hai: Khi tách ra có lấy đi tài sản của đạo (vật thể: Thánh Thất, Điện Thờ, đất
đai … và phi vật thể như chức phẩm tôn giáo là Chánh Trị Sự, Phó Trị Sự, Thông
Sự, Lễ Sanh, Giáo Hữu, Giáo Sư, …)
Thứ
ba: Các vị tách ra lập thành Hội Thánh.
Thứ
tư: Không có mạng lịnh của Hội Thánh Cao Đài tại Tòa Thánh Tây Ninh.
Thứ
năm: Kết luận: Theo lịnh của Đức Lý Giáo Tông và Đức Hộ Pháp trong Đạo Nghị
Định thứ tám, Điều thứ nhứt thì chi phái đó là bàng môn tả đạo.
4/- Tìm hiểu về Ngài Ngô Văn Chiêu.
Ngày
28-1-1926 (15-12-Ât Sửu) hội nhập với ĐĐTKPĐ.
Ngày
26-4-1926 (15-3-Bính Dần) tách ra khỏi ĐĐTKPĐ.
Khi
đó chưa khai đạo với Chánh phủ Pháp, chưa có Lễ Khai Đạo tại Chùa Gò Kén, chưa
có Tân Luật, Pháp Chánh Truyền …
Ngài
Chiêu không lấy đi tài sản vật thể (đất đai, Thánh Thất …) hay phi vật thể của
ĐĐTKPĐ như không có các phẩm Chức việc hay Chức sắc, ….
Không
lập thành Hội Thánh. Ngài Chiêu không hề xưng danh Chức sắc ĐĐTKPĐ lần nào,
không có ảnh nào Ngài mặc Thiên phục Chức sắc nhưng về sau những hậu duệ của
Ngài xưng tụng sao là quyền của họ.
Hiện
nay hậu duệ của ngài Chiêu đăng ký danh hiệu: Pháp môn Cao Đài Chiếu Minh
Tam Thanh Vô Vi được Đức Tôn Sư Ngô Minh Chiêu sáng lập tại Việt Nam.
Kết luận: Ngài Chiêu
lập Pháp môn Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi nên là tổ chức độc lập
với ĐĐTKPĐ; không phải một chi phái của Đạo Cao-Đài.
Lưu
ý: nhiều văn bút khác (cũng không có Hội Thánh Cao Đài kiểm duyệt như chúng
tôi) viết Ngài Chiêu lập ra chi phái, chúng tôi không hiểu các vị căn cứ vào
đâu?
Nhân
đây cũng lưu ý là có hai diện chi phái:
Diện
phát xuất từ Tòa Thánh Tây Ninh: Từ 1926 đến 1934 có 4 chi phái; sau khi Hội
Thánh Cao Đài bị cốt (1983) chỉ có một chi phái do ông Nguyễn Thành Tám ra đời
vào năm 1997 nên gọi là chi phái 1997.
Diện
từ các chi phái sinh ra chi phái: có nhiều thế hệ chi phái khác nhau.
&&&
Phần 2: Danh hiệu Cao Đài
đã xuất hiện trước khi ba vị tiền bối Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài
Sang Vọng Thiên Cầu Đạo (là cầu Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ) ngày 16-12-1925
(01-11-Ất Sửu).
1/- Đạo Sử Q1,
trang 34, bản in Hoa Kỳ:
VỌNG THIÊN CẦU ÐẠO
Ngày 27-10-Ất Sửu Bà Cửu Thiên Huyền Nữ
giáng mách bảo rằng: Mùng một nầy, tam vị Ðạo Hữu Vọng Thiên Cầu Ðạo (1)
Bà thăng rồi ba ông hợp nhau bàn giải
không hiểu cầu Ðạo là gì mà Bà dạy, để cầu hỏi mấy em.
Ngày sau ba ông cầu Thất Nương hỏi: -
Thất Nương dạy dùm cầu Ðạo là gì?
Thất Nương nói: - Không phải phận sự của
em, xin hỏi ông A.Ă.Â.
Ngày sau nữa, có các Ðấng giáng về ba ông
hỏi thì các Ðấng cũng nói: Không phải phận sự của tôi xin hỏi ông A.Ă.Â.
Ngày 30 tháng 10 năm Ất Sửu (15-12-1925)
ông A.Ă. giáng dạy rằng: - Ngày mùng 1 tháng 11 nầy (16-12-1925), tam vị phải
Vọng Thiên Cầu Ðạo. Tắm gội cho tinh khiết ra quỳ giữa Trời cầm chín cây nhang
mà vái rằng: Ba tôi là:
Cao
Quỳnh Cư,
Phạm Công Tắc,
Cao Hoài Sang.
Vọng bái Cao Ðài Thượng Ðế, ban ơn đủ
phúc lành cho ba tôi cải tà qui chánh.
Sớm mai ngày mùng Một, ông Cao Quỳnh
Cư đi mượn Ðại Ngọc Cơ của ông Tý ở ngang nhà (cũng ở đường Bourdais).
Nhớ lời ông A.Ă. dạy, ba ông quỳ ngoài
sân sắp đặt có một cái bàn nhỏ, quỳ chống tay trên bàn, cầm 9 cây nhang vái:
Ba tôi là:
Cao
Quỳnh Cư,
Phạm Công Tắc,
Cao Hoài Sang.
Vọng bái Cao Ðài Thượng Ðế, ban ơn đủ phúc lành cho ba
tôi cải tà qui chánh.
(1)
Ngày Vọng Thiên Cầu Ðạo là sắp vô đề mở Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ. Các Ðấng dìu dắt
ba ông lần lần, nghĩa là ba ông mới nhập trường Ðạo.
Chú ý: Ngày
15-12-1925 Đấng A Ă Â cho tam vị biết danh xưng Cao Đài Thượng Đế. Ngày
16-12-1925 tam vị biết dùng Đại Ngọc Cơ.
Ngày
03-01-1926 (19-11-Ất Sửu) Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế Viết Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ
Tát Ma Ha Tát dạy về Thủ cơ, Chấp bút. … Trước khi thủ cơ hay là chấp bút,
thì phải thay y phục cho sạch sẽ, trang hoàng tắm gội cho tinh khiết; rồi mới
đặng đến trước Bửu- Điện mà hành sự, chẳng nên thiếu sót mà thất lễ. Nếu chấp
cơ phải để ý thanh bạch không đặng tưởng đến việc phàm. Tay chấp cơ cũng phải
xông hương khử trược, tịnh tâm một lát, rồi phải để tinh thần tấn mà xuất ngoại
xác đến hầu dạy việc. Phải có một chơn-linh tinh tấn mới mầu nhiệm huyền diệu;
phải trường trai mới đặng linh-hồn tinh tấn; phải tập tánh chí Thánh, Tiên,
Phật mới phò cơ dạy đạo cả chúng sanh. Kẻ phò cơ chấp bút cũng như Tướng-Soái
của Thầy để truyền Đạo cho thiên hạ. Các con đừng tưởng việc bút cơ là việc tầm
thường. Còn việc truyền thần lấy điển quang, thì ai ai cũng có điển trong mình,
nó tiếp điển ngoài rồi thần của nó viết ra, có khi trúng, có khi trật.
Vậy khi nào chấp cơ phải đợi lịnh Thầy rồi sẽ thi
hành. (Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Q 1, trang 6,
bản in 1972). Bài trên đây có trước rồi 24 ngày sau là ngày 28-01-1926 Ngài
Chiêu mới hội nhập.
2/- Ngài Chiêu
là một trong số các vị biết hai chữ CAO ĐÀI từ trước, nhưng chỉ biết đó là một
vị Tiên Ông, chưa biết đó là Trời là Đức Chí Tôn. Theo sách Lịch Sử Quan Phủ
Ngô Văn Chiêu trang 33, bản in 2006, viết: năm 1921 Ngài Chiêu thấy Thiên Nhãn
và thờ Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát ma Ha Tát.
Đến
28-01-1926 (15-12-Ất Sửu) Ngài Chiêu hội nhập với ĐĐTKPĐ. Vậy là Vọng Thiên Cầu
Đạo rồi (nghĩa là tam vị đã biết Cao Đài Thượng Đế, biết dùng Đại Ngọc Cơ rồi) 44
ngày sau Ngài Chiêu mới hội nhập. Như vậy hai bên biết đến danh xưng Cao-Đài
độc lập nhau.
3/- Các lời dạy khác.
Thượng
Đế dạy trong Phổ Cáo Chúng Sanh ĐĐTKPĐ (13-10-1926), trang 06: “Vậy các
con khi nghe nói Cao Đài nơi nầy, Cao Đài nơi kia đừng vội tin mà lầm mưu
Tà-Mị”.
Lời
dạy trên đây phù hợp với Lời Minh Thệ: “Tên gì? Họ gì? Thề rằng: Từ đây biết
một Đạo Cao - Đài Ngọc - Đế, chẳng đổi dạ đổi lòng, hiệp đồng chư Môn - Đệ, gìn
luật lệ Cao - Đài, như sau có lòng hai thì Thiên - tru, Địa - lục.”
Đạo
Nghị Định Thứ Tám dạy: Chiếu y các Thánh Giáo của Chí Tôn. Nghĩ vì Ðạo duy
có một.
Chúng
ta căn cứ vào đây biết MỘT Đạo Cao-Đài, có Hội Thánh hành đạo tại Tòa Thánh Tây
Ninh là đủ. Còn những nơi nào khác xưng danh Đạo Cao-Đài, xưng danh Đức Chí Tôn
dạy lập ra … là quyền tự do của họ.
Phần
chúng ta chỉ biết theo lời dạy trong Phổ Cáo Chúng Sanh, trong Lời Minh Thệ,
trong Đạo Nghị Định Thứ Tám thì an toàn nơi cõi thế và khi bỏ xác về cõi thiêng
liêng cũng an toàn như vậy; bởi vì kinh sách và pháp luật ấy do Hội Thánh ban
hành. Hội Thánh thay mặt Đức Chí Tôn nên ta được an toàn./.
Nay
kính.
Ngày
27-11-Giáp Thìn (27-12-2024)
Lập Vi Bằng. |
Chủ tọa. (Đã ký) |