BÀI 2.
LỄ THƯỢNG TƯỢNG.
(Bài
2, 3 tiết)
*: Mục
đích.
Cùng nhau nhận thức được: Đạo do đâu mà có? Đạo là gì? Đạo phù hợp với tài
nguyên và môi trường để xây dựng nền văn minh tâm linh.
**: Yêu
cầu.
Nhận thức được tính nhất luật và mở trong pháp luật #. Sự bình quyền trong tôn
giáo. Pháp luật tôn giáo phù hợp với triết lý tôn giáo. Thầy đến để ban ân lành
cho nhân loại.
***: Kỹ
năng.
Biết cách trình bày cho bạn đồng môn hiểu đúng, làm đúng về Lễ Thượng Tượng.
Người tôn giáo bạn, ngoại đạo hiểu ý nghĩa Thiên nhãn trong nền văn minh mới.
@@@
1/- Ý
nghĩa Lễ Thượng Tượng.
Người tín ngưỡng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (ĐĐTKPĐ)
khi có nơi trú ngụ ổn định thì nghĩ ngay đến việc Thượng Tượng tại tư gia. Lễ
Thượng Tượng là nghi lễ đưa Thiên Nhãn và các lễ phẩm lên nơi thờ phượng. Đó là
ngày rất thiêng liêng với người Đạo Cao Đài. Luật đạo qui định mỗi người đạo
Thượng Tượng một lần. Khi sửa nhà hay di chuyển chỗ ở thì làm Lễ An Vị Thánh
Tượng. Thiên Bàn là Thể Pháp quan hệ đến triết lý của Đạo Cao Đài về phương
diện thiên nhân hiệp nhứt và bình quyền trong xã hội nên rất quan trọng.
1.1/- Thờ Thần Lương Tâm.
Thiên Nhãn là hình
trạng của lương tâm toàn thể, làm nền móng cho Cao Đài, nghĩa là đền thờ cao
trọng hay là đức tin lớn của Chí Tôn tại thế nầy, y như hai câu thi của Đức
Chưởng Đạo Nguyệt Tâm (Victor Hugo):
L’ oeil mystique seul
verra la religion nouvelle,
La grande foi gite dans la conscience universelle.
Có Thiên Nhãn mới tường
chánh giáo,
Tin Cao Đài do đạo lương tâm.
Thờ Thiên
Nhãn là thờ tánh mạng mình và Chí Tôn, nghĩa là thờ lương tâm của toàn thiên hạ
(Le culte de la conscience).
(Đức Hộ Pháp, ngày 15-8-Quí Dậu “Dl
4-10-1933”.)
Thượng Đế ngự trên ngôi Thái Cực, Thái Cực là
hiện thân của đạo nghĩa là Thượng Đế đem Đạo đến với nhân loại qua thiên bàn
tại tư gia (theo Thể Pháp).
1.2/- Đạo là gì? Đạo do đâu mà có?
Thầy dạy năm 1926, tại Chùa Gò Kén: Đạo tức là con đường để cho Thánh, Tiên, Phật
đọa trần do theo đó mà hồi cựu vị. Đạo là đường của các nhơn phẩm, do theo mà
lánh khỏi luân hồi. (TNHT Q 2, bài đầu tiên)
Kinh dạy: Đạo
gốc bởi lòng thành tín hiêp.
Đức Chí Tôn dạy chi tiết hơn.
Đạo do
nơi phàm mà phát ra, tiếp lấy cái thiêng liêng của THẦY mà hiệp đồng mới sanh
sanh hóa hóa thấu đáo cả Càn Khôn. Người mà biết Đạo ấy là kẻ hữu phần, còn
người chưa thấu đáo nền Đạo ấy là kẻ vô duyên. TNHT Q 2 ngày
18-1-1927 (15-11-Bính Dần).
1.3/- Sự bình quyền và tương thân trong tôn
giáo.
Tín
đồ dù giàu hay nghèo, trí thức hay bình dân, quan quyền hay thường dân, Nam hay
Nữ, màu da sắc tóc, ngôn ngữ hay chính kiến đều thờ như nhau, cúng kiến như
nhau. Nghĩa là trước mặt Thượng Đế tất cả đều bình quyền.
Tạo
tình tương thân tương ái: Hội Thánh sắp xếp 12 nhà tạo thành một liên gia.
Mỗi liên gia tổ chức cúng liên gia. Mỗi nhà cử một người, cứ chiều thì đến cúng
nơi tư gia một người, cứ 12 ngày là đủ một vòng và bắt đầu vòng mới. Đó là cách
thức tạo tình thân ái, sẳn sàng tương trợ nhau trong mọi tình huống.
Tại tư gia người đạo có đủ
quyền cúng tứ thời, như vậy mỗi tư gia đã là một thiền đường.
1.4/-
Ban quyền tự chủ khi biến sự.
Biến
sự do cường quyền: Khi đạo bị cường quyền khống chế hay chiếm Tòa Thánh, Thánh
Thất ... người đủ đức tin sẽ có đủ điều kiện để thực hành các nghi lễ mà không
bị lệ thuộc vào tà quyền. Đạo tạo điều kiện để bảo
vệ quyền tự do tôn giáo.
Chứng minh cụ thể là từ năm 1997 nhà cầm quyền Việt Nam lập
ra chi phái 1997 và cho chi phái nầy chiếm Tòa Thánh Tây
Ninh và nhiều cơ sở của Đạo nơi địa phương. Người Đạo Cao
Đài lập năm 1926 không tùng chi phái có thiên bàn tại tư gia nên vẫn có
phương tiện thực hành tín ngưỡng thường ngày lẫn quan, hôn, tang lễ
mà không phải bị lệ thuộc vào chi phái 1997.
Biến sự do thời tiết hay dịch bịnh: Cuối năm 2019 cả thế giới bị ảnh hưởng bởi Coronavirus (Covid-19). Đa số
các quốc gia phải đóng cửa biên giới, công dân phải hạn chế đi lại để hạn chế
lây lan. Gặp
lúc đi lại khó khăn do thời tiết…. Nhờ có Thiên Bàn tại tư
gia nên người Tín đồ Cao Đài vẫn có điều kiện cúng
lễ tại nhà….
2/- Pháp
Chánh Truyền chú giải.
PHÁP CHÁNH TRUYỀN:
Chúng nó đặng đi khai đàn cho mỗi Tín Đồ.
CHÚ GIẢI: Lễ Sanh phải
đi thăm viếng các nhà Đạo Hữu, thượng tượng khai đàn; dạy cho biết lễ nghi cúng
tế Thầy, thay quyền cho Giáo Hữu.
Như ngày
kia Đạo đã xuất dương ra ngoại quốc thì sẽ có nhiều dân tộc chẳng có thể thờ
phượng như Nam, phận sự của Lễ Sanh đây mới ra sao? Tưởng chẳng chi khác hơn là
đổi ra phần thăm viếng Tín Đồ, an ủi, dạy dỗ chăm nom dìu dắt trong đường Đạo
cũng như đường Đời, thay quyền cho Giáo Hữu.
***: Sự uyển chuyển để xây dựng nền văn minh
mới.
Nền văn minh nhân loại đang hưởng dụng là văn
minh Thiên Chúa Giáo (niên lịch tính từ lúc Thiên Chúa giáng sinh, một tháng có
4 ngày Chúa Nhật).
Văn minh tâm linh một tháng có 02 ngày đi đến
Thánh Thất, Điện Thờ (mùng 1 và 15) nên buổi đầu các nghi lễ tiến hành rất khó
khăn với phương Tây. Thêm nữa khí hậu phương Tây buộc người dân phải thiết kế
nhà ở khác với Việt Nam. Do vậy Thầy cho phép linh động. Nhưng sự linh động đó
phải qua sự chuẩn thuận của Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh chứ không do một địa
phương đơn phương quyết định. Triết lý của Quốc Đạo cho phép linh động nhưng
cũng có qui trình. Về dịch lý đó là sự khó khăn từ văn minh Tứ Tượng sang Lưỡng
Nghi.
***: Có thể chế giảm không lập Thiên Bàn tại tư
gia, nhưng hể lập thì phải đúng thể pháp.
3/- Bố
trí 12 lễ phẩm.
Số 1: Thánh tượng THIÊN NHÃN; 2: Đèn Thái Cực; 3: Trái cây; 4: Bông; 5: Nước trà (để bên hữu ấy là ÂM); 6-7 và 8: Ba ly rượu; 9: Nước trắng (để bên tả ấy là DƯƠNG); 10 và 12: Hai cây đèn; 11; Lư Hương. Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo in lần đầu năm 1936 cho đến bản in năm 1975 đều bố trí Thiên Bàn như nhau.
4/- Tiến
hành nghi lễ Thượng Tượng
Trường
hợp bình thường: Gia chủ sắp xếp nơi thờ Thầy và mua sắm 12 lễ phẩm trên thiên
bàn. Mua thêm chuông mõ và vị chủ lễ trợ giúp việc bố trí thiên bàn cho hoàn
tất.
Lễ
Thượng Tượng tiến hành theo nghi thức có dâng tam bửu.
Sau khi dâng tam bửu
thì thượng sớ và đọc ngũ nguyện rồi bãi đàn.
Nhập
đàn trở lại tụng kinh Di Lạc Chơn Kinh và Kinh Cứu Khổ xong bãi đàn. Lễ Thượng
Tượng đã hoàn tất.
Trường
hợp đặc biệt. Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo dạy: Trong gia đình có người mất mà
người trong thân chịu Nhập môn thì chức việc cứ Thượng Tượng cho Nhập môn rồi
thiết lễ tang sự luôn.
Gọi là dặc biệt vì thường thì có theo đạo rồi mới làm Lễ Thượng Tượng, nhưng
đây là hứa nhập môn nên được làm Lễ Thượng Tượng trước, sau đó mới nhập môn.
5/- Những vấn đề về Thiên Bàn.
Thiên Bàn
đã bị một số vị sửa đổi như sau.
5.1/- Thiên bàn hình chữ Chủ (Chúa).
Giáo
Hữu Thượng Lý Thanh. Thiên Bàn Thờ Tại Tư Gia (Bản trên internet- TỦ SÁCH
CAO ĐÀI). Trưởng Ban Kiểm Duyệt Kinh Sách Hiến Pháp Hiệp Thiên Đài kiểm duyệt:
10-7-Canh Tuất (dl. 11-8-1970). In 01-8-Canh Tuất (1970).
* Nhận xét: HH Giáo Hữu đã thay đổi vị trí các lễ phẩm (sắp xếp cho 03 hàng bằng nhau; giử nguyên số thứ tự) và giải thích đó là chữ CHỦ (cũng đọc là chữ CHÚA).
5.2/- Thiên
Bàn của chi phái 1997.
(Chi phái 1997 thay đổi vị trí “sắp xếp hàng thứ nhì và thứ tư bằng nhau. Thu ngắn hàng thứ 3. Còn số thứ tự thì giử nguyên).
5.3/- HH
Hiền tài Nguyễn Văn Hồng sửa Thiên Bàn.
1/ Thánh
tượng Thiên nhãn. 4/ Dĩa trái cây. 2/ Đèn Thái Cực. 3/ Bình bông. 6/ Tách nước
trà. 8, 7, 9/ Ba ly rượu. 5/ Tách nước trắng. 10 và 11/ Cặp đèn Lưỡng Nghi. 12/
Lư hương.
HH Hiền Tài
Nguyễn Văn Hồng đã thay đổi số thứ tự và vị trí 12 lễ phẩm (BƯỚC ĐẦU HỌC
ĐẠO trên internet-TỦ SÁCH CAO ĐÀI).
6/- Những vấn đề về Thiên Nhãn & Thánh
Tượng.
6.1/- Thiên
nhãn của ĐĐTKPĐ khác với bên Pháp Môn.
Đạo Sử Q 2.
Ngày 16-01-1927 (âl. 13-12-Bính Dần): Ðức Thái Bạch dạy lập Tân Luật & thâu
Môn Ðệ.
Thượng Trung Nhựt, những mấy miếng Thiên Nhãn
Hiền Hữu cũng nên thâu nạp cho đẹp lòng Thầy... Cười....
Chiêu khẩn vái thường ngày ăn năn sám hối, lo
tận tâm cùng chư Hiền Hữu hành Ðạo.
Thầy xin Lão tha, song tha sao cho tiện, nếu
chẳng giữ nghiêm, Ðạo phải loạn.
Lão chẳng tha, nhưng mà Thiên Nhãn chư
Hiền Hữu thâu dụng đặng cho thuận theo Thánh ý, lại cũng chỉ rõ cho đời hiểu
rằng chư Hiền Hữu đã mang hàm oan buổi trước vậy.
6.2/- Thánh
Tượng hiện nay chưa hoàn chỉnh.
Vi bằng Hội
Nhơn Sanh 1974 trang 475 & 476.
6.3/- Pháp lý đổi Thánh Tượng.
6.4/- Đại Hội Nhơn Sanh Quyết nghị: xin Hội
Thánh xem xét lại.
6.5/- Thỉnh cầu: Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh dùng
mẫu của Đức Hộ Pháp đã ban hành.
Đức Hộ Pháp cầm quyền Chưởng Quản Nhị Hữu Hình
Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng là cầm quyền Chí Tôn tại thế để ban hành Thánh
Tượng trên đây. Chiếu theo Thiên Thơ (Thánh Ngôn Hiệp Tuyển) thì chỉ có Quyền
Vạn Linh mới có thể cầu xin thay đổi. Do vậy thỉnh cầu Ba Hội Lập Quyền Vạn
Linh giữ nguyên mẫu.
Hơn nữa Hội Thánh đã thay đổi mà không đạt được
sự đồng thuận của Ba Hội thì lại càng không nên đổi.
Chú ý: Thọ bửu pháp (10 ngày chay), luyện đạo
(trường trai); nhu vậy thọ bửu pháp và luyện đạo là hai việc khác nhau.
@@@
TÌM HIỂU THÊM: Pháp Chánh Truyền liên quan đến
Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo như thế nào?
1/- PCTCG ban hành ngày 15-2-Tân Mùi
(02.04.1931) phẩm Chánh Phối Sư có đoạn:
Nhờ Ngài và Hội Thánh
cầu khẩn, Thầy đã giáng bút truyền các bí pháp ấy cho Hộ Pháp (2).
(2) Mừng thay cho nhơn loại chút ít rồi.
Hội Thánh Chơn Truyền Tân Pháp đã đạt đặng như phép "Giải Oan",
phép "Khai Sanh Môn", Ban Kim Quan vân vân..., lại còn nhiều bí pháp
nữa mà Hộ Pháp chưa có lịnh truyền và lại bị chúng sanh và Hội Thánh còn mờ hồ
không nạp dụng. Ngày nay chẳng biết các Đấng Thiêng Liêng là chư Thần, Thánh,
Tiên, Phật tại Bát Quái Đài đã thọ lịnh của Thầy mà hành Pháp vì thuộc về quyền
hành của các Đấng ấy; ngày nay mới tính sao? Trong các bí pháp có cơ mầu nhiệm
đắc Đạo, bây giờ các Đấng ấy có cho hay là không? Thảm! ...(Cười), nếu Lão có
phương chỉnh đốn nền Đạo lại thì đặng, bằng chẳng vậy, thì không có một người
đắc Pháp, Cửu Trùng Đài cũng đã yểm quyền Bát Quái Đài mà chớ: Thật vậy đó
chút!
2/-
Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo, ban hành 1936.
Lời
tựa viết: … Chúng ta thầm xét thì đủ hiểu
rằng: Đã trải qua mười năm Chí-Tôn mới mở cơ tận độ. Cơ tận độ nhơn sanh duy kể
từ ngày ban Tân-Kinh nầy mà thôi.
Thương thay cho những
kẻ vô phần chịu phận thiệt thòi qui liễu trước ngày Tân-Kinh chuyển Pháp. Ấy
cũng là quả kiếp của nhơn sanh do Thiên-Thơ tiền định. Nếu chúng ta thương
tưởng thì duy có một phương độ-rỗi là trì tụng Di-Lặc Chơn-Kinh hầu các đẳng
linh-hồn đặng siêu-thăng Tịnh-độ.
NHẬN
XÉT:
2.1/-
Khi ban hành PCTCG thì Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo chưa có. Đến khi có Kinh Thiên
Đạo và Thế Đạo thì Đức Hộ Pháp mới viết KINH GIẢI OAN và các bài khác. Các Đấng Thiêng Liêng là chư Thần, Thánh, Tiên,
Phật tại Bát Quái Đài đã thọ lịnh của Thầy mới ban cho Kinh.
(((Các
Đấng ban kinh có ghi sau hay trước các bài kinh.
Kinh
Cúng Tứ Thời đã có từ trước ngày mở Đạo (1926) sau đó mới có thêm các bài khác
(1935) để tạo thành Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo.
Từ
có Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo thì Cửu Trùng Đài mới có điều kiện để thi hành các
pháp để độ rỗi con cái Đức Chí Tôn.
Như
vậy Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo chính là đáp án mà Đức Lý Giáo Tông nêu ra cho
người Đạo lưu ý.)))
2.2/-
Câu: … Cửu Trùng Đài cũng đã yểm quyền
Bát Quái Đài có ý nghĩa thế nào?
Gió
vốn không có hình dạng và không ai thấy gió. Nhưng nhờ vào mặt nước lao xao,
nhờ vào cành lá rung rinh mà chúng ta đồng ý nhau là có gió. Ấy là nhờ cái hữu
hình để đoán nhận vô hình.
Thầy
lập ĐĐTKPĐ là để ban thưởng cho nhân loại. Nhưng Thầy và các Đấng vốn vô hình,
vô ảnh nên nhơn loại khó mà biết được. Do vậy mới cậy Cửu Trùng Đài hành pháp
để nhơn sanh biết. Mà Cửu Trùng Đài chưa thọ đắc các pháp làm sao hành pháp?
Thầy
đến để độ rỗi cho nhân loại. Nhưng Thầy cao không với tới, khuất không rờ đặng
nên nhơn sanh mấy ai đã nhận biết, cho nên Thầy muốn bày ra cho nhơn sanh Thấy
rằng Thầy đến ban ân cho nhân loại. Thầy phân cho Cửu Trùng Đài lo về CẦU RỖI,
nghĩa là làm nhịp cầu để dâng lên cho Bát Quái Đài SIÊU RỖI. (2)
2.3/-
Cầu rỗi là tạo một đầu cầu, làm một nhịp cầu để Bát Quái Đài ban ân. Trong Kinh
Thiên Đạo và Thế Đạo ngay sau các bài kinh cầu thì phải đọc tiếp một bài kinh
nữa.
Các
vị Chức Sắc, Chức Việc đương quyền hành chánh chính là phương tiện để Bát Quái
Đài siêu rỗi các chơn hồn khi lìa trần và an ủi tâm hồn con cái Đức Chí Tôn nơi
biển trần khổ. Nghĩa là các Đấng không có thể xác nên phải cậy Cửu Trùng Đài
hành pháp về hữu hình và các Đấng hộ trì phần vô vi. Nghiệp hữu hình tượng đủ vô vi là như vậy.