Trang

Thứ Tư, 9 tháng 6, 2021

3414. ĐẠO TÂM THƯ 2: XÂY DỰNG THÁNH THẤT TẠI PHÁP.

 

Tiêu đề ĐẠO TÂM THƯ SỐ 2

Từ religion Historiccaodai

Đến: xaydungthanhthateurope

Ngày 29 thg 4 lúc 2:19 SA

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

Troisième Amnistie de Dieu

TÒA THÁNH TÂY NINH

Sancta Sedes Tay Ninh Centre Culturel Cao Dai (CCCD)

Đạo Tâm Thư / số: 002

83, Avenue de Jette 1090 Bruxelles

BELGIQUE

ĐẠO TÂM THƯ SỐ 2

TRUNG TÂM VĂN HÓA CAO ĐÀI CHÂU ÂU.

XÂY DỰNG THÁNH THẤT

Kính thưa Quý Chức Sắc, Chức Việc, Huynh, Tỷ, Đệ, Muội, Đồng Đạo, Thân hữu, mạnh thường quân, kính mến, thân thương,

Chúng Tiểu đệ xin trình bày nguyên nhân xây dựng Thánh Thất đầu tiên tại Thủ đô Âu Châu Bruxelles, Belgique. Trong khối thịnh vượng Liên Hiệp Âu Châu, gồm 27 quốc gia. Hiệp Âu Châu, gồm 27 quốc gia.


Dạ thưa quý Hiền vào năm 1985. Tiểu đệ định cư tại Paris, Pháp Quốc. Vài tháng sau hội nhập xã hội mới. Từ đó có thời gian hành Đạo tại Thư Viện Cao Đài Paris, được Giáo Sư Gustave Meillon tin cẩn.

Đầu tiên Giáo Sư Gustave Meillon trao cho Tiểu đệ một danh sách địa chỉ của đồng đạo sống tại Paris, Pháp. Giáo Sư bảo Tiểu đệ "tuần tự thăm viếng từng đồng đạo, và Giáo Sư xuất chi phí đi đường.

Người đầu tiên thăm viếng là Bà Trần Quang Vinh, (Mẹ của Ông Trần Quang Cảnh). Sống tại tỉnh Lyon, miền Nam nước Pháp. Từ Paris đến Lyon, 465Km.

Giáo sư còn bảo khi đến Lyon nhớ tranh thủ thăm Hiền Tỷ Hồ Kim Xuyến, em gái của Hiền Huynh Hồ Thái Bạch, con của Ngài Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa.

Khi Tiểu đệ đến tỉnh Lyon thăm viếng Bà Trần Quang Vinh mà Tiểu đệ gọi bằng Thím. Thím cháu gặp nhau vui mừng, trò chuyện Đạo cả ngày rất thú vị, truy nhiên thời gian trôi qua nhanh, thế mà chuyện cũ người xưa vẫn còn, đặc biệt Thím thuật lại chuyện Quân Đội Cao Đài, như Tự điển sống.

Đến 4 giờ chiều Hiền Tỷ Hồ Kim Xuyến vẫn chưa về nhà, bởi đi may quần áo bỏ mối. Trôi qua một ngày. Thím Trần Quang Vinh, tiễn đưa tôi ra xe về lại Paris, và hẹn có dịp xuống Lyon thăm Bà.

Người thứ Hai, Tiểu đệ phải viếng thăm là Ông Lễ Sanh Ngô Khai Minh:

Giáo Sư Gustave Meillon trao cho Tiểu đệ một tập tài liệu để đọc trước khi gặp Ông Ngô Khai Minh. Nội dung chi tiết rất nhiều, nhưng Tiểu đệ chỉ trình bày vài điểm chính như sau:

- Ngày 21 tháng 5 năm 1954. Đức Hộ Pháp chính thức viếng thăm nước Pháp, bởi Tổng Thống René Coty gửi văn thư mời, và Quốc Trưởng Bảo Đạo mời Đức Hộ Pháp làm Cố Vấn Tối Cao của Quốc Gia Việt Nam.

Ngày 11 tháng 6 năm 1954. Đức Hộ Pháp phong Lễ Sanh cho Hiền Huynh Ngô Khai Minh, và Hiền Tỷ LS/Lê Thị Kim Huê.

Ngày 16 tháng 6 năm 1954. Mở phiên họp, mục đích thành lập Văn Phòng của Hội Thánh Ngoại Giáo (VPHTNG) gồm có nhà nguyện. Trong buổi họp này, có 40 đồng đạo người Pháp, và GS.Gustave Meillon, ngoài ra còn có hai người Việt, lễ Sanh Ngô Khai Minh và Lễ Sanh Lê Thị Kim Huê.

Cũng nên, trình bày thêm LS/Ngô Khai Mimh là Phát ngôn viên của Hội Thánh Ngoại giáo. Hiền Tỷ LS/Lê Thị Kim Huê chuyên về kinh doanh cho Hội Thánh Phước Thiện Hội Thánh Ngoại Giáo, và Giáo Sư Gustave Meillon vâng lệnh Đức Hộ Pháp thành lập Thư Viện Cao Đài Paris. Cho thấy thánh ý của Đức Hộ Pháp tạo nền tảng truyền Đạo tại Âu Châu.

Trong cuộc họp, lấy quyết định đề cử LS/Ngô Khai Minh phụ trách mua Biệt Thự trên 12 phòng ốc tại Paris, và sau đó xây dựng Thánh Thất, với số tiền LS/Ngô Minh Khai đã ký nhận.

Thế nhưng LS/Ngô Khai Minh không thực hiện đúng theo Thánh ý của Đức Hộ Pháp, vì vậy kế hoạch truyền Đạo tại Âu Châu bị đình trệ 67 năm (1954-2021), không tiến lên được trong suốt một thời gian dài.

Ưu tư, và nguyện vọng của Đức Hộ Pháp vào năm 1954. Cần thiết thành hình Hội Thánh Ngoại Giáo tại Pháp nói chung, và Âu Châu nói riêng. Trước tiên thành lập văn phòng sau đó xây dựng Trước tiên thành lập văn phòng sau đó xây dựng Thánh Thất vào năm 1955. Hầu kiệp thời điểm khánh thành Tòa Thánh Tây Ninh.

Sau khi, Tiểu đệ đã có trên tay đầy đủ dữ kiện, dựa vào đó tìm ra đáp số. Vâng lời GS/Gustave Meillon đến tư gia thăm LS/Ngô Khai Minh, trưa cùng ngày Ông Ngô Khai Minh mời Tiểu đệ dùng cơm trưa tại một nhà hàng (Restaurant) Quận 16 Paris, sau tháp Eiffel. Mới biết Ông Ngô Khai Minh là chủ của nhà hàng này. LS/Ngô Khai Minh tiếp và chiêu đãi Tiểu đệ, bởi có lá thư giới thiệu của GS. Gustave Meillon.

Tuần lễ sau, Tiểu đệ đến thăm một lần nữa, đặt vấn đề Văn Phòng Hội Thánh Ngoại Giáo và Thánh Thất. Ông cho biết số tiền ấy, Ông đã sử dụng hết nay không còn.

LS/Ngô Khai Minh từ chối thảo luận vấn đề tài sản của Đạo. GS.Gustave Meillon kết luận: " - Cuộc gặp Ông Ngô Minh Khai không đem lại kết quả, bởi thiên hạ đã có ý mượn Đạo tạo đời!"

Tiểu đệ còn nhớ GS.Gustave Meillon với nhân cách thành viện của Bạch Vân Động, khuyên dạy rằng: " .... Thôi Cháu bỏ đi, chính Đức Hộ Pháp cũng không còn đề cập vấn đề này. Hy vọng mai sau sẽ phát triển Đạo theo động lực mới, và nguồn chảy của Đạo sẽ miên trường, ắc khi đó tuyệt diệu đến mức kỳ lạ mà không ngờ trước được, Chánh Đạo phát triển trong cái duyên ấy....."

Đầu năm 1985. Tiểu đệ được định cư tại Paris, đúng lúc chuẩn bị thành lập Hội Ái Hữu Cao Đài Paris, chủ trương không phân biệt chi phái, buổi ban đầu có tất cả chính (9) đồng đạo, trong đó có ba (3) người trẻ nhất là Huỳnh Tâm, Phan Quốc Uy (con của Ngài Phan Khắc Sửu, và Lê Hoàng Việt (con của Ông Lê Văn Tá. Cháu Nội của Đức Qu. Giáo Tông Lê Văn Trung). Qu. Giáo Tông Lê Văn Trung).

Bỗng vài tháng sau cùng năm 1985. Hiền Tỷ Diệu Thê (Lê Thị Mười) chi phái Tiên Thiên, mời Tiểu đệ đi cúng Trung Nguơn tại nhà LS/Ngô Khai Minh. Tiểu đệ rất mừng, hy vọng đã đến lúc LS/Ngô Khai Minh tỉnh ngộ, minh bạch.

Lúc khởi đầu cúng tại tư gia Hiền Tỷ Diệu Thê rất chật hẹp, cho nên mời LS/Ngô Khai Minh tham gia Hội Ái Hữu Cao Đài Paris, và xin cho lập bàn thờ hành lễ Đức Chí Tôn trên lầu Nhà hàng. Đồng đạo cúng tại nhà LS/Ngô Khai Minh được vài lần, đến khi thảo luận tài sản của Đạo, LS/Ngô Khai Minh liền từ chối, và không cho cúng nữa. Lúc này đồng đạo ở Paris rất khốn cùng không có nơi ổn định để hành lễ Đức Chí Tôn.

Từ năm 1954. Đức Hộ Pháp khởi động nguyện vọng xây dựng Thánh Thất tại Âu Châu, cho đến nay là 67 năm (1954-2021) đã trôi qua. Tuy có mặt Đạo nhưng thế sự chìm nỗi, thăng trầm trên đường Đạo, cho nên không biết đâu là điểm khởi đầu, hầu phát triển Đại Đạo tại Âu Châu!

Đã 67 năm trôi qua quá nhanh, nhưng vẫn chưa xây dựng được một thánh thất tiêu biểu của Đạo Cao Đài tại Âu Châu. Tuy Đạo ở Âu Châu cũng có nhiều nơi thờ Đức Chí Tôn, nhưng đó chỉ là hình thức nhà nguyện hay gọi đúng nghĩa Tiểu Thánh Thất, bởi Thánh Thất phải chiếu theo mẫu kiến trúc như Tòa Thánh Tây Ninh đã quy định từ mẫu số 2 đến số 6. Chỉ riêng Tòa Thánh mẫu số một (1). Nói chung Thánh Thất là chân dung hình tướng của Đức Chi Tôn tại thế, vì vậy phải có lầu Chuông, lầu Trống, v.v... đúng theo biểu tượng của Đạo Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh. Cho đến hay Đại Đạo còn vài năm nữa đúng 100 năm, thế mà tại Âu Châu vẫn không có một Thánh Thất biểu tượng nào của Đạo Cao Đài.

Vì những nguyên nhân trên CCCD (Trung Tâm Văn Hoá Cao Đài) không thể đứng ngoài Tâm Văn Hoá Cao Đài) không thể đứng ngoài cuộc. Cho nên tất cả thành viên CCCD, phát nguyện thực hiện theo Thánh ý của Đức Hộ Pháp. Đồng tâm hiệp lực, cộng khổ, chấp nhận mọi thử thách, với đôi vai quang gánh trách nhiệm vận động đồng đạo, gắn kết xây dựng Thánh Thất Bruxelles. Xem đây là một nhân cách cao quý của đồng đạo không phụ lòng, và nguyện vọng Thánh ý của Đức Hộ Pháp.

Nguyên nhân trên cho phép CCCD dấn thân, kêu gọi Cộng đồng Tín đồ Cao Đài khắp nơi nơi "Lập công bồi đức". Hy vọng, và lạc quan xây dựng được Thánh Thất đầu tiên tại Âu Châu, do toàn Đạo cùng nhau hợp lực, thực hiện công nghiệp Đạo tại Âu Châu.

Thánh Thất tại Âu Châu nêu cao tinh thần luật yêu thương của Đức Chí Tôn, và chân lý Đại Đạo, tiếng nói chung của toàn Đạo. Đây cũng là động lực phát triển Đại Đạo không thể thiếu vắng trong thời đại văn minh ngoài sức người bình thường, và truyền Đạo cũng trên nền tảng vững chắc dựa trên văn minh nhân loại phát triển Đại Đạo.

Nếu tại Âu Châu không có Thánh Thất đúng nghĩa Giáo lý và lịch sử của Đạo, xem như không còn giải pháp nào để truyền bá Đại Đạo vào Phương Tây, đúng thời điểm trái đất, và vũ trụ thu hẹp.

Dạ thưa Quý Hiền, đây là cơ hội đã đến lúc phải nắm lấy, bởi CCCĐ đã hỗ trợ 30% xây dựng Thánh Thất. Cơ hội rất hiếm không thể để mất một lần nữa!

Tuy vết xe cũ ở trên đã làm tổn thương tinh thần Đại Đạo. Nhưng ngày nay, đã có những tấn lớp đồng đạo hậu duệ của những năm 1975-2021. Nhất định hướng về tương lai cùng bước tiến lên; hầu phát triển Đại Đạo theo Thánh ý của Đức Hộ Pháp đã để lại dấu ấn lịch sự Đại Đạo tại Âu Châu.

Hy vọng, sau khi đồng đạo vận dụng "Lập công bồi đức" xây dựng hoàn thành Thánh Thất, tinh thần đồng đạo sẽ được ổn định, lúc ấy mọi dự án, kế hoạch phát triển Đại Đạo không những tại Âu Châu mà còn những đồng hành của các Châu lục, phát triển cùng một hành trình văn hóa "Lập tăng, lập từ".

Chúng Tiểu đệ thay mặt thành viên CCCĐ, đa tạ quý đồng đạo, mạnh thường quân khắp nơi nơi, đồng tâm, hiệp lực, gắn kết cùng nhau vận động đặt viên gạch đầu tiên xây dựng Thành Thất tại Thủ đô Âu Châu (Bruxelles, Belgique).

Ban vận động xây dựng Thánh Thất, kính chúc quý chư Huynh, Tỷ, Đệ, Muội, Đồng Đạo, Mạnh Thường Quân. Cùng nhau cầu nguyện hồng ân Đức Chí Tôn, và Phật Mẫu. Ban phép lành chan rưới khắp cùng đến với Quý Hiền cộng hưởng thân tâm, an lạc, mọi suy tư dự phóng sáng tạo thành công tốt đẹp, mẫn kiện, an lành, đầy tràn sức khoẻ, hạnh phúc.

Hy vọng, lạc quan ân điển, viên thành, hảo ý, trên đường tu tập Đại Đạo.

"Nam Mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát."

Ngày 29 tháng 3 năm Tân Sửu (2021) Bruxelles, BELGIQUE.

TM/CCCĐ/ Ban vận động & xây dựng Thánh Thất Bruxelles, Belgique.

HT/Huỳnh Tâm

Centre Culturel Cao Dai

Giám Đốc,

Nguyễn Gia Thưởng

Ký tên

* Kính thưa, công quả gửi về Tài khoản của: CENTRE CULTUREL CAO DAI (CCCD).

Số Tài Khoản: - KBC. BE54 7370 5245 3397. (Số tài khoản ngân hàng quốc tế) Và mã hóa (Code): - KREDBEBB. (Mã hóa định dạng ngân hàng)

* TTVHCĐ. Văn thư loan tải, và lưu:

- Giám Đốc Nguyen Gia Thuong.

- Tổng Thư Ký. HT/Huynh Tam.

- Phó Giám Đốc. Pham Huu Phuc.

- Thủ Quỹ. Doan Thanh Tung.

* Địa Chỉ Ngân Hàng. KBC Brussels Jette 474, Rue Leopold I 1090 Brussels BELGIUM.

* * * Kính hoan hỷ, gửi về địa chỉ Liên lạc, Công Quả : CENTRE CULTUREL CAO DAI (CCCD) 83, Avenue de Jette 1090 Bruxelles BELGIQUE.

E-mail: Centre Culturel Cao Dai

1 - caodaihistoric3@gmail.com

2 - huynhtam@centreculturelcaodai.org