Tu
là là sửa, Chiếu Minh Tam Thanh nên sửa lại.
Đạo Hữu Dương Xuân Lương.
Sách
Lịch Sử Quan Phủ Ngô Văn Chiêu do Pháp môn Chiếu Minh Tam Thanh in năm 2006
theo bản của TLBT năm 1996, Trang 4, TIỂU TỰA viết: Và độ nọ nhơn ngày Đại
Lễ Phật Mẫu năm 1954, người ta không lấy gì làm lạ khi nghe ông Phạm Công Tắc,
giới thiệu con trai của Đức Ngô-minh-Chiêu cho mấy vị cố cựu ở Tòa-Thánh Tây
Ninh bằng câu nầy: Đây là con trai của Đức Ngô-minh-Chiêu “GIÁO CHỦ ĐẠO
CAO-ĐÀI” (1) (hết trích).
Trích
đoạn trên đây có mấy việc cần làm rõ: Đại Lễ Phật Mẫu 1954 là ngày nào? Đức Hộ
Pháp có mặt trong ngày Đại Lễ đó hay không? Tại sao chọn ngày Đại Lễ Phật Mẫu
1954 để viết như thế? Thế nào là Giáo Chủ Đạo Cao Đài?
1/- Đại Lễ Phật Mẫu năm 1954 là ngày nào?
Trong
Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ (ĐĐTKPĐ) nói tắt là Đạo Cao Đài, Đại Lễ Phật Mẫu là ngày
15-8-Âm lịch (Tết Trung Thu) hằng năm; còn gọi là Đại Lễ HỘI YẾN DIÊU TRÌ CUNG.
Vậy
Đại Lễ Phật Mẫu năm 1954 là ngày 15-8-Giáp Ngọ (11-9-1954).
2/- Đại Lễ Phật Mẫu 1954 Đức Hộ Pháp ở Đài Loan.
Từ
29-8-1954 đến 12-10-1954 Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc đi công du Á Châu, phái đoàn
có Đức Hộ Pháp và 10 người nữa. Chặng đầu tiên là Đài Loan và ở đó cho đến ngày
22-9-1954.
Đại
Lễ Phật Mẫu vào ngày 11-9-1954, khi đó Đức Hộ Pháp đang ở Đài Loan, không có ở
Tòa Thánh Tây Ninh. Nghĩa là không có việc Đức Hộ Pháp: giới thiệu con trai
của Đức Ngô-minh-Chiêu cho mấy vị cố cựu ở Tòa-Thánh Tây Ninh … như sách
Lịch Sử Quan Phủ Ngô-Văn-Chiêu của Chiếu Minh Tam Thanh viết.
Căn cứ vào đâu
để xác định việc Đức Hộ Pháp đi công du?
Hiền
huynh Sĩ Tải Bùi Quang Cao là Thơ Ký, vừa là Nhiếp ảnh viên cho Phái đoàn. Khi
phái đoàn về Việt Nam hiền huynh viết Nhựt Ký Cuộc Á Du của Đức Hộ Pháp Phạm
Công Tắc năm 1954 tại Trí Huệ Cung ngày 21-10-1954.
Một vài chi tiết đáng lưu ý.
Ngày
28-8-1954 phái đoàn khởi hành từ sân bay Tân Sơn Nhứt sang Đài Loan bằng máy
bay 2 động cơ của Hàng Không C.A.T. (Civil Air Transport) do lịnh của Chánh phủ
Đài Loan để dành riêng chở Đức Ngài và Phái đoàn sang Đài Loan.
Khi
phái đoàn vào phi cơ thì bị trở ngại kỷ thuật nên vị Tổng Lãnh Sự Đài Loan và
Đức Ngài cùng Phái đoàn về đến 107 Trần Hưng Đạo đúng 12 giờ trưa và nghỉ đến
hôm sau.
Ngày
29-8-1954 phái đoàn lên phi cơ lúc 8 giờ 15; đến Đài Loan lúc 15 giờ 30 cùng
ngày. Đại diện Chánh phủ, Ngoại Giao Bộ và Việt kiều ở Đài Loan đến đón tiếp
Đức Ngài. Tấm biểu ngữ tiếng Việt " HOAN NGHINH ĐỨC GIÁO CHỦ ĐẠO CAO ĐÀI.
3/- Tại sao Chiếu Minh Tam Thanh chọn năm 1954 để viết
như trên?
Trong
phái đoàn 11 người có Lễ Sanh Thượng Minh Thanh (thế danh Ngô Khai Minh) Đại
diện Cao Đài Giáo ở Pháp quốc. Hiền huynh Ngô Khai Minh là con trai thứ mười
của Ngài Ngô Văn Chiêu (là người lập ra Chiếu Minh Tam Thanh) cùng đi.
Hiền
huynh Ngô Khai Minh đi du học ở Pháp, năm 1953 liên lạc với Đức Hộ Pháp qua thư
từ và xưng là cháu và gọi Đức Hộ Pháp là Đức Thầy (2). Năm 1954 Đức
Hộ Pháp sang Pháp để cố vấn cho Quốc Trưởng Bảo Đại về Hội Nghị Geneve 1954 về
Việt Nam. Phái đoàn khởi đi Pháp ngày 20-5-1954, hôm sau (21-5-1954) đến Pháp.
Ngày
21-5-1954 Đức Hộ-Pháp mở một cuộc hội-nghị báo-chí tại salon nhà hàng (hotel
George V) và thết-đãi các đại-diện báo-chí một tiệc sâm-banh. Trong cuộc
hội-nghị này Đức Hộ Pháp giao cho ông Ngô Khai-Minh đọc lời tuyên-bố… Sau đó
hiền huynh Ngô Khai Minh cũng có mặt trong nhiều sinh hoạt khác của Đức Hộ
Pháp.
Ngày
20-7-1954 Đức Hộ Pháp và phái đoàn về Việt Nam, hiền huynh Ngô Khai Minh về
theo, sau đó được phong Lễ Sanh phái Thượng và được giao nhiệm vụ Đại diện Đạo
Cao Đài ở Pháp.
Khi
Đức Hộ Pháp công du Á Châu Lễ Sanh Thượng Minh Thanh đi trong phái đoàn. Quý vị
Chiếu Minh Tam Thanh nhân khi hiền huynh Ngô Khai Minh có mặt ở Tòa Thánh Tây
Ninh năm 1954 mới tính toán để hô biến như thế nhưng không ngờ rằng Đại Lễ Phật
Mẫu năm 1954 Đức Hộ Pháp đang ở Đài Loan.
Một câu hỏi: Lễ Sanh
Thượng Minh Thanh Đại diện Cao Đài Giáo ở Pháp quốc hành đạo thế nào mà 20 năm
sau (1974) không thấy thăng lên Giáo Hữu?
4/- Chiếu Minh Tam Thanh không hiểu thế nào là Giáo
Chủ Đạo Cao-Đài?
Trong
ĐĐTKPĐ phân ra Hành Chánh Đạo và Chánh Trị Đạo.
Hành
Chánh Đạo (Pháp Chánh Truyền, 1926) Đức Cao Đài tách quyền của Giáo Tông (Chưởng
Quản Cửu Trùng Đài, Hành Pháp) và Hộ Pháp (Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài, Tư Pháp)
ra làm hai không cho hiệp một trong hành chánh.
Chánh
Trị Đạo (1931); có Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh là Hội Nhơn Sanh, Hội Hội Thánh và
Thượng Hội. Khi Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh thống nhất rồi mới dâng lên cho quyền
Giáo Tông và Hộ Pháp quyết định. Hai quyền Giáo Tông và Hộ Pháp hiệp lại là
quyền Chí Tôn tại thế hay quyền Giáo Chủ Đạo Cao Đài để quyết định về Chánh Trị
Đạo.
Năm
1934 Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt đăng tiên, Đức Hộ Pháp được công cử
cầm luôn Quyền Chưởng Quản Cửu Trùng Đài. Đức Hộ Pháp cầm quyền Chưởng Quản Nhị
Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng nên cầm quyền Chí Tôn tại thế hay cầm
quyền Giáo Chủ Đạo Cao Đài.
Đức
Hộ Pháp là người cầm pháp luật đạo và cũng là người từng hợp tác với Ngài Chiêu
trong ba tháng; biết rất rõ việc Đức Cao Đài định phong phẩm Giáo Tông cho Ngài
Chiêu nhưng Ngài Chiêu không tuân lịnh và lui về tu theo Pháp môn. Do vậy không
khi nào Đức Hộ Pháp giới thiệu như quý vị Chiếu Minh Tam Thanh viết như trên.
Có nghĩa là quý vị không hiểu Giáo Chủ Đạo Cao Đài là gì nên mới phong Ngài
Chiêu như thế. Cần nói rõ rằng đây là pháp luật của ĐĐTKPĐ hay Đạo Cao Đài còn
bên Pháp môn quý vị tôn xưng thế nào là quyền tự do của quý vị, Tôi hoàn toàn
không có ý kiến.
5/- Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ độc lập với Ngài Chiêu.
Đức
Cao-Đài Thượng Đế thâu nhận 2 nhóm môn đệ: Pháp môn của Ngài Chiêu (1921) và ba
vị Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang của ĐĐTKPĐ (1925).
Đức
Cao Đài dạy các vị ĐĐTKPĐ gặp ngài Chiêu để lo việc đạo và giao cho Ngài Chiêu
làm Anh Cả, nên sau ngày 28-01-1926 hai bên hợp tác nhau.
Ngày
26-4-1926 có cuộc Thiên phong đầu tiên của ĐĐTKPĐ ở đường Tổng Đốc Phương, nhà
ông Lê Văn Trung, Ngài Chiêu đến thấy đông người thì bỏ về không tham dự. Sau
đó tách hẳn ra. Như vậy thời gian hợp tác chưa đầy 3 tháng (28-01-1926 đến
26-4-1926). Hiểu theo ý nghĩa hợp đồng của Đức Cao Đài với Ngài Ngô Văn Chiêu
thì đó là một hợp đồng không thành, nên không có giá trị pháp lý.
Đạo
Sử Q 1 trang 94 của Bà Nữ Đầu Sư Hương Hiếu viết: Ông Ngô Minh Chiêu đáng lẽ
phải đắc phong Giáo Tông chánh vị, nhưng tiếc thay ngày lập Ðàn Thiên
Phong ông Chiêu đến thấy đông người ông sợ bỏ ra về, vì vậy mà ông không được
phong Giáo Tông, và về sau mất hẳn phẩm. (Hết trích).
Khi
Ngài Ngô Văn Chiêu liễu đạo Ngài Ngọc Trang Thanh thay mặt cho Hội Thánh Cao
Đài có CHÂU TRI dạy cầu nguyện cho Ngài Ngô Văn Chiêu: chủ mối Đạo
Chiếu-Minh-Đàn tại tỉnh Cần-Thơ; danh hiệu hai bên khác nhau nên hoàn toàn
độc lập nhau.
Nhiệm kỳ Thất ức niên (700.000) năm và nhiệm kỳ 1.500
năm.
Ngày
01-7-Bính Dần (09-8-1926) Đức Cao Đài dạy tịch đạo:
THANH Đạo tam khai thất ức niên,
Thọ như địa huyển thạnh hòa Thiên.
Vô-hư qui phục nhơn sanh khí,
Tạo vạn cổ đàng chiếu Phật-duyên.
(TNHT Q 1 trang 33 bản in 1972)
Theo
đó nhiệm kỳ của Đạo Cao Đài thất ức niên (700.000) năm.
Sách
Lịch sử Quan Phủ Ngô Văn Chiêu trang 114 & 115 viết: Đạo của
Cao Tiên đây hiệu là Thiên Hoàng (1) kể từ năm 1924 (2) gọi là
năm thứ nhứt về cơ Đại-Đạo đếm tới 500 năm, từ năm tram lẻ một tới 1.000 năm
sau là Địa Hoàng, rồi năm 1001 tới 1500 sau nữa là Nhơn Hoàng (3)
... Thiên hoàng từ 1924 đến 2424 = 500 năm
Địa Hoàng 2424 đến 2924 = 500 năm
Nhơn Hoàng 2924 đến 3424 = 500 năm
Tổng cộng: 1.500 năm.
Đừng cho ai coi biết làm chi, vì có ai tin họ còn nhạo
báng thêm nữa. Cái sự nhọc họ cho là dị đoan, còn cự vui vẻ dễ làm thì họ cho
là phải.... (hết trích)
Trích
đoạn trên là do chính Ngài Chiêu viết. Năm chữ Đạo của Cao Tiên đây
nghĩa là Chiếu Minh Tam Thanh có nhiệm kỳ 1.500 năm.
Danh
hiệu khác nhau, nhiệm kỳ hai bên khác nhau là rõ ràng, hậu tấn nên biết và tôn
trọng sự thật đó, không nên tạo ra những ngôn luận gây hiểu lầm mà phạm vào
vọng ngữ./.
Chú
thích:
(1)/- Link: lich_su_quan_phu_ngo_van_chieu.pdf
(2)/- https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2024/07/5065-tai-lieu-tu-ban-oc.html#more
đọc thêm
https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2021/06/3414-ao-tam-thu-2-xay-dung-thanh-that.html#more