Trang

Thứ Ba, 7 tháng 1, 2025

5555. TỜ PHÚC SỰ (1937)

Nguyên văn Tờ Phúc Sự là Pháp Văn, Hội Thánh Cao Đài đã dịch ra Việt Văn. Trong Tờ Phúc Sự nầy có luận về Thiên Chúa Giáo và Khổng Giáo và làm sao để dung hòa niếm tin tôn giáo... Có rất nhiều điều để học hỏi hậu tấn có thế tìm thấy nhiều nội dung đầy cảm hứng, có thể viết thành nhưng luận án đạo học. BBT


Bản dịch Việt văn của Hội Thánh:

ĐẠO CAO ĐÀI hay Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ

Phật giáo Chấn hưng Đại Ân Xá kỳ 3 của Thượng Đế ở phương Đông

Tòa Thánh Tây Ninh

TỜ PHÚC SỰ

của Hội Thánh Đạo Cao Đài gởi cho

Ông Chủ trưởng Ủy Ban Điều Tra

các Thuộc địa và bổn dịch văn.

________________

Hội Thánh Đạo Cao Đài, nhờ Ngài hạch vấn, về duy tân chánh sách Thuộc địa Lang sa, xin trước kiếu lỗi cùng Ngài, chúng tôi buộc lòng phải đem pha lẫn điều bí ẩn huyền vi đạo giáo trong tố chương đã kiến thức: Hội Thánh sẽ nhận bỏ một đôi điều hầu có thể hiệp ý cùng các vị tự do tư tưởng và xin các vị ấy cũng nhường nhận cho rằng: chẳng hề khi nào một nền tôn giáo thành lập mà không có sự cực kỳ tín ngưỡng.

Muốn bênh vực nó, chúng tôi mạn phép xin nhắc đến những người mà giá trị triết lý không còn phương chi từ chối đặng: Tỉ như Allan Kardec, Léon Denis mà cũng còn tin tưởng những điều bí ẩn của cõi Hư Vô và nếu chúng tôi kể tên ra đây, là vì nơi cõi Thái Tây, duy các danh nhơn ấy thiên lệch những tôn chỉ của Phật giáo mà chúng tôi đang hành đạo.


Trong sự mơ màng hầu trọn, nơi cõi đời đang sống, nơi con người khi mãn phần thì phải thế nào, chẳng chi hay hơn là một luận thuyết kín đáo, chỉ xin luận thuyết ấy đừng đè nén các luận thuyết khác?

Lẽ chí lý có phải chăng trong một hoàn võ mà ta có dịp thấy chán chường những kẻ tiểu nhơn sống với một phần sang trọng vinh hiển, còn người quân tử thì chịu khổ não truân chuyên, mà tưởng rằng sẽ có sự công bình thường bồi lại cho kiếp khác hoặc là có kẻ phải chịu quả báo của nợ tiền khiên?

HẾT TRANG 01

Về mặt nạp dụng công lý chúng ta, là do nơi sự công bình ấy mà sản xuất, với nhờ tư tưởng đó mà đảm bảo. Nếu chẳng có sự công bình và tâm lý ấy trong toàn thể mọi người mà chúng ta lại gọi Công lý thì Công lý chẳng hề ra hiện hữu. Điều đó chẳng phải người tu thấy xung quanh mình trong kiếp sống mà nó nhủ cho ta để ý lạc hứng hầu tin rằng nó quả có thật.

Cái Đức tin nơi Công lý, nghĩa là tin nơi sự công bình cao thâm chẳng phải là vô lối và nó làm cho sanh sản thêm điều tận thiện, vì thoảng như chẳng vậy thì chúng ta cần chi phải làm lành mà sự lành ấy đòi phen chẳng làm cho chúng ta hoan tâm, nếu không đặng hưởng một phần thưởng chi tất cả.

Con người chẳng hề sống trong một ngày mà không làm việc với Đức tin. Nơi đây chẳng phải nói về Đức tin đạo đức mà nói về Đức tin trơn thôi.

Những người vô tín ngưỡng, mỗi ngày họ có làm theo Đức tin của họ chăng, chỉ nói họ đọc báo chương là đủ?

Thầm hiểu rằng: một cái tánh đức sáng suốt chừng nào thì ít cần làm theo Đức tin chừng nấy; mà một người chẳng đủ toàn tri toàn năng, theo những nơi khuyết điểm của họ thì họ cũng còn phải buộc mình làm theo Đức tin của những người lịch lãm hơn họ.

Hạng dốt nát, trái lại, làm theo Đức tin cả ngày và suốt cả đời.

Bởi những duyên cớ trên đây, sao lại chối Đức tin đạo đức và huyền vi bí ẩn nơi cõi Hư Vô, trong cơn phần đông nhiều kẻ đã chê bỏ nó mà chẳng chịu tìm hiểu cho tận cùng; còn những người chuyên môn học thuyết ấy thì chỉ làm cho lấy có và đặng nơi tay rất ít oi triệu chứng về công trình của người trước đã làm.

Chẳng cần bày bố cho dong dài, chúng tôi xin nói quyết: Đạo và Đức tin nơi cõi Hư Vô là một vật cần yếu cho dân sanh đó vậy. Hễ dân tộc nào càng khổ não hay là khốn đốn, thì họ lại càng cần phải trông cậy sự bù đắp dành để cho họ buổi sau kia và phải cần tin chắc rằng: sự bù đắp ấy chẳng phải là lời nói mộng.

HẾT TRANG 02

Sự thất vọng của cá nhơn giục phải tự tử và sự thất vọng của toàn thể giục làm cách mạng.

Cái sở hành làm cho trong tâm của mỗi người đang chịu đau đớn đặng bền giữ sự an ủi nầy là điều khổ não của họ có chỗ kỳ cùng, ấy là một cơ quan trọng yếu nhứt; và thuộc phận sự của những người sáng kiến là tin thật rằng có sự bù đắp ấy đặng bền để cái hy vọng nơi tâm những kẻ đau thảm hầu làm cho nhẹ bớt sự khổ não của họ, ấy là cái vai tuồng của chúng tôi đã định thi thố.

Vậy thì Thượng quan cũng phải chịu với chúng tôi rằng: đối với một dân tộc tự trị, cái hy vọng ấy rất nên hữu dụng, đối với một dân tộc bị chinh phục, nó lại thêm yếu trọng.

Lịch sử nói về sự chinh phục và thâu thủ xứ nầy làm thuộc địa do bởi nhiều sử gia đã viết trước, có đủ phương thế và đủ tài liệu sẵn để cho họ nghiên cứu, mà chúng tôi không có, nên dám mạo hiểm đem chường ra nơi đây một sự học đòi thô kệch.

Nhưng chỉ về mặt tinh thần mà chúng tôi chú trọng thôi, nên thử đem ra ánh sáng những lý lẽ thâm thúy nó đã dắt hai dân tộc đến sự biến hóa cùng nhau mà ngày nay đã đến đỗi nầy.

Chúng tôi tưởng không làm cho một ai lấy làm lạ nếu nói rằng: chúng tôi thấy trong đoạn lịch sử nầy, sự tương hội của hai văn hóa; sao lại chúng tôi cũng làm cho thiên hạ lấy làm lạ hơn nữa là chỉ lấy cái tinh túy của hai văn hóa nầy đã sản xuất, nghĩa là chỉ cho Ngài rõ rằng: chúng nó thật là hình bóng của hai nền tôn giáo.

Sự tương hiệp của nước Pháp và nước Việt Nam, nếu chẳng phải đều do hẳn nơi sự tương tranh của hai nền văn hóa thì thật ra là do sự xung đột của hai nền tôn giáo.

Hai nền tôn giáo ấy: một đàng là Khổng giáo, một đàng là Thiên Chúa giáo.

Khổng giáo là một nền tôn giáo ở lý thuyết khoan hồng quảng đại đến đỗi tinh thần đạo đức của nó phải chịu từ bỏ nó, và những người tùng giáo thiếu phương che chở; rồi lại để cho duy trì, không phản đối những hành động tội tình của trường quan

HẾT TRANG 03

 lại và chẳng còn cho những người đã chịu cái ảnh hưởng nguy nan của nó còn phương tự bảo lấy mình chắc chắn.

Nó đã đáo đến một cảnh nhàn lạc, vui hứng của Épicur mà không có một cớ chi làm cho nó tỉnh mộng hầu day hành động qua mặt tận thiện.

Thiên Chúa giáo trái lại, là một nền tôn giáo ngược danh với cái trước, sốt sắng hăng hái, mê mẫn, ganh gổ, độc quyền, đòi phen gây gổ, không chịu nhận nhìn cái hay của kẻ khác ngoài cái biệt hiệu của nó, không có điều chi gọi là chơn lý ngoài cái tôn chỉ của nó, lại buộc ai muốn tùng giáo phải hành đạo mới đặng.

Do những cử chỉ ấy, quả chăng là một tôn giáo chinh phục?

Đàng nầy, liền khởi xung đột với đàng anh là Khổng giáo, đã dựa nương một cổ sử, lại cũng toan phương tranh đoạt danh thể và quyền lực của đàng anh.

Sự xung đột phát khởi.

Người ta có thể chia sự xung đột nầy ra 3 thời kỳ:

1/. Thời kỳ trước và ngay buổi hỗn độn thâu phục.

2/. Thời kỳ trị bình.

3/. Thời kỳ hiệp tác.

KHOẢN THỨ NHỨT

Chúng tôi đã chỉ rõ rằng: dân tộc Việt Nam đang theo Khổng giáo rất quảng đại, nên tinh thần của nó không đủ phương kềm thúc những điều tham tàn của trường quan lại, thành thử không tìm đặng sự bảo bọc trong tôn giáo của tổ phụ họ. Khổng giáo thiếu quyền năng của Thiên Chúa giáo đã hữu định, trong buổi vương quyền độc chiếm, khi nó đã làm cho các vua chúa phải cúi đầu dưới quyền trục xuất hay là hăm trục xuất ra khỏi Đạo, và lại đã làm cho dân tộc Pháp nhờ nhỏi biết bao.

Chẳng hề buổi nào Khổng giáo dám phản động mạnh bạo như thế, nó chẳng làm chi khác hơn là kêu gọi nhơn sanh vào đường chí thiện, 

HẾT TRANG 04

bởi cách khuyên nhủ, không hăm dọa sa thải khỏi cửa Khổng những kẻ không trọn tùng tôn chỉ.

Kết cuộc, một số khá đông người bất phước chán ngán với tôn giáo của tổ phụ, bởi nó không thể bênh vực họ trong điều quá quyền của quan lại, rồi nghe những thầy truyền giáo của đạo Thiên Chúa dạy một giáo lý cũng vẫn tốt đẹp là Đạo của Christ, nên họ liền theo giáo lý ấy một phương cách dễ dàng vì bởi nó cần mẫn họ hơn.

Những vị thay mặt cao trọng của giáo lý mới mẻ nầy, nhơn danh của Chánh phủ Pháp, đến tận triều Nam và nhờ đấy mà Đạo đặng rộng phép và các thầy truyền giáo đặng ân tứ nhiều sở lợi vĩ đại.

Nhiều nhà chung đặng khai mở mọi nơi và những cơ nghiệp ấy biến thành Thánh địa, bởi cớ, liền đó, nhiều kẻ tùng giáo đến trú ngụ đặng tránh sự tham tàn của quan lại.

Hại thay, nơi làm chỗ đình trú cho những người Việt Nam bị quan lại tham tàn áp bức, lại cũng dùng làm nơi trú ngụ ho những kẻ trốn tránh tội tình đáng trừng trị, nên dân tâm người Việt Nam khởi ra sôi nổi rằng: các nhà chung che chở những chánh phạm thoát vòng công lý của các quan viên tập nả.

Nhiều phản động dữ dội khởi dấy lên đối với các tín đồ và các vị giáo sĩ: lưu huyết. Đã có tử đạo vì đức tin Thiên Chúa giáo và nước Pháp buổi ấy, vốn là trưởng nữ nhìn nhận của Đền Thánh, nhứt định báo thù sự lưu huyết của các vị truyền giáo, nên thừa cơ hội ấy, chinh thâu một phần đất khá lớn nơi Lục Tỉnh và buộc nước Việt Nam tùng quyền bảo hộ.

Thật ra là trận giặc của Thiên Chúa giáo chiến đấu với Khổng giáo, gọi nhục danh là: Bụt Thần.

Trong buổi chinh phục, nước Pháp nhờ thổ nhơn của nhà chung vùa giúp.

Mà nếu ai để ý suy nghĩ: trong buổi Pháp – Nam chiến đấu, những người Việt Nam ra giúp Pháp đều là hạng người vì tư lợi, không còn ngần ngại gì mà không phản Chúa của họ đặng theo kẻ nghịch.

HẾT TRANG 05

Vậy thì, họ cũng không phải đặng một tâm đức cao thượng hơn những kẻ cho vai tuồng ấy là trái nghịch với lương tâm.

Nếu tưởng rằng quốc dân Việt Nam không có lòng ái quốc thì thật là lầm lạc đó, nhiều cớ tố trần và một cớ nầy, đến thời gian sau đây, họ đã diễn ra nhiều tấn tuồng theo những cổ tích hùng dũng buổi xưa.

Ấy là tổng số của thời kỳ thứ nhứt đem đối diện Khổng giáo xưa mỏi mê với Thiên Chúa giáo oanh liệt mà những 231 người Việt Nam đứng ra làm danh thể cho nó không phải là hạng đúng mực chọn lựa.

KHOẢN THỨ NHÌ: Trị bình.

Nước Pháp đắc thắng, và vì lẽ ấy, quyền hành các nhà chung tăng thêm hằng buổi, trong cơn Khổng giáo thối bộ từ từ.

Hại thay, những cổ tục Việt Nam không thay đổi và quan lại cũng không canh cải chánh sách, nhưng phần đông của quốc dân vẫn còn đeo đuổi theo tục lệ xưa mãi.

Thiên Chúa giáo thì buộc phải từ bỏ những sự tín ngưỡng ngoại đạo, ấy là điều trọng hệ. Phải từ chối hẳn đền thờ của tổ phụ và sự tế tự đã roi truyền, đặng đến quì lạy trước những đền thờ mới mẻ mà người Việt Nam chỉ vì mục đích tư danh tư lợi, tìm tàng đến đặng trốn lánh.

Những người giả đạo ấy không lầm trong sự hy vọng của họ, bởi vì họ đặng miễn thuế, đặng đất địa và trở nên gia chủ những nơi mà kẻ khác chỉ làm tá điền hay là làm tớ mà thôi.

Khi có điều gì khó khăn xảy đến, thì các Cha, Cố đạo đến lo với quan Công Sứ Pháp và mọi điều đặng hoan hỷ theo ý muốn của họ. Các nhà chung vụ tất sự tom góp theo mình những nhà đạo giàu có và quảng huợt.

Vì vậy mà sự vào đạo là căn nguyên của quyền lợi.

Trái ngược lại, trong đám dân, phần nhiều gồm những người chơn chất và trung thành cùng tục lệ của họ thì chịu khốn khó, nhưng vẫn cao thượng, vì đã từ chối những điều mà lương tâm của họ biếm trách.

HẾT TRANG 06

Sự tranh đấu lại còn trở nên thúc nhặt giữa nền tôn giáo mới mẻ hưởng đủ đặc ân, dẫu rằng vi cánh của nó đều không trọn định bởi một tinh thần đạo đức hẳn hòi [2], còn đàng kia thì thử chường mặt chống chỏi, dẫu rằng những đảng phái của nó chẳng chịu sửa đổi chánh sách gian ngược

(2)/- Câu nầy chẳng chỉ trích những người Thiên Chúa giáo đời sau.

Cuộc tương tranh dường ấy, còn chỉ rằng tôn giáo: tôn giáo chỉ là một khẩu thuyết, một viện lẽ, một đại kỳ, một biểu hiệu hiệp đảng mà tinh thần đạo đức đã vắng, duy lưu lại đều là những sự dị đoan mê tín.

Vậy thì, trong khi ấy, không còn chỗ nào mà chấn hưng tôn giáo để cho hạng người chơn thật, hạng lao động không phiền hà và không so đo biết kỉnh trọng những dấu tích xưa của tiền nhơn để lại, và họ cũng vẫn sẵn lòng kính trọng giáo lý tận thiện bất cứ là nơi nào họ gặp đặng, miễn là vì lẽ ấy không làm cho họ phải buộc mình coi Đạo nhà là thô hèn.

Có cần tạo cho những kẻ ấy một nơi đình trú tinh thần mới mẻ vừa theo tâm đức của họ mà tư tưởng mạnh mẽ chỉ trích cái hám tâm của đôi đàng bất cứ hình bóng khuôn khổ nào của nó mà họ đã gặp, hầu trọn gìn tinh thần cao thượng và thanh bai chăng?

Ấy là điều mà Đạo Cao Đài đã làm thử và người ta sẽ dễ hiểu rõ ràng: nó đã bị những người đạo Thiên Chúa tố giác là do nó làm cho họ thất phận rất nhiều, còn quan lại Phật giáo thì bị nó biếm trách những chánh sách gian ngược. Nhưng mà bây giờ chúng ta chẳng cần vội luận, vì Đạo Cao Đài sản xuất ra trong thời kỳ sau xa kia mà.

KHOẢN THỨ BA: Hiệp tác

Đây đã đến thời kỳ thứ ba: là thời kỳ hiệp tác.

Tiếng hiệp tác nầy là của ông A. Sarraut, Tổng Thống Toàn Quyền Đông Dương đã thuyết ra trong một bài diễn văn của người và nó đã truyền hình đến tận cùng nơi thôn quê sằn dã.

HẾT TRANG 07

Quốc dân Nam ngần ngại không chịu tin, dân chinh phục Lang sa duy trì thực hành chủ nghĩa, nhưng mà hột giống ấy gieo xuống đã rồi, nó bèn khởi mọc một cách chậm lụt, chậm lụt tưởng lẽ theo sở hám của người Việt Nam mà đôi bên dân sanh đều nghe đặng tiếng kêu gọi ấy và nội tâm của họ đều vội vàng hưởng ứng.

Một viên chức nơi Thượng Nghị Viện, ngày nay đã qui liễu là ông Lê Văn Trung, người mà năm 1933, ông A. Sarraut, Tổng Trưởng Bộ Thuộc Địa buổi ấy, giữa Hạ Nghị Viện Pháp triều, đã gọi rằng bạn thân thiết của Ngài, muốn cho tiếng kêu gọi ấy đừng chịu lẽ đồng thinh bất tương ứng.

Hèn lâu, người đã hoài tâm tìm tỏi đặng làm cho hiện tướng cái mơ mộng của quan Tổng Thống Toàn Quyền của người đã gieo trồng trong tâm lý, và một ngày nọ, người học theo phương cách của bên Pháp, gọi là Khảo cứu Thần Linh Học, người đặng một cái bí truyền cho người một phương giải xong toán pháp ấy.

Cái cơ quan hiệp tác đó tưởng thế nào cũng bất thành, dẫu rằng vị chúa tể của thuộc địa đã hứa, nhưng muốn cho đoạt đặng thì phải làm thế nào cho hai nền văn hóa Âu Á tương hợp cùng nhau, mà muốn cho nó tương hợp thì phải dung hòa hai nền tôn giáo đã xung đột.

Lấy theo lý thuyết, điều ấy tưởng là nghiễm nhiên, vì chưng đôi đàng đều trông cậy cho có một tinh thần đạo đức cao thượng đặng khai mở một hòa địa sẵn sàng dành để.

Cái triết lý của Khổng Tử thì dịu dàng và dung túng, còn triết lý của Christ thì khoan hồng và tận mỹ.

Trong cái chơn vi của hai nền tôn giáo ấy chẳng có chi phản khắc, mà hỡi ôi! đôi đàng cũng vậy, tinh thần đạo đức thì ở sau, còn lợi lộc lại đứng trước, bởi cớ mà toán pháp ấy khó giải quá chừng, mãi đến ngày nào mà người ta có thể nói với môn đệ đạo Phật rằng: Phải tùng theo tinh thần đạo đức của Christ; còn nói với tín đồ Thiên Chúa rằng: Phải đến mà hiệp tác trong đường tận thiện dưới bóng của tôn chỉ dịu dàng và quảng đại của Khổng gia.

HẾT TRANG 08

Tận thiện và Tận mỹ không có nhãn hiệu, vậy thì không có quê hương, không có tôn giáo nào đặng tranh đoạt nó làm của riêng đặng, cái triết lý của Chí Tôn cũng vậy, nó cũng như ánh mặt trời, nó là của chung toàn thiên hạ.

Vậy ngày nào mà cả quốc dân Nam được giữ vẹn sự tín ngưỡng và sự hành đạo của tổ tiên họ để lại, đáng kính trọng và tôn sùng một nền Đạo mới mẻ nào cho họ có phép hành đạo theo tinh thần của Christ mà lời qui hiệp đại đồng của nước Pháp đã kêu gọi nơi cõi xa muôn trùng biển cách, ngày nào một đàng, dân chinh phục thấu đáo đặng cái quảng đại bao la của Phật giáo đối với đồng loại cùng mình và chẳng còn lấy chữ “Quyền hành” như trùng nghĩa với “Tận thiện” và “Chơn lý” thì ngày ấy vấn đề khó khăn sẽ giải quyết đặng.

Vậy, chúng ta phải làm thế nào cho có sự dung hòa giữa hai nền tôn giáo hầu biến thành một tôn chỉ chấn hưng, có sẵn sự quảng đại bao la của Phật giáo và có sẵn sự tín ngưỡng sốt sắng của Thiên Chúa giáo, mà muốn cho cái xa vọng và tham tàn đã tràn lan đầy dẫy trong trí não họ tiêu tận thì phải khuyến giáo họ cần hiệp hòa trong một cảnh giới đạo đức tinh thần thanh bai trong sạch, nơi mà đôi đàng đều tìm đặng sự Tận mỹ, Cao thượng và Vô tâm.

(Cao Đài = đền thờ cao, đức tin lớn.)

Dưới quyền năng của Chúa Cứu Thế, kinh đô Huế cũ kỹ đã chê bỏ lúc nọ, sẽ cần mẫn đến đám bần dân, và nơi bước của Khổng Tử, quyền hành của nước Pháp sẽ quảng đại nhân từ mà trừ bỏ cái tài độc chiếm.

Ấy là mối dây liên lạc giữa Á và Âu, nước Việt Nam của đế chủ sẽ mở rộng chủ nghĩa dân quyền, và đế nghiệp của Pháp triều sẽ thi hành dân luật và nhơn hậu cho quốc dân bị chinh phục.

Ấy vậy, nền tôn giáo nào quảng đại hơn phải nghinh tiếp cái giáo lý của đàng kia, vậy thì phần bên Đức Khổng Phu Tử phải mở rộng cửa nhà mình đặng rước Chúa Christ và đem để lên đồng bàn cùng Người.

Ngày ấy là ngày Đạo Cao Đài đã sản xuất.

HẾT TRANG 09

Ngày nay con đường khá dài đã trải qua. Hèn lâu bị bắt buộc, nhưng chúng tôi ráng chống chỏi với một sự nhẫn nại bền bỉ, mắt ngó lom lom Mẫu quốc và hiểu chắc rằng: cái Tận thiện chẳng lẽ phải chịu hạ mạt hoài.

Chúng tôi thường thông công, về mặt tư tưởng, cùng các bạn chúng tôi bên Pháp triều; chúng tôi chỉ cho cả tín đồ của chúng tôi hiểu biết trí định nhơn hậu và phi phàm của họ, và chúng tôi lấy làm hân hạnh vừa rồi hiểu đặng mãi mãi chút ít kết liễu và sự thật hành tôn chỉ của họ.

Chúng tôi đặng nói rằng: Cả quốc dân Việt Nam đều bị trọn vẹn tư tưởng Lang sa thâu phục; còn những kẻ, dường như chống chỏi nghịch với chánh phủ thì cũng vẫn còn hoan nghinh với dấu hiệu tương thân của các Ngài, chẳng khác nào như họ đến cùng các Ngài mà khải ca quốc thiều các Ngài và trương cây cờ nước Pháp làm niêu hiệu.

Những tín đồ Cao Đài chẳng chịu chung hợp vào các phương ấy vì họ là hạng người bình tịnh nên từ nan những cuộc biểu tình quốc sự.

Mà họ đã có đấy đặng chỉ vẽ cho các Ngài và nói cho các Ngài hiểu rằng: những người dường như phản đối chẳng phải kẻ nghịch hẳn của các Ngài và một ngày kia các Ngài sẽ có thể thâu tâm họ đặng.

Hiện nay, các Ngài đã đồng ngôn ngữ với họ, các Ngài duy làm cho phù hợp nghĩa lý của lời nói, vì chưng cái ngôn ngữ đôi đàng chưa có thuyết minh ra thật trúng điệu.

Một đàng thì còn pha lẫn ý tứ Annam mà các Ngài gọi là ngông ngôn; nó báo cho khẩu tài không thế biểu diễn ra đặng.

Còn một đàng thì có lẽ còn chất chứa một phần tục ngữ của đám chinh quân lưu lại.

Mà rồi chúng ta đã đáo đến một mực mà nếu còn nói rằng: không hiểu nhau nữa là tại chúng ta không muốn hiểu.

Dưới tài cảm hóa của các Ngài, ngôn ngữ đặc sắc và oai quyền của Mẫu quốc sẽ làm cho cả thảy đều tùng theo một ngày một ít; 

HẾT TRANG 10

hàng quan lại lang sa và bổn quốc sẽ cùng nói và toàn dân cũng sẽ trả lời một cách rõ rệt hẳn hòi.

Thoảng đến chừng ấy, mà còn một ai phản loạn thì chính những người đồng hương của họ sẽ rõ thông mà xử đoán.

Có một điều mà những bậc hữu học của quốc dân Nam không thể không hiểu và khi gặp dịp thì chúng tôi sẽ nhắc nhở đến là trong hạng thanh niên VN đã phát sinh ra lần lần một hạng dân trí học theo văn hóa Lang sa và đặng những cấp bằng tốt nghiệp đã thâu thủ bên chánh quốc, sẽ chịu trọn bề thất bác khi quốc gia chinh phục đổi dời và nếu thay đổi quốc văn thì là điều đại hại cho họ.

Hạng dân trí nầy, chẳng lẽ để mình chịu thiệt thòi cho một phần ít hạng cấp tiến đã học ngôn ngữ tha bang vui hưởng.

Còn những kẻ mơ mộng độc lập thì đã tìm đặng một bài học rất khắt khe trong trận Hoa-Nhựt chiến tranh và những người biết suy nghĩ thì coi như sự hòa bình của nước Pháp bảo đảm là trọng giá.

Họ sẽ hiểu rằng: với giá mắc của đồ binh khí đương thời, nếu xứ Đông dương tự mình gìn giữ đặc an thì chẳng hề khi nào đối thủ lại kẻ nghịch ngoại bang xâm lấn. Họ sẽ tự nhận rằng nếu không có nước Pháp với quân bị phú cường và oai quyền toàn cầu đặng gánh vác cho họ thì quốc dân sẽ làm mọi cho các xưởng binh khí chớ không mong mỏi hưởng đặng một điều hạnh phúc nào tất cả.

Tín đồ Đạo Cao Đài chúng tôi đồng biết điều ấy, chúng tôi sẽ dạy và cho họ hiểu rằng: trong các điều kiện nầy, cái gánh của họ đã mang thật ra nhẹ nhàng lắm đấy.

Ấy là trí ý của chúng tôi, ấy là mục đích của chúng tôi đáo đến, ấy là cái thượng đạt của chúng tôi.

Những điều ước vọng của chúng tôi:

Cái nguyện vọng yếu thiết của chúng tôi là Pháp triều hải ngoại biến thành như hình chánh quốc. Nó sẽ thay tướng mỗi ngày dưới tài hành động hay ho của Mẫu quốc và cả lực lượng 

HẾT TRANG 11

của chúng tôi chú trọng về sự tăng tiến nầy làm thế nào cho các đồng hương chúng tôi thấy đặng và hiểu đặng.

Một nguyện vọng riêng nữa mà nguyện vọng nầy liên hiệp với tài cảm hóa Lang sa là, trong phận sự của chúng tôi khỏi bị khuất nhược đối với các nền tôn giáo khác, vì cả người tùng giáo có thể bị quấy tưởng rằng lòng phước thiện của chúng tôi không chơn thật bởi không thể biểu diễn nó ra đặng.

Đã trải qua mấy năm rồi, vì không hiểu luật pháp Lang sa thi hành nơi cõi Đông dương, chúng tôi nong nả lập một Dưỡng lão đường, một Ấu trĩ đường, một cơ quan công nghệ cho hạng trai tráng và thất nghiệp và tìm muôn chước mong nâng đỡ các bạn chúng tôi, vì họ cần cho chúng tôi vùa giúp.

Chúng tôi đã bị buộc tội ra trước tòa án, và vì riêng chịu hại mà đặng hiểu rằng: Phước Thiện là điều độc chiếm của quốc gia hay là riêng để cho một phần người thôi.

Sự thi hành luật pháp nầy phản khác với tôn chỉ cũ kỹ, quảng đại của Nho giáo và cũng là cái trở lực làm cho chúng tôi không thể tuyên truyền tư tưởng Pháp triều cho những hạng người chơn chất đến chúng tôi với tấm lòng chơn thật và trí ý đơn giản trong điều Tận thiện. Họ không quen với Machiavel [1] và họ cũng không hiểu cái ý định của lẽ quốc chánh là gì?

(1)/- Mưu thần của Ý Đại Lợi, nghĩa là xảo trá và gian ngược.)

Trước mắt họ, có hiển nhiên nhiều điều nghịch hẳn với tâm lý công bình của họ, khi đã thấy những kẻ tùng giáo Gia Tô đặng bày bố các cơ quan Phước Thiện mà lại đặng nhờ chánh phủ trợ giúp, còn Đạo Cao Đài đeo đuổi theo mục đích đại đồng và sự hành tàng với nguyên liệu hẹp hòi của họ mà cũng không đặng quyền lập cơ thể tương trợ lấy nhau, rất cần yếu cho những kẻ nghèo hèn, là vì Đạo thiếu quyền chủ sản (Personnalité civile).

Những huê lợi của chúng tôi đã bị phá tán ngay khi nó mới nảy sanh ra, vì Đạo Cao Đài chẳng đặng làm chủ sản nghiệp chi của nó, chưa đặng nhìn nhận về chánh thể và cũng không tạo đặng một hội giáo hầu làm chủ sản nghiệp.

HẾT TRANG 12

Kể một người phẩm giá thường tình mà chống chỏi với dục tâm, có thể khai quyết rằng: “Cả của cải nầy là của tôi” và đặng làm chủ vĩnh viễn gia nghiệp của họ đứng tên, khi họ đã hiểu chúng tôi không có phương nào buộc tội họ trước tòa án thì mới để tin sao đặng?

Chúng tôi cầu xin thiết yếu cho điều khuất nhược ấy tiêu hủy và xin đặng phép lập một hội giáo rồi lấy đó đứng làm chủ sản nghiệp đặng dùng để cứu giúp kẻ nghèo hèn.

Chừng đó, chúng tôi sẽ có đủ quyền nói đến lòng nhơn hậu của Pháp triều và bày tỏ ra rằng tinh thần Thiên Chúa giáo và Nho giáo không có phản khắc cùng nhau và tôn chỉ Lang sa, nếu thật hành cho chánh đáng thì giúp hay cho sự mở mang và điều hạnh phúc cho quốc dân Nam Việt. Sự tăng tiến nầy, quốc dân Nam chẳng hề trông nơi vương quyền bạc nhược của họ mà có đặng.

Xin cho chúng tôi có phương pháp đặng đeo đuổi theo thượng đạt của chúng tôi tức là cái thượng đạt của các Ngài đó vậy, và đừng để cho chúng tôi chịu khuất nhược, dầu trong xứ bảo hộ cũng vậy, là nơi mà Đạo của chúng tôi đã cảm hóa đặng chiến đấu với sự tham tàn đương nhiên thành hại.

Ấy chẳng phải nhà vua không muốn tôn chỉ của chúng tôi, mà tại các tham quan ô lại bị nó chỉ trích, nên xung đột chiến đấu đặng làm cho ngăn trở cái tài cảm hóa của nó.

Ấy là Việt Nam tối cổ của quan lại buổi xưa, ấy là xứ Cao Miên cũ kỹ với tục lệ lâu đời đã hiểu cả giá trị tinh thần giáo lý của chúng tôi, mà do các quan lại phát nộ, e cho thất phát tiểu lợi của họ. Thật chẳng hề khi nào phải chính nhà vua, vì nhà vua cũng thường muốn cho cả quốc dân mình đặng hưởng hạnh phúc.

Chung quanh chúng tôi, xúm xít những hạng lao động về đất điền, hạng thương nhơn nho nhỏ, hạng người chơn thật chẳng biết mưu chước là gì, hạng người duy biết lành gọi là lành và chỉ trông mong nơi kết quả của sự làm lụng của họ; hạng đã đeo đuổi theo sự sanh hoạt “không trông công danh mà cũng không trông lợi lộc” tả theo lời của Edmond Rostand; 

HẾT TRANG 13

tuy họ không có tìm kiếm cái đặc ân nào, duy ít nữa muốn gìn giữ đặng cả của cải do bởi công trình làm lụng của họ.

Ấy vốn là những người đã không chịu từ bỏ đức tin và thờ phượng tổ phụ của họ, dầu rằng nhiều sở lợi họ có thể thâu thủ, ấy cũng là những hạng người mà họ trọng kỉnh sự phải bất cứ nơi nào mà đến, và kể cho rằng: xa lánh một giáo lý cao thâm và tinh khiết có thể gần gũi cùng Đạo nhà của họ là một điều thất đức.

Muốn làm cho ra hiện tượng những phương cải cách ấy, chúng tôi định, cũng như mọi việc khác, là duy để tín nhiệm trọn vẹn nơi Pháp triều vì lịch sử của Pháp đã đứng đầu văn hóa, quyết định lẽ nầy, và chúng tôi trông đợi với tấm tình nhẫn nại cho qua đỗi khảo đảo thử thất chúng tôi, và những điều liễu kết hay ho đã thành tựu, e cho không thường trọn khai cho Pháp triều hiểu thấu.

Chừng ấy nước Pháp sẽ nhìn nhận chắc rằng: do nơi tay của nước Pháp thâu hồi đặc ân trước nhứt theo đường tấn hóa ban cho chúng tôi và trong cơn ấy nước Pháp sẽ ân hận lấy mình là trễ rộng đưa tay mà dìu đỡ chúng tôi đó.

Lập tại Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh.

(Ngày 12 tháng 11 năm 1937)

Ký tên: PHẠM CÔNG TẮC

Giáo chủ Đạo Cao Đài hay Phật giáo Chấn hưng.

  HẾT (14 TRANG)