TỔNG
QUÁT VỀ KHÓA HỌC GIÁO LÝ.
Tầm
nhìn & Công việc.
Đức Thái Thượng
Đạo Tổ dạy ngày 16 tháng 7 Giáp-Tuất (1934):
Hiền-hữu chỉ biết hành-động của người, mà chưa
biết đến Thiên-thơ của Đức Chí-Tôn. Có biết thạnh-suy, mà chưa chịu biết để
công-linh đào-tạo thời-thế, đặng dìu-dắt chúng sanh cho kịp buổi. (TNHT Q2).
Hiện nay
Hội Thánh Cao Đài bị giải thể, Tòa Thánh Tây Ninh bị chi phái 1997 chiếm dụng.
Người Đạo Cao-Đài tin vào nền chánh giáo của Đức Chí Tôn lúc nào cũng muốn làm
tỏ rạng chánh giáo chơn truyền.
Do vậy Khối
Nhơn Sanh và Cao Đài Today mở KHÓA LUẤN LUYỆN GIÁO LÝ CĂN BẢN là tạo môi trường
để cùng dìu-dắt nhau làm sáng tỏ chơn truyền của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ nói tắt
là Đạo Cao Đài do Đức Chí Tôn lập ra vào năm 1926 tại Chùa Gò Kén, làng Long
Thành tỉnh Tây Ninh, Đại Nam.
1/ Mục đích khóa học.
Cung cấp
một số kiến thức cơ bản về: lịch sử đạo, tổ chức tôn giáo, pháp luật đạo, lễ
nghi và thể pháp tôn giáo để hiệp đồng nhau trên đường lập công bồi đức.
2/-Đối tượng phục vụ:
Người đạo,
các tôn giáo bạn, các hiền nhân quân tử, người Lương muốn hiểu đúng về Đại Đạo
Tam Kỳ Phổ Độ (Đạo Cao Đài) do Đức Chí Tôn lập năm 1926.
3/- Phương pháp tiến hành:
Ban tổ chức
gởi bài soạn trước cho học viên phân tích, nghiên cứu và chuẩn bị trình bày.
Học viên chia nhóm và luân phiên thuyết trình là chính. Thảo luận bài nào xong
thì lập vi bằng kèm sau bài gởi và băng ghi âm. Ban tổ chức quan sát và giúp đở. Cháy giáo án là người đứng lớp phải chịu
trách nhiệm.
Phân bố
thời gian cho 60 phút.
Người đứng
lớp có 10 phút trình bày.
Sau đó các
thành viên nêu câu hỏi. Cần một ngân hàng câu hỏi nên hỏi càng nhiều càng tốt.
Một câu hỏi được trả lời trong 3 phút, sau khi trả lời nếu cần giải thích thêm
cho rõ ý thì được 01 phút. Nếu xin trước thì được 5 phút, chỉ được xin 01 lần trong
một buổi thảo luận. Người đứng lớp có 5 phút tóm lược buổi thảo luận và giới
thiệu cho buổi sau đó.
4/- Nội dung:
4.1/- Đạo
sử (Đại Đại Tam Kỳ Phổ Độ). 5 bài
4.2/- Tổ
chức tôn giáo, (Hành Chánh Đạo và Chánh Trị Đạo). 6 bài
4.3/ Pháp
luật tôn giáo (Pháp Chánh Truyền và Thiên Thơ). 6 bài
4.5/ Nghi
lễ cần thiết.
4.5/- Triết
lý, Nguyên lý và Thể pháp tôn giáo (8 bài)
5/- Mục tiêu cần đạt:
5.1/- Học
viên hiểu và trình bày được những điểm căn bản của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (xây
dựng một nền văn minh mới: Văn minh tâm linh còn gọi là Văn minh Cao Đài Giáo
hay Văn minh nhơn đạo). Hiểu đúng và làm đúng nhiệm vụ của mình.
5.2/- Có
khả năng nhận định được những kinh sách chính thống của Đạo và kinh sách mượn
danh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
6/- Tài liệu cơ bản:
6.1/- Thánh
Ngôn Hiệp Tuyển Q1 & Q2 (Thiên Thơ).
6.2/- Đạo
Sử Q1 & Q2.
6.3/- Kinh
Thiên Đạo và Thế Đạo.
6.4/- Pháp
Chánh Truyền Chú Giải.
6.5/- Tân
Luật, Đạo Luật.
6.6/- Luật
Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh.
6.7/- Các
kinh sách, công văn do Hội Thánh ban hành.
6.8/- Các
công trình kiến trúc (Thể pháp).
7/- Bản quyền và chịu trách nhiệm:
Hội Thánh
Cao Đài phổ biến và giử bản quyền các kinh sách ban hành để chịu trách nhiệm
nên chúng tôi cũng hành đạo y như cách của Hội Thánh đã làm. (1).
HẾT.
(1): Theo
sự hiểu của Ban biên soạn khi học các bài của Hội Thánh trong các Khóa Hạnh
Đường là thiên về sự giải thích cho người học hiểu sự cao quí của đạo để tự
giác, tự nguyện hướng thượng thì tự nhiên tránh được tội lỗi (mà không cần nhắc
tới hình phạt để răn đe). Nên các bài soạn của khóa học cũng thiên về hướng: Thầy
đến để ban thưởng là chính.
Thầy lập
giáo không giống bất cứ tôn giáo nào trước đây nên chúng tôi lấy chính lời Thầy
dạy về thể pháp hay bí pháp để tìm hiểu về đạo chứ không phải căn cứ vào Tam
Giáo để hiểu Đạo Cao Đài. Tam giáo dĩ nhiên là cần thiết nên Thầy mới lấy tinh
hoa (Xuân Thu, Phất Chủ, Bát Vu) để quy nguyên và đưa vào Đại-Đạo Tam-Kỳ
Phổ-Độ, nhưng phần chủ yếu vẫn là các lời Thầy và các Đấng dạy để xây dựng nền
văn minh mới. Nghĩa là tinh hoa như phần nổi của tảng băng, phần xây dựng nền
văn minh mới qua thể pháp là chính, nên các bài soạn cũng theo hướng mới của
Thầy là chính. Nhiệm vụ của khóa học là giới thiệu thời kỳ Càn khôn dĩ tận thức
nên Thầy đến dạy nhân loại xây dựng nền văn minh tâm linh.
Ban
biên soạn.