BÀI 3.
Ý NIỆM VỀ LỄ TRONG ĐĐTKPĐ.
“Lễ trong nền văn minh
tâm linh”
(Bài
3, 1 tiết)
*: Mục
đích:
Giúp học viên hiểu được tầm quan trọng của Lễ trong ĐĐTKPĐ. Hiểu được Lễ
theo nguyên lý của Tam Kỳ Phổ Độ: Từ hữu hình đến vô vi (Từ vật thể đến phi vật
thể).
**: Yêu
cầu:
Hiểu được cái gốc của Lễ là kính. Tôn trọng sự khác biệt về sự biểu hiện của Lễ
(là sự biểu hiện bên ngoài là văn hóa) của vùng, miền hay dân tộc.
***: Kỹ
năng: Biết cách trình bày cho bạn đồng môn hiểu
đúng, làm đúng Lễ của đạo trong hài hòa với các nền văn hóa khác nhau để tự
giác, tự nguyện dâng lễ hiến trân trọng nhất là chữ HÒA lên Đại Từ Phụ và các
Đấng (các lễ phẩm, các nghi là vật thể để tiến đến chữ HÒA là phi vật thể).
@@@
Nội dung.
1/- Lễ trong nguyên lý & triết lý ĐĐTKPĐ
ĐĐTKPĐ có thể pháp và bí pháp đi liền nhau, bất
khả phân ly như hai mặt của một bàn tay.
Lễ là một thể pháp.
Lấy chính thể pháp của đạo để hiểu. Lấy chánh
tự của Thầy là Tiếng An Nam để hiểu Lễ trong nguyên lý & triết lý của
ĐĐTKPĐ.
Lễ bái
thường hành tâm đạo khởi (Nhiệm vụ của Lễ là để khởi lên cái tâm đạo
của mỗi người). Đạo do đâu mà có?
Đạo do
nơi phàm mà phát ra, tiếp lấy cái thiêng liêng của THẦY mà hiệp đồng mới sanh
sanh hóa hóa thấu đáo cả Càn Khôn
Thầy vốn vô hình vô ảnh, cao không với tới,
khuất không rờ đặng thì cái thiêng liêng của Thầy làm sao biết để hiệp? Chính
Thầy có thật hay không có thật là một trường thắc mắc cho nhơn loại xưa nay;
vậy thì cái thiêng liêng của Thầy là gì ta cần làm rõ? Có làm rõ được cái
thiêng liêng của Thầy trong nền đạo thì con đường đạo mới hanh thông vững chãi.
Ta phải hiểu rằng: Thầy đem cái thiêng liêng
của Thầy ký thác vào Thiên Thơ (Thánh Ngôn Hiệp Tuyển); Kinh Thiên Đạo và Thế
Đạo, Tòa Thánh Tây Ninh và những thể pháp vệ tinh xung quanh Tòa Thánh (là
những Thể Pháp ở tọa độ gốc, tọa độ Zero) … Tự mình xác định được như vậy mới
đủ niềm tin bước vào trường lớp của Thầy, khi đã tự hiểu thì ta cũng sẽ hiểu
thêm rằng bất luận bình dân hay trí thức, tin hay không tin cũng được vào học.
(Di Lặc Chơn Kinh: nhược nhơn hữu niệm nhược nhơn vô niệm thính đắc ngã ngôn phát tâm
thiện niệm tất đắc A Nậu Đa La Tam Diệu Tam Bồ Đề tất đắc giải thoát ) hay
(Chí Tôn đại xá nhứt trường qui nguyên
- Phật Mẫu Chơn Kinh). Từ đó mỗi người vào (CUNG
NHƯ Ý- Cửu 3), lên (XE NHƯ Ý-Cửu
5) để xem mình còn thiếu cái gì và tự mình lên lập trình giải quyết (Cung Lập Khuyết tìm duyên định ngự, Lãnh Kim
Sa đặng dự Như Lai- Cửu 6)
Không hiểu được ý nghĩa của Lễ trong triết lý
và nguyên lý; không hiểu Đạo do đâu mà có? Đạo là gì? Thì không sao hiểu được
câu Đạo Thành Nhờ Lễ. Không
sao xây dựng được nền văn minh mới (Văn Minh Tâm Linh) mà Thầy đã dày công bố
hóa. (Xây dựng Tòa Thánh Tây Ninh từ 1927 cho đến 1955 khánh thành là 28 năm).
Hiểu Lễ là một nhịp cầu để khởi tâm đạo (Lễ bái thường hành tâm đạo khởi), hiểu
đạo theo Tam Kỳ Phổ Độ thì thấm thía được câu Đạo Thành Nhờ Lễ.
2/- Một vài biểu hiện của Lễ trong nền văn minh
tâm linh.
Nguyên tắc: trên
dạy dưới phải lấy lễ; dưới gián trên đừng thất khiêm cung.
2.1/- Lễ của Thầy đối với môn đệ và nhân loại: các con lo cho Thầy, Thầy lo lại cho các con.
Vậy lễ nào Thầy muốn hơn hết, lễ nào quan trọng
nhất đối với Thầy? Xin thưa rằng: Hòa là Lễ hiến trân trọng nhất của con người
dâng lên các Đấng. Hòa trong chính thể xác mình (là mạnh khỏe) trong tinh thần
mình (là sự sáng suốt để phụng sự nhân loại theo luật tấn hóa và phụng sự). Hòa
giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tổ chức, tổ chức với tổ chức. Hòa của
Ngôi Thái Cực: Các Chánh Tánh Mạng, Bảo
Hợp Thái Hòa. (Xem chữ Hòa trong Pháp Chánh Truyền Chú Giải và Phật Mẫu
Chơn Kinh…
2.2/- Lễ của môn đệ với nhau:
Dạy lẫn
cho nhau đặng chữ hòa.
Muốn hòa nhau thì phải giữ LỜI MINH THỆ. (Đã
học rồi)
Giải thích chữ lệ trong Lời Minh Thệ (QUỐC
ĐẠO).
Thầy lập ĐĐTKPĐ là lập Quốc Đạo. Nghĩa là nền
đạo có tổ chức minh bạch như một quốc gia. Quốc gia ấy do Trời dạy lập ra nên
gọi là nước Trời tại thế gian nầy và do Thầy làm chủ. Nghĩa là lập một thế giới
riêng cho môn đệ sống trong hòa bình, dân chủ, tự do. Đó là lập địa cầu 67 ngay
trong địa cầu 68 nầy (Thể pháp Quả Càn Khôn và nhân sự Hành Chánh Đạo-NHỰT, NGUYỆT,
TINH và các ngôi sao. Thầy ngự trên ngôi Bắc Đẩu).
Do vậy chữ LỆ CAO ĐÀI hoàn toàn không có nghĩa
là lệ làng (mỗi làng có lệ riêng) trong thời văn minh nông nghiệp.
Án lệ trong một quốc gia là khi xảy ra một sự
việc, một tình huống vượt ra ngoài pháp luật thì nhân sự có thẩm quyền cao cấp
nhất về luật pháp ngồi lại để xem xét và giải quyết theo đạo lý. Khi ÁN đã căn
cứ vào đạo lý để tuyên thì đương nhiên phù hợp với pháp luật, bởi vì pháp luật
từ trong đạo lý mà ra. Từ đó về sau khi có việc tương tự thì cứ chiếu theo đó
mà giải quyết nên thành ra ÁN LỆ.
Lệ trong nền văn minh tâm linh phải do Quyền
Chí Tôn tại thế (là các án đã căn cứ vào pháp luật đạo để xử hay các bút phê
còn lưu lại), hay là do Hội Thánh đã giải quyết. Lệ chỉ xuất hiện khi có tình
huống mà Pháp & Luật không bao quát hết. Lệ không phải do các địa phương
hay nhiều người làm rồi viện lẽ rằng đó là lệ. Hiểu chữ lệ như thế thì toàn bộ
pháp luật của đạo trở nên vô dụng và đạo loạn lạc rồi tan rã. Thậm chí chi phái
1997 bắt banh chọn phái là số đông rồi viện lẽ là Lệ thì ta không phương biện
luận chi đặng, bởi vì chính ta đã không lấy pháp luật làm căn bản để để giải
quyết.
2.3/- Lễ trong giáo huấn.
Kinh nhập học.
Cầu khẩn
Đấng Chơn Linh nhập thể,
Đủ thông
minh học Lễ học Văn.
2.4/- Tướng lễ là gì?
Tướng lễ là cái thiệt tướng của lễ (cũng như
câu đạo ra thiệt tướng). Thiệt tướng của Lễ có thể hiểu theo nghĩa đen và nghĩa
bóng.
Nghĩa đen là Lễ được qui định thành văn bản và
nền đạo căn cứ vào đó để thi hành. (Hiểu ông A hay B làm Tướng Lễ là rất buồn
cười)
Nghĩa bóng là hiểu từ Lễ có vật thể đến phi vật
thể. Pháp Chánh Truyền Chú Giải đã thể hiện. PHÁP CHÁNH TRUYỀN: Chúng nó đặng đi khai đàn cho mỗi Tín Đồ.
CHÚ GIẢI:
Lễ Sanh phải đi thăm viếng các nhà Đạo Hữu, thượng tượng khai đàn; dạy cho biết
lễ nghi cúng tế Thầy, thay quyền cho Giáo Hữu.
Như ngày kia Đạo đã xuất dương ra ngoại quốc thì sẽ có nhiều dân
tộc chẳng có thể thờ phượng như Nam, phận sự của Lễ Sanh đây mới ra sao? Tưởng chẳng chi khác hơn là đổi ra phần thăm viếng Tín Đồ,
an ủi, dạy dỗ chăm nom dìu dắt trong đường Đạo cũng như đường Đời, thay quyền
cho Giáo Hữu.
Từ việc thờ phượng theo nghi thức đến thờ
phượng trong tâm hồn là từ vật thể đến phi vật thể. Đó là nghĩa bóng của Tướng
Lễ.
Thiên Bàn hay Thánh Tượng là cái NGHI, cái hình
thức còn nội dung là sự kính trọng. Tài nguyên của Đạo là sẳn có nhưng cũng tùy
môi trường để tài nguyên phát huy hiệu quả trong pháp & luật.
Thật ra khi trong lòng đã có sự kính trọng và
thấy rằng sự thờ phượng cho đúng nghi rất quan trọng thì chính những nơi không
thể thờ phượng Thầy sẽ chuyển hóa để tự nguyện lập Thiên Bàn. Đó chẳng qua là
sự khởi đầu khác nhau mà thôi. Đó là ý nghĩa câu kinh:
Hiệp vạn
chủng nhứt môn đồng mạch,
Qui thiện
lương quyết sách vận trù.
Xuân Thu,
Phất Chủ, Bát Vu,
Hiệp qui
Tam Giáo hữu cầu chí chơn. (Phật Mẫu Chơn Kinh).
Đạo học có câu: Dĩ bất biến ứng vạn biến hay Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm… nghĩa
là dụng tâm đạo (là cái không thấy được) để đối vật theo lẽ đạo (là cái phải
giải quyết) chính là Qui thiện lương
quyết sách vận trù. Thầy dạy lo lập: Trường học, Sở dưỡng Lão Ấu, Tịnh Thất
thì sau này chùa chiền không sức mà quản lý… cũng là dạy theo diện lấy tâm để
xử thế (Đạo nhơn luân cư xử cùng Đời
để dìu đời)
2.5/- Với nhân loại.
Cái gốc của Lễ là kính.
Cái quí trọng nhất của nhân loại là mạng sống.
Lễ của nhân loại đối với nhau là Kính trọng mạng sống của nhau (chúng sanh).
Không kính trọng mạng sống của chúng sanh được thì mọi hình thức khác chỉ là
các cấp bên dưới.
Dạy con bắt đầu từ nguồn gốc của Lễ: Kính trọng
sanh mạng.
Mình muốn nên đạo thì phải giúp cho người nên
đạo….
3/- Lễ thời nhị kỳ phổ độ.
3.1/- Đạo Đức Kinh, chương 38. …Cố
thất đạo nhi hậu đức, thất đức nhi hậu nhân, thất nhân nhi hậu nghĩa, thất
nghĩa nhi hậu lễ. Phù lễ giả, trung tín chi bạc, nhi loạn chi thủ. Tiền thức
giả đạo chi hoa, nhi ngu chi thủy….
Tạm hiểu: Cho
nên đạo mất rồi sau mới có đức, đức mất rồi sau mới có nhân, nhân mất rồi sau
mới có nghĩa, nghĩa mất rồi sau mới có lễ. Lễ là biểu hiện của sự suy vi của sự
trung hậu, thành tín, là đầu mối của sự hỗn loạn. Dùng trí tuệ để tính toán
trước, thì [mất cái chất phác] chỉ là cái lòe loẹt [cái hoa] của đạo, mà là
nguồn gốc của ngu muội. Cho nên bậc đại trượng phu [người hiểu đạo] giữ trung
hậu thành tín mà không trọng lễ nghi, giữ đạo mà không dùng trí xảo, bỏ cái này
mà giữ cái kia.
3.2/- Nho giáo.
Khi được hỏi về việc dùng Lễ thời nào (Hạ,
Thương, Châu)? Đức Khổng Tử hỏi lại ta đang sống ở thời nào? Đệ tử đáp nhà Châu.
Đức Khổng Tử đáp vậy thì ta dùng Lễ nhà Châu. (Hàm ý rằng Lễ phải tùy vào thời
thế và nếp văn minh)
Nho giáo đưa Lễ vào Ngũ thường (05 điều thường
hằng): Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
Lễ đứng giữa để làm cầu nối cho các đức tính
còn lại.
3.3/- Xã hội Việt Nam.
Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn.
Nhà bác học Lê Quý Đôn tóm ý từ Luận Ngữ: Văn bác ước lễ nghĩa là Người có kiến
thức uyên bác tự ước thúc bằng quy tắc của lễ là thuận với đạo lý.
4/- Tạm dừng: Lễ thời văn minh nông nghiệp
(Sanh Lão Bịnh Tử) và thời văn minh tâm linh (Luân Chuyển Hóa Sanh) đều phải có
để làm nhiệm vụ của Lễ đối với cá nhân, tôn giáo và xã hội. Cái gốc của Lễ
không đổi nhưng phải tùy theo văn hóa, phong tục của địa phương mà thể hiện.
Thầy đã dạy rõ (không thể thờ Thầy vẫn phải truyền đạo) trong Pháp Chánh Truyền
Chú Giải chính là dạy sự kính trọng có thể bày biện ra (qua sự thờ phượng) và
sự kính trọng không thể bày biện ra (không thể lập nghi thờ).
Lễ nghi trong nền văn minh nông nghiệp khác;
thời văn minh công nghiệp lại khác; văn minh điện và điện tử lại khác. Vậy thì
Lễ trong nền văn minh tâm linh phải có những ý nghĩa phù hợp với nền văn minh
mới như đã trình bày phần trên: Văn minh tâm linh đồng nghĩa với những biểu
hiện thiêng liêng trong đời sống cá nhân và xã hội, cả sinh hoạt xã hội về vật
chất lẫn tinh thần; nên Đạo nâng những quan hệ thế tục lên thành đạo (Kinh Thế
Đạo) mà bước đầu tiên là phải có Lễ: Lễ Nhập Môn, Lễ Thượng Tượng, Lễ Cưới, Lễ
Tang... để hội nhập với phần thiêng liêng của Thầy.
Khi nền văn minh mới chưa có điều kiện giúp ích
được người Đạo trong việc an cư lạc nghiệp… thì chính người đạo càng phải có
bổn phận hiểu đúng giá trị của mình trước tài nguyên và môi trường nền văn minh
đang tồn tại để làm nhân chứng làm hạt nhân cho nền văn minh mới: xây dựng tinh
thần hòa bình chung sống để tạo ra xã hội tự do trong đạo đức, dân chủ có nhân
quyền.